Các giai đoạn hình thành dư luận xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

Dư luận xã hội không phải là ý kiến của một người, mà là ý kiến của số đông người. Nhưng dư luận xã hội cũng không phải là tổng cộng các ý kiến phán xét, đánh giá của các cá nhân, mà là sự phán xét, đánh giá chung của đại đa số trong cộng đồng. Do đó, sự hình thành dư luận xã hội có tính quá trình.

Các nhà khoa học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân: trên cơ sở sự việc, sự kiện diễn

ra, cá nhân chứng kiến và hình thành quan niệm, ý kiến cá nhân. Sau đó, các cá nhân trao đổi thông tin, nảy sinh các cảm nghĩ, các ý kiến bước đầu.

Giai đoạn trao đổi thông tin qua giao tiếp: các cá nhân trao đổi, bàn

luận về các cảm nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận xã hội. Cơ sở cho quá trình thảo luận trong nhóm này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống giá trị chuẩn mực chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi của thành viên nhóm. Có thể nói, tại thời điểm này, ý thức cá nhân đã dần chuyển sang trạng thái ý thức xã hội. Đây là giai đoạn "xã hội hoá" ý kiến cá nhân.

Giai đoạn thống nhất ý kiến: thông qua trao đổi, tranh luận, các loại ý kiến khác nhau, các quan điểm khác nhau được thống nhất lại trên cơ sở những vấn đề cơ bản, hình thành sự phán xét đánh giá chung thỏa mãn đại đa số cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình này là lợi ích chung và hệ thống giá trị chuẩn mực chung cùng được các nhóm chia sẻ và thừa nhận.

Giai đoạn dư luận xã hội chính thức hình thành: từ sự phán xét đánh

giá chung đi tới lập trường hành động thống nhất, nêu ra những kiến nghị về hoạt động thực tiễn tuỳ từng vấn đề mà quá trình hình thành dư luận xã hội có thể diễn biến khác nhau trong điều kiện khác nhau. Nói chung khi vấn đề càng phức tạp thì ý kiến càng đa dạng, gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi trước khi đi đến thống nhất được ý kiến của đa số. Như vậy, dư luận xã hội hình thành qua sự bàn bạc, va chạm các ý kiến khác nhau, phán xét khác nhau, là sản phẩm của giao tiếp xã hội. Không có giao tiếp xã hội thì không có sự sáng tạo tập thể, không có sự phán xét đánh giá chung của đại đa số người trong cộng đồng.

Khi xem xét quá trình hình thành dư luận xã hội cần chú ý đến hai khía cạnh xuyên suốt các bước:

Thứ nhất, sự phân chia quá trình hình thành dư luận xã hội thành bốn

giai đoạn nêu trên không có nghĩa là mọi dư luận xã hội đều phải trải qua đủ bốn giai đoạn ấy. Thông thường việc tuân thủ cả bốn bước chỉ diễn ra khi đối tượng của dư luận xã hội là các sự kiện, hiện tượng, quá trình mới và phức tạp mà đa số người dân chưa có hoặc chưa chuẩn bị được thái độ, hành vi ứng xử phù hợp đối với thực tế cuộc sống. Trong trường hợp này dư luận xã hội có thể hình thành sau thời gian dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm hoặc lâu hơn. Dư luận xã hội đối với qui mô gia đình ít con, đối với việc bảo vệ môi trường là những ví dụ trong trường hợp này. Bên cạnh đó, có những luồng dư luận xã hội được hình thành rất nhanh chóng trước những biến cố đặc biệt của đời sống xã hội như tội phạm giết người, cướp của, các hành động xâm lược, phá hoại an ninh quốc gia. Trong trường hợp này, có thể thấy lợi ích căn bản, hệ thống giá trị, chuẩn mực, đạo đức luân lý của cộng đồng người bị xâm hại

nặng nền dẫn đến trạng thái phản ứng tức thời của người dân được hội tụ trong luồng dư luận xã hội phản đối hay đồng tình với các vấn đề nhất định. Ngay trong một loạt các hiện tượng cùng bản chất nhưng khác nhau về qui mô, mức độ thì cách nhìn nhận đánh giá của người dân cũng rất khác nhau. Việc xâm hại tài sản của nhà nước dưới các hình thức như tham ô, biển thủ công quỹ, trốn thuế hàng chục tỷ đồng sẽ nhận được sự phản kháng mạnh mẽ của dư luận xã hội, tuy nhiên việc sử dụng giờ làm việc vào các hoạt động cá nhân, nhóm, một cách sai qui tắc, hoặc việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm, hội nghị phô trương, lãng phí thì ít nhận được sự phản ứng đáng kể nào nếu như không nói là nhận được sự đồng tình, chia sẻ của một số nhóm xã hội có quyền lợi.

Thứ hai, việc duy trì sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề đang

diễn ra là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự hình thành dư luận xã hội. Trên thực tế, không phải sự kiện, hiện tượng, quá trình nào cũng tạo được các cuộc tranh luận của tất cả các nhóm trong xã hội cho dù đó là sự việc diễn ra có tác động mạnh mẽ đến lợi ích của họ. Sở dĩ như vậy là tình trạng thiếu vắng thông tin về sự vật và sự việc. Cá nhân hay nhóm, nếu không tiếp xúc với thông tin, sẽ không thể có bất kỳ một ý kiến chủ động nào. Ngược lại, trong quá trình thảo luận, có những cá nhân hay nhóm sẽ rút lui khỏi các cuộc tranh luận khi phát hiện rằng lợi ích mật thiết của họ không có quan hệ nhiều với các vấn đề đang diễn ra. Chính vì vậy, cần thiết có cách nhìn nhận và hoạt động thực tế nghiêm túc để đảm bảo cung cấp thông tin một cách rộng rãi đến đông đảo các tầng lợp nhân dân. Bên cạnh đó, để tạo được luồng dư luận tích cực nhằm ủng hộ các phong trào vận động xã hội thì điều kiện tiên quyết cần phải được đảm bảo đó là: Chuyển hoá những mối quan tâm mang tính chất nhóm, bộ phận trở thành mối quan tâm của đông đảo người dân, hay nói một cách khác, phải có công tác tuyên truyền, vận động đến với đông đảo người dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)