Liên kết ngang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 90)

Các quan hệ liên kết ngang giữa các tác nhân cùng nhóm nhưng chưa thật sự rỏ nét. Giữa các tác nhân cùng nhóm có mối liên kết nhưng khá lỏng lẻo. Liên kết trong sản xuất chủ yếu là các hình thức thông qua đoàn thể Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ,… chỉ dừng ở việc hình thành THT, còn HTX chưa được thành lập. Liên kết giữa các TL, VN, LS chưa được hình thành vì tình trạng cạnh tranh trong thu mua vẫn diễn ra gay gắt, có thể phá giá lẫn nhau. Các hoạt động về giá, phân loại, chất lượng chưa được thống nhất, chưa khuyến khích người trồng áp dụng mô hình canh tác theo

75

Bảng 3.29 Quan hệ liên kết - chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp Stt Liên kết giữa

các tác nhân Dạng liên kết chặt chẽ Mức độ tác nhân quyết địnhPhân bổ quyền lực:

1 NH - TL

Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới +++ + TL

2 NH - LS Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới ++ + LS

3 NH - VN Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới ++ + VN

4 NH – Chợ TT Quan hệ thời điểmQuan hệ mạng lưới + + Chợ TT

5 TL - LS Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới ++ ++ LS

6 TL – VN Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới ++ ++ VN

7 TL – Chợ TT Quan hệ thời điểmQuan hệ mạng lưới + + Chợ TT

8 TL – Chợ NT Quan hệ thời điểmQuan hệ mạng lưới ++ + Chợ NT

9 VN – DN XK Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới +++ ++ DN XK

10 VN – Chợ NT Quan hệ thời điểmQuan hệ mạng lưới + + Chợ NT

11 VN – Chợ TT Quan hệ thời điểmQuan hệ mạng lưới ++ + Chợ TT

12 LS – DN XK

Quan hệ thời điểm

Quan hệ mạng lưới +++ +++ DN XK

13 DN XK–ChợNT Quan hệ thời điểmQuan hệ mạng lưới ++ ++ DN XK

Ghi chú: + liên kết lỏng lẻo; ++ liên kết chặt; +++ liên kết rất chặt Nguồn: Kết quả khảo sát – 2015

76

3.3 Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp 3.3.1 Những kết quả đạt được

Kết quả đóng góp của toàn bộ các kênh tiêu thụ trái nhãn tiêu da bò là hết sức quan trọng cho nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp, góp phần vào GDP của cả nước. Về khía cạnh tài chính, ngành hàng này đã tạo ra doanh thu là 2.710 tỷ đồng, chi phí trung gian

là 2.028,8 tỷ đồng, giá trị gia tăng là 681,6 tỷ đồng, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia chuỗi là 116 tỷ đồng. Trong đó, xã hội thụ hưởng dước các hình thức tiền lương, tiền công trực tiếp, gián tiếp là 338,5 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về khía cạnh hiệu quả kinh tế, chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò có năng lực cạnh tranh là khá tốt. Chỉ số P/IC>>1 và là khá cao, thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực tại địa phương như đất đai, lao động và vốn, chỉ số VA/IC, NPr/IC khá cao thể hiện hiệu quả đầu tư. 1 đồng đầu tư chi phí trung gian sẽ đem lại hiệu quả 0,34 đồng về giá trị gia tăng cho xã hội.

Về khía cạnh lao động và việc làm thì đây là ngành hàng thâm dụng lao động lớn, chưa đòi hỏi trình độ tay nghề cao ở các công đoạn trồng, chăm sóc, thu gom và vận chuyển. Hầu hết lao động là người địa phương có thu nhập thấp, có thể khẳng định vai trò rất lớn đối với việc tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương nhằm kéo tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương xuống thấp.

Stt Khoản mục

Tác nhân P IC VA L NPr P/IC VA/IC NPr/IC NPr/P

1 NH 549,3 156,4 392,9 257,7 54,0 3,51 2,51 0,35 9,8% 2 TL 534,1 491,0 43,1 11,6 15,9 1,09 0,09 0,03 3,0% 3 LS 58,5 47,7 10,9 3,1 2,3 1,23 0,23 0,05 3,9% 4 VN 438,2 391,2 47,1 30,1 2,5 1,12 0,12 0,01 0,6% 5 DN XK 522,5 397,7 124,9 20,4 24,5 1,31 0,31 0,06 4,7% 6 Chợ TT 36,0 31,9 4,1 1,5 0,6 1,13 0,13 0,02 1,8% 7 Chợ NT 571,7 513,1 58,7 14,2 16,2 1,11 0,11 0,03 2,8% 2.710,4 2.028,8 681,6 338,5 116,0 1,34 0,34 0,06 4,3%

Bảng 3.30 Hoạch toán của từng tác nhân - chuỗi giá trị

77

3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1 Đối với sản xuất, sơ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm

- Quy mô sản xuất còn nhỏ, manh mún, diện tích canh tác dưới 1ha chiếm đến 62% tổng mẫu khảo sát, diện tích canh tác bình quân cho NH là 0,65ha/hộ.

- Việc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng còn hạn chế, hơn 65% diện tích chưa áp dụng ViệtGAP, GlobalGAP…Thiếu hẳn vai trò liên kết cùng hỗ trợ nhau và áp

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Sản phẩm trái nhãn chưa phong phú để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện tại, chỉ cung ứng ra thị trường 2 sản phẩm là sảnphẩm trái nhãn tươi và nhãn sấy.

- Tổ chức bộ máy để hỗ trợ cho sản xuất, phát triển sản phẩm, xuất khẩu cũng như việc hỗ trợ nâng liên kết trong chuỗi trái nhãn chưa được đầu tư và hoạt động hiệu quả, cũng như mong đợi, nên rất khó khăn nhân rộng mô hình các THT/HTX sản xuất theo hướng VietGAP và GlobalGAP.

- Thiếu các cơ sở phục vụ ngay sau khi thu hoạch: Hệ thống kho lạnh, sơ chế biến, bảo quản tại chổ so với nhu cầu, khiến việc vận chuyển đi xa làm ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu, cũng như tiêu thụ trong nướv. Hiện tại tỷ lệ hao hụt này 25% tổng lượng sản xuất là khá cao.

3.3.2.2 Đối với lưu thông, phân phối và tiêu thụsản phẩm

- Hệ thống thông tin thị trường còn chưa phát triển. Phần lớn dựa vào thông tin về giá từ TL chiếm đến 63,1%, NH bán sảnphẩm trước là 57% và định giá bán thường do TL quyết định đến 71%, hai bên thỏa thuận chỉ là 21,7%.

- Thị trường tiêu thụ nước ngoài còn quá lệ thuộc vào Trung Quốc chiếm đến gần 85% sản lượng, xuất sang Mỹ rất ít khoảng 1%.

- DN XK chưa nhiều, rất ít và chưa khẳng định là doanh nghiệp đầu tàu trong chuỗi ngành hàng. Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng cùng lúc và trái nhãn chiếm khoảng dưới 15% tổng lượng xuất khẩu.

78

- Các hình thức liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi hầu như chưa phát triển mạnh và chưa hệ thống. DN XK chưa thật sự có liên kết với NH, TL và các tác nhân khác như VN, LS còn khá lỏng lẽo.

- Hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu còn thiếu và yếu. Xuất khẩu chủ yếu bằng tiểu ngạch, thường ứ đọng tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc diễn ra khá phổ biến.

- THT/HTX chưa phát triển, đóng vai trò của pháp nhân tham gia ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Một số kênh lưu thông, phân phối chưa hiệu quả, tại một số khâu có mức lợi nhuận âm, đây lànhững“nút thắt cổ chai” cần được loạibỏ.

79

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từkết quả khảo sát thu nhận được, kết hợp với phân tích kinh tế qua các số liệu về hoạch toán chi phí, lợi nhuận và giá trị gia tăng, phân phối lợi ích cho toàn chuỗi. Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp. Tiến hành đánh giá quản trị chuỗi, sự tham gia vận hành chuỗi từ những liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác

nhân tham gia.

Với việc đánh giá lợi thế so sánh thông qua chỉ số kinh tế như P/IC, VA/IC của ngành hàng trái nhãn tiêu da bò, cho thấy mức độ thâm dụng lao động, sử dụng tài nguyên đất đai, lao động và vốn, ít phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, với chỉ số P/IC ở mức 3,5 là mức khá trong ngành hàng nông sản của tỉnh Đồng Tháp, thể hiện được mức độ thu nhập của NH trên một đơn vị diện tích ở mức cao.

Đóng góp về khía cạnh kinh tế, tổng doanh thu là 2.710 tỷ đồng, lợi nhuận 116 tỷ đồng, giá trị gia tăng là 685 tỷ đồng. Sản lượng sản xuất là 28.889 tấn. Sản lượng tiêu thụ là: 21.588 tấn trái, trong đó, nội địa là 16.222 tấn, xuất khẩu là 5.365 tấn, hao hụt là 25%, tương đương 7.302 tấn trái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, việc phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia chuỗi chưa đồng đều so với việc đầu tư chi phí đã bỏ ra, cũng như giá trị gia tăng được tạo ra tại mỗi tác

nhân tham gia.

Tất cả những điều đó chính là nền tảng cho những chiến lược, giải pháp ưu tiên sẽ được đề xuất ở chương 4, trên cơ sở kết hợp phân tích SWOT và định hướng giải pháp phát triển trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - Đồng Tháp giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.

80

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ– ĐỒNG THÁP

Trên cơ sở phân tích thực tế từ chương 3, chương này là những đề xuất chiến lược cùng các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp.

4.1 Định hướng phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò –Đồng Tháp.

Căn cứ vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn 2030, trong thời gian tới, việc phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò nói

riêng, ngành nông sản của tỉnh Đồng Tháp nói chung, cần được triển khai dựa trên những định hướng sau đây:

Mục tiêu:

Phát triển ngành hàng nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp thành ngành hàng nằm trong nhóm ngành hàng chiến lực của tỉnh theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao. Cải tiến tổ chức và tăng quy mô sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn kỹ thuật vững bền, đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, nâng cao chất lượng, khả năng tiếp thị và xây dựng thương hiệu của trái nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp ở trong nước và thế giới.

Định hướng thị trường:

Ưu tiên các thị trường đã nhập khẩu trái nhãn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. Nghiên cứu kỹ các thị trường Châu Âu và Mỹ để tìm các phân khúc phù hợp cho trái nhãn Đồng Tháp, đặc biệt là phân khúc khách hàng là ngoại kiều Châu Á. Tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu kênh phân phối, tìm đối tác kinh doanh.

Trong nước, hình thành chương trình giới thiệu sản phẩm (tham gia hội chợ, biên soạn tài liệu quảng bá, giới thiệu, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Cải tiến phương thức, kỹ thuật sơ chế, bao gói và vận chuyển, tạo đột phá trong việc giảm mạnh hao hụt quá cao hiện nay.

81

Phát triển vùng chuyên canh:

Phát triển vùng chuyên canh, định hướng chuyển đổi giốngchất lượng caođịnh hướng thị trường tiêu thụ với quy trình canh tác tiến bộ. Ứng dụng công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, hướng tới tăng tỷ trọng nhãn đạt chứng nhận chất lượng (VietGAP, GlobalGAP, có chiếu xạ, HACCP, ISO 14000, BRC,…)

Đổi mới kinh tế hợp tác sản xuất – kinh doanh

Hướng liên kết theo chiều dọc của chuỗi, tạo điều kiện ổn định vùng cung nguyên liệu, khả năng thu gom vận chuyển hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm sơ, chế biến từ trái nhãn, hướng tới chủ động trong kinh doanh, bán sản phẩm tại thị trường trong nước và ký hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh, tăng cường khả năng dự báo, tiếp cận thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và liên kết các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu.

4.2 Phân tích ma trận SWOT - chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp

Từ các kết quả khảo sát định tính và định lượng, so sánh đốichiếu các kết quả nghiên cứu với các nguồn thông tin khác, các đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành hàng nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp được nhận định như

sau: (Phụ lục 17)

4.2.1 Phân tích Điểm mạnh

Sản xuất

- Mức độ chuyên canh cây nhãn tiêu da bò tập trung cao với diện tích 3.776ha,

cho phép tập trung thực hiện các chính sách đầu tư phát triển hiệu quả, có điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng phù hợp với năng suất và chất lượng cao.

- Đồng Tháp có những định hướng phát triểntái cơ cấu ngành nông nghiệp, các hệ thống chính sách hỗ trợ sẽ được tiếp tục ban hành.

- Hoạt động tích cực của cơ quan khuyến nông, cơ quan xúc tiến thương mại tạo ra sự hỗ trợ tích cực cho các tác nhân trong chuỗi, giúp nhận thức và thúc đẩy hoạt độnghỗ trợ sản xuấtgắn kết với sự phát triển đang được thực hiện.

- Với truyền thống canh tác lâu năm, người trồng nhãn giàu kinh nghiệm là thuận lợi cho việc truyền đạt, học hỏi kinh nghiệm giữa các tác nhân, có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thâm canhhóa sản xuất để tăng năng suất và chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

82

- Đồng Tháp hiện đang xúc tiến tìm kiếm và lai ghép giống có năng suất và chất lượng cao, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, ngành nông nghiệp hỗ trợ về khoa học công nghệ tạo ra năng suất cao.

Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm

Nhu cầu của thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu đang hứa hẹn như Mỹ, Châu Âu bên cạnh thị trường truyền thống xuất khẩu như Trung Quốc, vị thế cho sản phẩm là rất cao. Đặc biệt là sự gắn kết với thị trường nội tỉnh và thịtrường tiêu thụ tại

TP HCM.

Nhân lực:

Nguồn nhân lực của tỉnh có số lượng lớn, có kinh nghiệm, chi phí nhân công tương đối rẻ so với mặt bằng giá lao động hiện tại.

4.2.2 Phân tích Điểm yếu

Sản xuất

- Trái nhãn tiêu da bò nói riêng và ngành hàng trái nhãn nói chung đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước cho các dự án phát triển ngành. Chiến lược phát triển toàn diện về ngành nông nghiệp nói chung và cho trái trái nhãn tiêu da bò đang trong bước đầu tiến hành nên chưa thực sự mang lại hiệu quả và sự hưởng ứng từ các tác

nhân.

- Cây nhãn cũng phải cạnh tranh rất nhiều với nhiều loại hình trồng trọt khác và

cây nhãn các tỉnh, thành khác. Nhất là thời gian gần đây, đứng trước sự bấp bênh của giá, dịch bệnh chổi rồng và lợi ích trước mắt, diện tích canh tác toàn tỉnh có hướng không tăng và khả năng mở rộng quy mô canh tác là rất thấp.

- Thói quen trồng dày cũng có thể hạn chế tiềm năng năng suất và rút ngắn chu kỳ khai thác kinh doanh hiệu quả.

- Trước kia, người dân có thói quen mua cây giống giá rẻ, trôi nổi, áp dụng tiến bộ khoa học về giống chậm cũng phần nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chưa đồng đều ở thời điểm hiện tại

Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm

- Các tác nhân trong toàn chuỗi chưa quan tâm đến đầu tư chất lượng đồng bộ hay tạo ra thêm giá trị gia tăng cho chuỗi bằng những sản phẩm phụ hay sự liên kết, rút ngắn công đoạn để giảm bớt chi phí.

83

- Thời gian bảo quản trái nhãn tiêu da bò trong điều kiện tự nhiên khá ngắn.

- Các sản phẩm từ trái nhãn tiêu da bò chưa được đa dạng hóa phù hợp với những phân khúc thị trường nhằm nâng cao giá trị kinh tế ngành hàng này.

- Việc phát triển các sản phẩm phụ làm tăng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Kênh siêu thị chưa được khai thác, quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 90)