Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 41)

2.7.1 Số liệu nghiên cứu

Số liệu thứ cấp: Các báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như những sản phẩm giá trị gia tăng của chúng được tạo ra ở tỉnh Đồng

Tháp. Những chương trình, dự án hỗ trợ ngành hàng nông nghiệp của tỉnh nói chung và đối với các sản phẩm này nói riêng. Những nghiên cứu có liên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau.

Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng bằng bảng câu hỏi cấu trúc. Tham khảo ý kiến, phỏng vấn

chuyên gia/nhà quản lý có am hiểu về các ngành hàng này ở địa phương (Phụ lục 1).

2.7.2 Cơ cấu mẫu điều tra

- Các tác nhân tham gia vào chuỗi

Sẽ tiến hành phỏng vấn các nhà sản xuất (hộ gia đình nông dân), thương lái thu gom, vựa nhãn đầu mối, cơ sở chế biến (lò sấy), doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trái nhãn ít nhất một năm, đến kênh phân phối tiêu dùng bao gồm Người Bán lẻ ở Chợ đầu mối trong tỉnh Đồng Tháp, Người bán lẻ ở Chợ đầu mối ngoài tỉnh Đồng

26

Ngoài ra còn phỏng vấn sơ bộ, tham khảo ý kiến thêm một số Nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, cây giống), một số đơn vị/cá nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị như cán bộ của ngành NN&PTNT, Sở Công thương,

Ngân hàng NN&PTNT… và các cơ quan có liên quan(Phụ lục 1).

- Phương pháp chọn mẫu

Quan sát mẫu chọn bằng phương pháp thuận tiện tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố. Tiêu chí chọn xã, huyện đại diện dựa vào tiêu chí diện tích, sản lượng và vùng sinh thái khác nhau (Phụ lục 12 – Phân bố mẫu - địa bàn khảo sát từng xã, phường, thị trấn trong huyện, thị, thành phố).

1. Đối với tác nhân là Nông hộ

Cở sở để phân bố mẫu và lấy mẫu sẽ thực hiện theo phụ lục 2 về tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cụ thể từng xã, thị trấn trong các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, đề tài thực hiện với lấy mẫu đối với 2 đối tượng là NH đang

canh tác – sản xuất kinh doanh và NH trồng mới nhằm tính khấu hao đưa vào chi phí sản xuất. Số lượng mẫu được lấy như sau:

Nông hộ sản xuất

+ Đối tượng hộ gia đình/người trồng nhãn

+ Khung mẫu: hộ trồng nhãn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

+ Phương pháp điều tra chọn mẫu: theo hai tiêu chí diện tích và sản lượng và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu định mức theo tỷ lệ kết hợp vớichọn mẫu thuận tiện.

+ Xác định cở mẫu: 22

x S n

= với (n: cở mẫu, S: độ lệch chuẩn, ∂RxR:sai số chuẩn)

Sai số mong muốn=Z*Sai số chuẩn => Sai số chuẩn=sai số mong muốn/Z Quyết định mức độ tin cậy ớ mức 0.05 => z=1.96

Quyết định sai số đo lường mong muốn:1.25 tấn/ha Cỡ mẫu = 6,835P 2 P /(1,25/1,96)P 2 P =114 (ha) ≈ 155 (hộ) (0,74ha/hộ)

27

Nông hộ trồng mới

Do vấn đề thời gian và kinh phí, việc lấy mẫu thực hiện theo nguyên tắc tỷ lệ phần trăm đang được áp dụng tại tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua là 1-5% diện tích hay số hộ canh tác. Đề tài đã quyết định lấy mẫu ở mức trung bình trong những năm qua là 2,5% tổng diện tích trồng mới toàn tỉnh Đồng Tháp.

Số mẫu (hộ) = 2,5%*diện tích trồng mới*diện tích canh tác/hộ

= 2,5%*590ha*0,74ha/hộ

≈ 20 (hộ)

2. Đối với tác nhân Thương lái

Đề tài chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu trên cơ sở danh sách các TL đang hoạt động tương đối ổn định tại địa phương và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát NH, để chọn mẫu TL có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân phối khác nhau, để tiến hành phỏng vấn: 12/26 thương lái.

3. Đối với tác nhân là Vựa nhãn

Đề tài chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu trên cơ sở danh sách các VN đang hoạt động tương đối ổn định tại địa phương và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát NH, TL, để chọn mẫu VN có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân phối khác nhau để tiến hành phỏng vấn: 9/18 Vựa nhãn, trong đó, 5 Vựa Nhãn tại Châu Thành, 3 Vựa Nhãn tại huyện Cao Lãnh, 1 tại huyện Lai Vung.

4. Đối với tác nhân là Lò sấy

Đề tài chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu trên cơ sở danh sách các LS đang hoạt động tương đối ổn định tại địa phương và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát NH, TL để chọn mẫu LS có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân

phối khác nhau để tiến hành phỏng vấn: 4/7 Lò sấy, trong đó, 3 Lò sấy tại Châu Thành, 1 tại huyện Cao Lãnh.

5. Đối với tác nhân là Doanh nghiệpXuất khẩu trái cây

Sẽ tiến hành khảo sát 02 DN XK trong ngành đang hoạt động ổn định và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát VN, LS để chọn mẫu DN XK có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân phối khác nhau qua chuỗi.

28

6. Đối với người bán lẻ tại chợ đầu mối trong tỉnh Đồng Tháp

Dựa vào đánh giá sơ bộ tỷ trọng sản lượng đi qua từng tác nhân, đề tài chọn chợ đầu mối có mức tiêu thụ sản lượng cao để tiến hành khảo sát. Chọn khảo sát 6 tiểu thương: 2 Bán lẻ tại Chợ Cái Tàu Hạ và 2 tại Chợ Tp Sa Đéc, 2 tại chợ TP Cao Lãnh Đồng Tháp.

7. Đối với người bán lẻ chợ đầu mối ngoài tỉnh Đồng Tháp

Dựa vào đánh giá sơ bộ tỷ trọng sản lượng đi qua từng tác nhân, đề tài chọn chợ đầu mối có mức tiêu thụ sản lượng cao để tiến hành khảo sát. Chọn khảo sát 6 tiểu thương,Chợ Cầu Muối – TP HCM (3) và chợ Cái Răng – TP Cần Thơ (3).

- Thời gian tiến hành khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát trong thời gian 3 tháng, chia làm 2 đợt trước và sau Tết Nguyên đán, đợt 1: từ ngày 21/01/2015 đến 9/02/2015 (7/12 – 27/12 âm lịch) và đợt khoảng thời gian từ ngày 22/02 – 22/4/2015 (10/1 – 04/3 âm lịch).

Bảng 2.2 Cỡ mẫu và quan sát mẫutừng tác nhân địa bàn Huyện, thị, thành Đơn vị Huyện, thị, thành phố NH Sản Xuất NH trồng mới Thương Lái Vựa Nhãn Sấy 1. Huyện Châu Thành 106 9 7 5 3 2. Huyện Cao Lãnh 32 5 3 3 1 3. Huyện Lấp Vò 8 2 1

4. Huyện Lai Vung 5 2 1 1

5. TP Sa Đéc 4 2

Tổng cộng: 155 20 12 9 4

Tổng số lượng mẫu khảo sát các tác nhân, phỏng vấn chuyên gia thực hiện đề tài được tổng hợp tại Bảng 2.3

29

Bảng 2.3 Tổng quan sát mẫu, phỏng vấn

Stt Đối tượngquan sát, phỏng vấn Số lượng

1 Chuyên gia 18 2 Nông Hộ trồng mới 20 3 Nông Hộ sản xuất 155 4 Thương Lái 12 5 Vựa Nhãn 9 6 Lò Sấy 4

7 Người Bán lẻ tại chợ đầu mối trong Tỉnh 6

8 Người Bán lẻ tại chợ đầu mối ngoài tỉnh 6

9 Doanh nghiệp Xuất khẩu trái cây 2

Tổng cộng(đơn vị mẫu khảo sát, phỏng vấn): 232

2.8 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Mô hình phân tích SWOT để đưa ra chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm

nhãn tiêu da bò được thể hiện ở bảng sau đây :

Bảng 2.4 Mô hình phân tích SWOT

CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)

ĐIỂM MẠNH (S)

SO: Giải pháp công kích (Nhóm giải pháp này tận dụng điểm mạnh để đeo đuổi

cơ hội)

ST: Giải pháp thích ứng (Nhóm giải pháp này tận dụng điểm mạnh để hạn chế những đe dọa

có thể xảy ra)

ĐIỂM YẾU (W)

WO: Giải pháp điều chỉnh (Nhóm giải pháp này tận dụng cơ hội để khắc phục

điểm yếu).

WT: Giải pháp phòng thủ (Nhóm giải pháp này đưa ra các

hoạt động chủ động khắc phục điểm yếu và hạn chế những rủi

ro có thể xảy ra)

Phân tích ma trận SWOT được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiêncứu bao gồm điểm mạnh, điểm

30

yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ ngành hàng, là cơ sở đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị.

2.9 Phương pháp phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh

Phân tích lợi thế sosánh và khả năng cạnh tranh bằng hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) thường được sử dụng để đánh giá lợi thế của một số ngành hàng

trong nông nghiệp. Hệ số chi phí nguồn lực DRC là tỷ số giữa chi phí nguồn lực được sử dụng đầu vào sản xuất không thể trao đổi được với thị trường quốc tế tính theo giá xã hội để sản xuất ra sản phẩm và ngoại tệ thu được hoặc tiết kiệm được khi sản xuất sản phẩm này thay thế nhập khẩu.

DRC phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Nếu DRC càng cao thì ngành hàng đó càng cần nhiều tài nguyên để sản xuất ra 1 đơn vị giá trị gia tăng, và do đó, càng không có lợi và không có tính cạnh

tranh.

Với việc phân tích chuỗi giá trị ngành hàng trái nhãn tiêu da bò –Đồng Tháp, đề tài sẽ tập trung vào phân tích lợi thế so sánh từ các chỉ số P/IC, VA/IC và NPr/IC do sản phẩm chủ yếu sử dụng nguồn lực nội tại của tỉnh Đồng Tháp như: đất đai, lao động, vốn, ít lệ thuộc vào nguồn lực bên ngoài.

2.10 Các bước cụ thể thực hiện

Qua nghiên cứu tài liệu tham khảo và các đề tàinghiên cứu có liên quan, cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị, để phù hợp với tình hình thực tế, đề tài thực hiện các bước đi cụ thể như sau:

Bước 1: Tiến hành phỏng vấn tham khảo ý kiến chuyên gia, nhằm tìm hiểu và phác họa sơ đồ, bản chất chuỗi. Xây dựng bảng câu hỏi cho từng tác nhân của chuỗi, tiến hành điều tra khảo sát sơ bộ, củng cố và xây dựng bản câu hỏi chính thức, tiến hành khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu.

31

Bước 2:Sơ đồ hóa chuỗi giá trị, lượng hóa các tác nhân tham gia chuỗi.

Bước 3: Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi về phương thức hoạt động; thị trường đầu vào; thị trường đầu ra; chi phí và cơ cấu chi phí; giá bán, doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng; vai trò của các tác nhân…

Bước 4: Phân tích các tác nhân tham gia thúc đẩy, hỗ trợ chuỗi

Bước 5:Phân tích các Quan hệ liên kết

Bước 6:Phân tích hiệu quả tài chính và phân phối lợi ích

Bước 7: Phân tích SWOT

Bước 8: Đề xuất các giải pháp ứng với tình hình thực tế của chuỗi giá trị

32

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua chương 2, chúng ta có thể hiểu hơn về chuỗi giá trị, sự cần thiết phải phân tích chuỗi giá trị. Việc sơ đồ hóa chuỗi giá trị là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu và cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi, mô tả các liên kết chuỗi giá trị. Tiếp đến, việc lượng hóa và mô tả chi tiết, cũng như phân tích quản trị và phân tích khả năng nâng cấp chuỗi giá trị cần được quan tâm thực hiện.

Để làm cơ sở cho nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị, người ta thường đề cập đến phương pháp tiếp cận, trong đó, phương pháp tiếp cận ngành hàng (CCA) thường được áp dụng phân tích chuỗi giá trị vì nó cho phép việc đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng. Bên cạnh việc phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh toàn ngành.

Trong quá trình thu thập thông tin làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu,đề tài thực hiện phương pháp chọn mẫu, khảo sát mẫu đối với các tác nhân tham gia vận hành chuỗi bằng bảng câu hỏi. Bên cạnh việc tiến hành phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn tác nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi.

Phương pháp phân tích thường dùng trong phân tích chuỗi giá trị ngành hàng là: phương pháp phân tích định tính và phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích lợi ích chi phí; phương pháp phân tích ma trận SWOT là cơ sở để đề ra giải pháp phát triển, nâng cấp chuỗi. Bên cạnh, việc sử dụng phân tích lợi thế so sánh và

khả năng cạnh tranh bằng hệ số chi phí nguồn lực để đánh giá lợi thế của ngàng hàng trong nông nghiệp.

33

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 Tổng quan về ngành hàng nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp

Giới thiệu về điều kiện tự nhiên Đồng Tháp

Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam. DT tự nhiên của tỉnh là 3.374,08kmP

2

P

, chiếm 8,17% diện tích vùng. Phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng – Campuchia, đường biên giới dài 48,7 km. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Toàn tỉnh được thành 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP Cao Lãnh, TP Sađéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai

Vung và Châu Thành.

Địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền, trong 2 phần của vùng sinh thái chính của ĐBSCL: Vùng Đồng Tháp mười và vùng giữa sôngTiền và sông Hậu. Điều này gây bất lợi về phát triển giao thông đường bộ, chi phí vận chuyển cao, khó thu hút đầu tư vào lĩnh vực công thương nghiệp, thêm vào đó tỉnh không có nhiều khoáng, năng lượng và tay nghề lao động thấp nên bất lợi cho phát triển công nghiệp.

Nhờ lợi thế vào vị trí nằm sát sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam – Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông thủy và là kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam á và là cửa ngỏ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thực trạng lao động và việc làm nông thôn

Dân số và lao động của Đồng Tháp phân bố không đều, các huyện phía Nam như: Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh có mật độ dân số tương đối cao, việc đa dạng hóa sinh kế cho nông nghiệp đang được hướng đến. Tuy nhiên, xu hướng đẩy lao động tương đối mạnh trung bình gần 5.000lao động/năm trong giai đoạn 2007-

2011, nhưng khả năng tạo việc làm mới của công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Trong khi đó, lao động ở lại khu vực nông nghiệp tiếp tục có trình độ, kỹ năng và tay

34

nghề thấp, lớn tuổi, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm. Tình trạng cơ giới hóa đang phát triển và cơ giới hóa từng phần, từng khâu từng bước làm giảm áp lực lao động mùa vụ nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn diễn ra khá gây gắt.

Giới thiệu về ngành nông nghiệp Đồng Tháp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, năm 2012, đạt 14.211 tỷ đồng, chiếm 36% GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức cao nhất mức 15,1% năm 2005, giảm còn 7,0% năm 2008, còn 4,6% năm 2010, năm 2013 đạt 12.923 tỷ đồng (giá 1994). Trong đó, trồng trọt là ngành đóng vai trò quan trọng nhất, với các cây trồng chính là lúa, cây ăn trái, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)