Căn cứ vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn 2030, trong thời gian tới, việc phát triển chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò nói
riêng, ngành nông sản của tỉnh Đồng Tháp nói chung, cần được triển khai dựa trên những định hướng sau đây:
Mục tiêu:
Phát triển ngành hàng nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp thành ngành hàng nằm trong nhóm ngành hàng chiến lực của tỉnh theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao. Cải tiến tổ chức và tăng quy mô sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn GAP và các tiêu chuẩn kỹ thuật vững bền, đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, nâng cao chất lượng, khả năng tiếp thị và xây dựng thương hiệu của trái nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp ở trong nước và thế giới.
Định hướng thị trường:
Ưu tiên các thị trường đã nhập khẩu trái nhãn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. Nghiên cứu kỹ các thị trường Châu Âu và Mỹ để tìm các phân khúc phù hợp cho trái nhãn Đồng Tháp, đặc biệt là phân khúc khách hàng là ngoại kiều Châu Á. Tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu kênh phân phối, tìm đối tác kinh doanh.
Trong nước, hình thành chương trình giới thiệu sản phẩm (tham gia hội chợ, biên soạn tài liệu quảng bá, giới thiệu, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Cải tiến phương thức, kỹ thuật sơ chế, bao gói và vận chuyển, tạo đột phá trong việc giảm mạnh hao hụt quá cao hiện nay.
81
Phát triển vùng chuyên canh:
Phát triển vùng chuyên canh, định hướng chuyển đổi giốngchất lượng caođịnh hướng thị trường tiêu thụ với quy trình canh tác tiến bộ. Ứng dụng công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, hướng tới tăng tỷ trọng nhãn đạt chứng nhận chất lượng (VietGAP, GlobalGAP, có chiếu xạ, HACCP, ISO 14000, BRC,…)
Đổi mới kinh tế hợp tác sản xuất – kinh doanh
Hướng liên kết theo chiều dọc của chuỗi, tạo điều kiện ổn định vùng cung nguyên liệu, khả năng thu gom vận chuyển hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm sơ, chế biến từ trái nhãn, hướng tới chủ động trong kinh doanh, bán sản phẩm tại thị trường trong nước và ký hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh, tăng cường khả năng dự báo, tiếp cận thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và liên kết các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu.
4.2 Phân tích ma trận SWOT - chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp
Từ các kết quả khảo sát định tính và định lượng, so sánh đốichiếu các kết quả nghiên cứu với các nguồn thông tin khác, các đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành hàng nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp được nhận định như
sau: (Phụ lục 17)
4.2.1 Phân tích Điểm mạnh
Sản xuất
- Mức độ chuyên canh cây nhãn tiêu da bò tập trung cao với diện tích 3.776ha,
cho phép tập trung thực hiện các chính sách đầu tư phát triển hiệu quả, có điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng phù hợp với năng suất và chất lượng cao.
- Đồng Tháp có những định hướng phát triểntái cơ cấu ngành nông nghiệp, các hệ thống chính sách hỗ trợ sẽ được tiếp tục ban hành.
- Hoạt động tích cực của cơ quan khuyến nông, cơ quan xúc tiến thương mại tạo ra sự hỗ trợ tích cực cho các tác nhân trong chuỗi, giúp nhận thức và thúc đẩy hoạt độnghỗ trợ sản xuấtgắn kết với sự phát triển đang được thực hiện.
- Với truyền thống canh tác lâu năm, người trồng nhãn giàu kinh nghiệm là thuận lợi cho việc truyền đạt, học hỏi kinh nghiệm giữa các tác nhân, có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thâm canhhóa sản xuất để tăng năng suất và chất lượng.
82
- Đồng Tháp hiện đang xúc tiến tìm kiếm và lai ghép giống có năng suất và chất lượng cao, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, ngành nông nghiệp hỗ trợ về khoa học công nghệ tạo ra năng suất cao.
Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm
Nhu cầu của thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu đang hứa hẹn như Mỹ, Châu Âu bên cạnh thị trường truyền thống xuất khẩu như Trung Quốc, vị thế cho sản phẩm là rất cao. Đặc biệt là sự gắn kết với thị trường nội tỉnh và thịtrường tiêu thụ tại
TP HCM.
Nhân lực:
Nguồn nhân lực của tỉnh có số lượng lớn, có kinh nghiệm, chi phí nhân công tương đối rẻ so với mặt bằng giá lao động hiện tại.
4.2.2 Phân tích Điểm yếu
Sản xuất
- Trái nhãn tiêu da bò nói riêng và ngành hàng trái nhãn nói chung đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước cho các dự án phát triển ngành. Chiến lược phát triển toàn diện về ngành nông nghiệp nói chung và cho trái trái nhãn tiêu da bò đang trong bước đầu tiến hành nên chưa thực sự mang lại hiệu quả và sự hưởng ứng từ các tác
nhân.
- Cây nhãn cũng phải cạnh tranh rất nhiều với nhiều loại hình trồng trọt khác và
cây nhãn các tỉnh, thành khác. Nhất là thời gian gần đây, đứng trước sự bấp bênh của giá, dịch bệnh chổi rồng và lợi ích trước mắt, diện tích canh tác toàn tỉnh có hướng không tăng và khả năng mở rộng quy mô canh tác là rất thấp.
- Thói quen trồng dày cũng có thể hạn chế tiềm năng năng suất và rút ngắn chu kỳ khai thác kinh doanh hiệu quả.
- Trước kia, người dân có thói quen mua cây giống giá rẻ, trôi nổi, áp dụng tiến bộ khoa học về giống chậm cũng phần nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chưa đồng đều ở thời điểm hiện tại
Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm
- Các tác nhân trong toàn chuỗi chưa quan tâm đến đầu tư chất lượng đồng bộ hay tạo ra thêm giá trị gia tăng cho chuỗi bằng những sản phẩm phụ hay sự liên kết, rút ngắn công đoạn để giảm bớt chi phí.
83
- Thời gian bảo quản trái nhãn tiêu da bò trong điều kiện tự nhiên khá ngắn.
- Các sản phẩm từ trái nhãn tiêu da bò chưa được đa dạng hóa phù hợp với những phân khúc thị trường nhằm nâng cao giá trị kinh tế ngành hàng này.
- Việc phát triển các sản phẩm phụ làm tăng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Kênh siêu thị chưa được khai thác, quan tâm đúng mức.
Thương mại – Tiêu dùng
- Đồng Tháp chưa có cơ chế điều tiết tài chính phù hợp để ổn định thị trường nguyên liệu. Biến động giá liên tục gây ra thiệt hại lớn cho ngành nói chung và trái
nhãn nói riêng.
- Sản phẩm trái nhãn tiêu da bò chưa được chú trọng xây dựng thương hiệu,
nên chưa thật sự được chú ý từ khách hàng, để tạo thành thói quen chọn lựa của người
tiêu dùng.
- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý nên chưa đảm bảo nguồn cung ứng và chất lượng như mong đợi.
- Các mối liên kết giữa các tác nhân lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ bởi các mâu thuẫn lợi ích cá nhân. Hệ thống các tác nhân còn xa lạ với các cơ chế liên kết trong chuỗi giá trị, dẫn đến hệ quả khó xây dựng vùng cung sản phẩm ổn định.
- Chưa tận dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá thương hiệu để tiếp cận và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chưa tổ chức tốt các kênh thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi.
Công nghệ
- Vai trò của cơ quan nghiên cứu còn hạn chế trong việc phổ biến áp dụng các kỹ thuật mới cho nông dân. Các cơ quan nghiên cứu chưa tạo ra những đột phá trong công nghệ trồng nhãn, hoặc công nghệ trồng trọt hiện đại chưa được phát triển, chưa đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình chế biến đa dạng hóa sản phẩm trái nhãn.
- Thâm canh vườn nhãn chỉ mới được áp dụng bước đầu và còn nhiều chênh lệch về trình độ sản xuất của nông dân đối với thâm canh phát triển.
84
- Hiện nay, việc hỗ trợ vay vốn cho nông dân đầu tư trồng mới và cải tạo vườn nhãn đã được quan tâm nhưng tâm lý người dân ngại vay và muốn duy trì thu nhập từ vườn nhãn hiện có hơn là chờ đợi vài năm để thu hoạch từ đầu tư mới.
- Kinh phí chưa đủ mạnh để thực hiện chương trình đầu tư phát triển toàn diện
ngành hàng để tạo ra năng lực cạnh tranh mới và bảo đảm sự phát triển bền vững của
trái nhãn tiêu da bò trong nhiều năm tới.
4.2.3 Phân tích Cơ hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để đưa sản phẩm trái nhãn tiêu da bò đến tay người tiêu dùng nước ngoài thông qua thế mạnh của sản phẩm mình. Đồng thời,sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội khẳng định và hoàn thiện hơn trên thị trường, tạo điều kiện cho thương mại sản phẩm dễ dàng hơn.
- Nhà nước bắt đầu có những chú trọng đến vai trò của ngành hàng trái nhãn và có các chính sách hỗ trợ cụ thể.
- Sự phát triển của xã hội, cùng với nhu cầu về trái cây tươi, trong đó, có trái nhãn dùng làm thức ăn tăng cao và các sản phẩm khác được chế biến từ trái nhãn đang hứa hẹn thị trường tiềm năng rộng lớn.
4.2.4 Phân tích Nguy cơ
Biến đổi khí hậu trong dài hạn, mực nước dân cao có thể nhấn chìm nhiều diện tích vườn nhãn, chủ yếu nằm ven sông Tiền, vùng bãi bồi, có thể tác động giảm quy mô canh tác và năng suất. Sự manh mún nhỏ lẻ gây khó khăn trong quy hoạch phát triển để đạt được sản lượng và chất lượng đồng đều. Bên cạnh, Ý thức và thói quen trồng trọt, kinh doanh nhỏ, thiếu hợp đồng.
Hiện tượng và vấn đề kiểm soát dịch bệnh mà chủ yếu là dịch bệnh chổi rồng ảnh hưởng bất lợi đến năng suất, sản lượng và chất lượng.
Sự cạnh tranh từ các sản phẩm trái cây từ các tỉnh, thành khác. Bên cạnh, việc
thiếu thông tin kịp thờivề biến động giá cả thị trườngtiêu thụ.
4.3 Các chiến lược đề xuất ứng với tình hình thực tế của chuỗi giá trị.4.3.1 Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh 4.3.1 Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh 4.3.1.1 Phát triển vùng chuyên canh - đẩy mạnh thâm canh sản xuất
Tăng đầu tư cải tạo vườn nhãn, thay thế vườn nhãn nhiều năm tuổi bằng giống chất lượng cao, nhằm nâng cao khả năng phòng trừ sâu bệnh hại và đáp ứng được yêu
85
cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật trồngtrọt, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất trái, hiện mức 7,65tấn/ha là khá thấp so nhiều năm qua và khả năng tăng năng suất là có thể.Bên cạnh, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP nhằm đạt chất lượng đồng bộ cho vườn nhãn nhằm gia tăng giá bán sản phẩm và giảm tỷ lệ phế phẩm (hao hụt 25% là quá cao).
Nghiên cứu giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV hiện chiếm tỷ lệ 28% tổng phí sản xuất.
4.3.1.2 Tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng
Với lợi thế về cơ sở hạ tầng đường xá ngày càng phát triển, hiện chi phí vận chuyển toàn chuỗi còn ở mức khá cao, cần tiến hành nghiên cứu phát triển và xây dựng mạng lưới thu mua vận chuyển hợp lý từ vùng cung ứng nguyên liệu, đến các tác nhân tham gia vận hành chuỗi và cung ứng thị trường tiêu thụ với chi phí vận chuyển cho mỗi chuyến hàng ngày càng giảm.Với số lượng hàng lớn, nghiên cứu chuyển đổi hình thức vận tải nhằm phát huy các Cảng Sa Đéc, cảng nước sâu Cần Thơ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bằng đường thủy thay vì đường bộ với chi phí cao. Cùng với việc rút ngắn được thời gian vận chuyển, tạo điều kiện cho thời gian bảo quản sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, qua đó, đảm bảo được chất lượng hàng hóa và giảm lượng hao hụt hàng hóa.
4.3.1.3 Quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại
Tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm mang lại, qua các chợ đầu mối trái cây, siêu thị về trái nhãn tươi và các sản phẩm chế biến từ trái nhãn. Vận dụng công nghệ thông tin trong giới thiệu và quảng bá sản phẩm, đưa thông tin, hình ảnh về trái nhãn
qua những trang mạng và các liên kết trình duyệt để sản phẩm tiếp cận và tạo nên thói quen tiêu dùng thường xuyên, cập nhật thông tin về sức khỏe và những nghiên cứu thực tế về tác dụng của trái nhãn,…
4.3.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm
Nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, khai thác khách hàng tiềm năng với những nhu cầu khác nhau. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu đa
86
dạng hóa sản phẩm để người tiêu dùng biết đến sản phẩm. Điều này còn là sáng tạo để khẳng định thế đứng của mình trên thị trường. Một sản phẩm mới, chất lượng và tốt cho sức khỏe, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho khách hàng luôn là lựa chọn của những người tiêu dùng thông minh. Chính sự lựa chọn đó sẽ mang đến sự gia tăng giá trị, lợi nhuậncho toàn chuỗi.
4.3.2 Chiến lược WO: Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội4.3.2.1 Nâng chất lượng và năng suất 4.3.2.1 Nâng chất lượng và năng suất
Hạn chế trồng xen, trồng quá dày làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian
cho trái. Đầu tư cải tạo vườn nhãn kém chất lượng, già cỗi bằng giống năng suất và chất lượng, áp dụng quy trình sản xuất khoa học, mang lại niềm tin về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.Chia sẽ kinh nghiệm trồng trọt sẵn có, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tìm kiếm và áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiếnnhằm giảm giá thành sản xuất. Bón phân và chăm sóc cây hợp lý: đa số người dân không bón phân theo yêu cầu kỹ thuật, chỉ bón phân theo khả năng kinh phí và kinh nghiệm của mình, làm giảm năng suất cho trái và chất lượng.
4.3.2.2 Nâng cao nhận thức các tác nhân tham gia chuỗi
Tăng cường cung cấp thông tin thị trường, giúp các tác nhân nắm bắt thông tin thị trường đầy đủ, kịp thời. Kết quả phỏng vấn cho thấy thường giá là do thương lái quyết định, nông dân chỉ khảo sát giá từ các nông hộ trong khu vực, quyền lợi của người nông dân sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi có được những thông tin đầy đủ từ thị trường. Điều này đòi hỏi nông dân phải chủ động trong tìm kiếm thông tin và kết hợp với sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước thông qua các đoàn thể, tổ chức, hội khuyến nông, hội nông dân, các phương tiện truyền thông theo sự định hướng của các cơ quan chức năng, góp phần bảo vệ lợi ích cho người dân.
Giúp người dân ý thức trong việc tránh chạy theo lợi ích, thiếu phân tích, tính toán kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, rộng hơn là ảnh hưởng nguồn cung trong
khi sản phẩm mới đầu tư lại chưa mang lại kết quả như mong đợi hoặc nếu có chỉ là trong ngắn hạn.
87
4.3.2.3 Thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân
Thiết lập liên kết dọc nhằm xây dựng vùng cung sản phẩm có sản lượng ổn định, chất lượng, góp phần quảng bá thương hiệu, định hướngthị trường tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU. Để đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu sang thị trường khó tính này thì đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng,…, thời gian qua tỉnh có hội thảo nghiên cứu công nghệ bảo quản trái cây xuất sang Châu Âu nhưng thành công chưa cao. Điều này cho thấy sự cần thiết phải đi vào thực hiện chiến lược liên kết dọc kết hợp với chiến lược ổn định,