Ta thấy, phí trung gian dùng để mua nguyên liệu đầu vào sản xuất qua các tác
nhân với 15 kênh tiêu thụ khác nhau thể hiện qua chỉ số P/IC. Với tác nhân NH, chỉ số P/IC là 3,5 là khá, đây là chỉ số lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của ngành hàng,
trong việc sử dụng các nguồn lực sẳn có như đất đai, tài nguyên lao động và nguồn vốn.
Chi phí cơ hội của nhân tố sản xuất mặt hàngnày khó thay thế bởi một nhân tố sản xuất mặt hàng khác gần nhất, như ngành hàng xoài – Đồng Tháp ước tính là P/IC
≈ 2,58 với canh tác theo cách truyền thống, với ngành hàng lúa gạo thường xuất khẩu theo canh tác truyền thống với DRC là 0,98…(Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp – trang 89, 182).
Các chỉ số P/IC, VA, IC của từng tác nhân đã cho cho thấy việc sản xuất và thương mại sản phẩm, chủ yếu sử dụng nguồn lực nội tại của Đồng Tháp như đất đai, lao động và vốn, ít phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài.
Tổng giá trị gia tăng toàn ngành hàng là 681.571 triệu đồng, trong đó, NH là 393.918 triệu đồng, chiếm 57,6%, TL là 43.084 triệu đồng, chiếm 6,3%, LS là 10.878 triệu đồng, chiếm 1,6%, VN là 47.058 triệu đồng, chiếm 6,9%, DN XK là 124.878 triệu đồng, chiếm 18,3%, chợ TT là 4.101 triệu đồng, chiếm 0,6% và Chợ NT là 58.655 triệu đồng chiếm 8,6% tổng giá trị gia tăng.
Giá trị lao động NH là cao nhất lên đến 8.921đồng/kg, chiếm 59,5% giá trị lao động toàn chuỗi, chi phí này chủ yếu là phí cơ hội của lao động trồng nhãn. Tuy nhiên
68
tại địa phương, với mỗi hộ gia đình là 2 lao động chính thì dôi dư lao động gần 0,8 lao động/hộ.
Bảng 3.26 Tổng hợp giá trị gia tăng từng tác nhân
Đơn vị tính: Vnđ Tác nhân Khoản mục NH TL LS VN DN XK Chợ TT Chợ NT Giá bán 19.013 20.914 23.700 25.862 35.378 29.600 38.103 Chi phí trung gian 5.412 19.227 19.296 23.085 26.923 26.231 34.194
Giá trị gia tăng 13.601 1.687 4.404 2.777 8.455 3.369 3.909
Giá trị gia tăng thuần 1.868 623 920 148 1.660 529 1.083 P/IC 3,5 1,1 1,2 1,1 1,3 1,1 1,1
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
Ghi chú: Tính theo sản lượng của 1 kg trái nhãn tươi (Qui đổi: 15 tươi: 1 sấy) Tình hình này đặt ra vấn đề cần rút lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang các ngành nhề khác theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến 2020 tầm nhìn 2030.
Bảng 3.27 Phân tích một số chỉ tiêu chi phí chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp NH TL LS VN DN XK Chợ TT Chợ NT Hao hụt % Sản lượng 2% 2% 12% 2,14% 19% 22% Tỷ trọng (%) Lao động Giá trị lao động (Vnđ) 8.921 453 287 1.775 1.420 1.200 946 Tỷ trọng (%) 59,5% 3,0% 1,9% 11,8% 9,5% 8,0% 6,3% Chi phí tài chính Giá trị (Vnđ) 689 207 34 206 299 441 603 Tỷ trọng (%) 27,8% 8,4% 1,4% 8,3% 12,0% 17,8% 24,3% Chi phí vận chuyển Giá trị (Vnđ) 261 379 - 143 1.817 - - Tỷ trọng (%) 10,0% 14,6% 0,0% 5,5% 69,9% 0,0% 0,0% Khấu hao Giá trị (Vnđ) 636 7 139 9 997 30 50 Tỷ trọng (%) 34,0% 0,4% 7,4% 0,5% 53,4% 1,6% 2,7%
69
Chi phí vận chuyển và chi phí tài chính là khá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh khi phải vận chuyển xa để tiêu thụ và chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh trong thời gian dài đòi hỏi vốn nhiều, bên cạnh khấu hao tài sản khá thấp, ngoài trừ trong giai đoạn trồng mới nhằm đạt năng suất, chất lượng cao trong tương lai.
Hình 3.11 Biểu giá trị gia tăng, giá trị lao động từng tác nhân – 1 tấnnhãn quy đổi Tỷ lệ hao hụt qua toàn chuỗi là 25%, là tỷ lệ khá cao đòi hỏi phải có chiến lược rút ngắn thời gian đưa hàng hóa sản xuất đến tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động sơ chế biến để giảm tỷ lệ hao hụt này.
Giá trị gia tăng từng tác nhân tham gia chuỗi, ta thấy, NH và DN XK có giá trị gia tăng tạo ra cao nhất, còn TL nằm ở vùng đáy của chuỗi giá trị, vị trí tạo ra ít giá trị gia tăng nhất. Giá trị lao động từng tác nhân tham gia chuỗi, ta thấy NH là tác nhân thâm dụng lao động nhiều nhất, kế đến tác nhân là VN (Hình 3.8).
Đối với lợi nhuận của từng tác nhân tham gia chuỗi, ta thấy lợi nhuận cao nhất là NH và DN XK, còn tác nhân VN nằm ở vùng đáy biểu đồ lợi nhuận. Tình Chi phí đầu tư, ta thấy, VN có chi phí đầu tư cao nhất, kế đến là Chợ TT, TL. Nhận thấy rằng về tình hình chi phí, lợi nhuận DN XK có mức đầu tư chi phí thấp nhưng có mức lợi nhuận cao (Hình 3.12).
70