3.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò
3.2.1.1 Lập sơ đồ chuỗi
Dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được về hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi, sơ đồ chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp mô tả sau:
Hình 3.4 Sơ đồ chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp
Sấy (-2,86%) 2.470/2.399
Tươi (-2%) 12.623/12.370
40
3.2.1.2 Mô tả chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp hình thành dựa trên sự gắn kết giữa 7 tác nhân chính, đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp hàng hóa đầu vào, dịch vụ khoa học công nghệ, thông tin thị trường như các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hệ thống các ngân hàng, hệ thống các cơ quan quản lý nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và Viện nghiên cứu.
Chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp có những chức năng cơ bản sau đây: Chức năng đầu vào:gồm việc cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiện liệu bơm tưới nước, trang thiết bị, máy móc, công cụ lao động. Chức năng này do các nhà cung cấp các yếu tố chi phí đầu vào đảm bảo như các đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cơ sở dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn cung cấp.
Chức năng sản xuất: do NH đảm nhận, bao gồm các hoạt động từ khâu làm đất, trồng cây, xử lý ra hoa và chăm sóc đến khi thu hoạch.
Chức năng thu mua:chủ yếu tập trung vào TL chiếm 90,2% tổng sản lượng sản xuất, đây là chức năng trung gian nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm và trung chuyển đến các tác nhân sơ chế biến và cung ứng đến các chợ trong và ngoài tỉnh bán đến người tiêu dùng.
Chức năng thương mại: là các hoạt động phân phối, chức năng này do DN XK thực hiện và xuất khẩu bình quân là 36,3% và tiêu thụ nội địa qua các chợ trong và
ngoài tỉnh là 63,7%.
NH sản xuất thường với quy mô nông trại nhỏ, hệ thống thu mua có mạng lưới phát triển rộng khắp tại địa phương, theo mùa vụ, bảo đảm chức năng thu mua và cung
ứng sản phẩm qua các tác nhân của chuỗi. Thị trường tiêu thụ, với kênh tiêu thụ NĐ chiếm 78,36% tổng sản lượng, tiêu thụ tại các chợtrong và ngoài tỉnh. Thị trường tiêu thụ NĐ rộng lớn như Tp HCM, TP Cần Thơ… Thị trường XK như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ với 2 sản phẩm chủ lực là nhãn tươi đóng thùng và nhãn sấy đóng gói chiếm 21,64% sản lượng sản xuất.
3.2.1.3 Kênh thị trường (phân phối) của chuỗi
Chưa tính tỷ lệ hao hụt do nhiều nguyên nhân khác nhau, trái rơirụng, hư kém phẩm chất, trái có kích thước hoành nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định cần loại bỏ… Thì
41
với 4 kênh xuất khẩu, chiếm 21,64% tổng sản lượng. Còn lại, 11 kênh tiêu thụ nội địa chiếm 78,36% sản lượng là thị trường trong và ngoài tỉnh.
Với tỷ lệ hao hụt qua các tác nhân TL là 2%, VN: 12%, LS:2%, DN XK: 2,86%
nhãn sấy và 2% nhãn tươi, Chợ TT: 19% và Chợ NT là 22%, riêng nhãn sấy Chợ NT: hao hụt là 2%. Tổng lượng hao hụt qua tất cả các kênh là 25% tổng sản lượng NH SX (Bảng 3.1).
Chưa có
hao hụt Có hao hụt Chưa có hao hụt Có hao hụt lượng Sản
1 NH - TL- VN -DN XK 17,40% 14,70% 5.025 4.247 2 NH - TL - LS - DN XK (sấy) 1,89% 1,76% 546 510 3 NH - VN - DN XK 1,47% 1,27% 425 367 4 NH - LS - DN XK (sấy) 0,88% 0,83% 253 241 5 NH - LS - DN XK - Chợ NT (sấy) 1,92% 1,79% 556 518 6 NH - TL - LS - DN XK - Chợ NT(sấy) 4,15% 3,80% 1.199 1.097 7 NH - TL - VN -DN XK - Chợ NT 29,24% 19,28% 8.447 5.569 8 NH - TL - VN - Chợ NT 14,77% 9,94% 4.268 2.871 9 NH - VN - Chợ NT 1,25% 0,86% 361 248 10 NH - VN - DN XK - Chợ NT 2,48% 1,67% 715 481 11 NH - TL - Chợ NT 19,12% 14,62% 5.524 4.223 12 NH -TL - VN - Chợ TT 1,19% 0,83% 344 240 13 NH - TL - Chợ TT 2,44% 1,93% 704 558 14 NH -VN - Chợ TT 0,10% 0,07% 29 21 15 NH - Chợ TT 1,70% 1,38% 491 398 75% 25% 28.889 Bảng 3.1 Kênh tiêu thụ (phân phối)
7 8 ,3 6 % Nộ i đ ịa 5 6 ,1 6 % Tổng cộng Sản lượng (tính toàn huyện tấn/năm)
16. 224 Tỷ lệ Xkhẩu/Nđịa Hao hụt & % Lượng hao hụt 3 ,0 7 % 2 2 ,2 1 % Kênh tiêu thụ Toàn Tỉnh có 3.776 ha trồng nhãn tiêu da bò, năng suất 7,65 tấn/ha. Tổng sản lượng trái
nhãn 28.889 tấn/năm. % Tổng sản lượng 100% Chưa hao hụt 5. 365 2 1 ,6 4 % Xuấ t khẩ u 1 8 ,5 7 % 21.588
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
Về tình hình thị trường tiêu thụ: Thị trường XK là 5.365 tấn trái, chiếm 24,9%, trong đó, nhãn tươi là 4.614 tấn, chiếm 21,4% và nhãn sấy là 751 tấn, chiếm 3,5% tổng sản lượng tiêu thụ. Thị trường tiêu dùng NĐ là 16.224 tấn, chiếm 75,1%, trong đó, nhãn tươi là 14.608 tấn, chiếm 67,7%; còn lại 1.615 tấn nhãn sấy, chiếm 7,5% tổng sản lượng tiêu thụ của chuỗi (Hình 3.2).
42
Hình 3.5 Kênh phân phối trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp
3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi 3.2.2.1 Phân tích tác nhân Nông hộ 3.2.2.1 Phân tích tác nhân Nông hộ
NH là loại hình tổ chức sản xuất cơ bản ở Việt Nam, ĐBSCL, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. NH có các đặc trưng cơ bản là: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành viên có quan hệ huyết thống và quan hệ kinh tế. Lao động gia đình là lực lượng lao động chủ yếu cho các hoạt động kinh tế.
Về trình độ văn hóa, hầu hết chưa qua các lớp đào tạo nghề (từ sơ, trung cấp trở lên), chiếm đến 87,2%. Trình độ sơ, trung cấp chiếm 11,3%. Trình độ cao đẳng, đại học chiếm 1,5% tổng mẫu khảo sát.
Bảng 3.2 Phân bố quy mô diện tích - Nông hộ
Stt Qui mô diện tích trồng nhãn/hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Dưới 1ha 97 62,6%
2 Từ 1 ha đến 2 ha 55 35,5%
3 Trên 2 ha 3 1,9%
Tổng cộng 155 100%
Bình quân 1 nông hộ canh tác 0,65ha
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
Về đất đai trồng nhãn, trong phạm vi khảo sát, diện tích canh tác bình quân là 0,65ha. Số hộ có diện tích canh tác dưới 1ha chiếm 62,6%, quy mô từ 1 – 2ha chiếm 35,5%, quy mô trên 2ha chiếm 1,9% (Bảng 3.2).
43
Đặt trong quan hệ kinh tế thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, NH liên đới đến hai nhóm tác nhân, đó là, nhóm tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho SX và nhóm tác nhân tiêu thụ sản phẩm (Hình 3.1).
Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là phân bón, thuốc BVTV,… và thị trường lao động tự do, cung cấp nhân lực trồng, chăm sóc và xử lý ra hoa. Lao động chính của NH là 2 lao động, nhưng lao động sản xuất trên mảnh vườn của mình chỉ bình quân là 0,60 lao động/0,65ha, do việc sử dụng lao động đòi hỏi số lượng nhiều người cần thiết lúc làm đất, chăm sóc xử lý ra hoa,.. cao hơn 2 lao động, do đó phải làm thuê cho NH SX khác vào lúc rỗi (Bảng 3.3).
Các đại lý vật tư nông nghiệp địa phương chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc BVTV và các công cụ sản xuất. Các cơ quan nông nghiệp như: Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Sở Khoa học công nghệ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Chi cục BVTV cung cấp kiến thức công nghệ và kỹ thuật, chủ yếu thông qua các khóa tập huấn, tài liệu kỹ thuật và hoạt động thực tiễn của nhân viên nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…
Các ngân hàng, chủ yếu là Ngân hàng NN&PTNT cung ứng vốn bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất, Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo, giải quyết việc làm cho địa phương.
Bảng 3.3 Tình hình sử dụng lao động - Nông hộ
Stt Khoản mục Định mức ngày công Số ngày công Giá trị VNĐ Tỷ lệ 1 Lao động gia đình 140.000 155 21.744.411 49,0% 2 Lao động Thuê mướn 140.000 162 22.613.273 51,0%
Tổng cộng 317 44.357.684 100,0%
Lao động bình quân/Hộ (mức 260 ngày/năm) 0,60
Lao động thuê bình quân/Hộ (mức 260 ngày/năm) 0,62 Nguồn: Kết quả khảo sát – 2015
Chi phí trong giai đoạn trồng mới (2 năm)
Với tổng chi phí đầu tư 469 triệu đồng/ha/2 năm, trong đó, chi phí lao động chiếm cao nhất chiếm gần 59,8%; chi phí phân bón, thuốc BVTV chiếm 16,7%; chi phí lãi vay chiếm 8,6% tổng phí đầu tư. Trong giai đoạn trồng mới, NH hết sức khó khăn, do chưa có thu nhập, nhằm giảm gánh nặng, khoảng 80% tổng số NH có vay
44
tiền từ Ngân hàng và tiền trả chậm với các đại lý vật tư nông nghiệp nên chi phí tài
chính chiếm đến 8,6% (Bảng 3.4).
Chi phí trong giai đoạn sản xuất
NH chủ yếu chăm sóc và xử lý ra hoa cho trái, không phải tập trung lao động đào đất lên líp, đắp mô, giâm cành,… nên chi phí lao động giảm hơn so giai đoạn trồng mới và chiếm tỷ lệ 50%, vì phải xử lý ra hoa và phòng trừ dịch bệnh chổi rồng nên chi phí phân bón, thuốc BVTV tăng và chiếm 36,9%, chi phí tài chính chiếm 2,65% tổng phí sản xuất.
Bảng 3.4 Chi phí - Nông hộ (ha)
Stt Khoản mục
Giai đoạn
trồng mới(2 năm) sản xuấtGiai đoạn(năm) Giá trị (Vnđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Vnđ) Tỷ lệ (%) 1 Giống 650.250 0,1%
2 Phân bón & Thuốc Bảo vệ
thực vật 78.313.050 16,7% 36.138.600 36,9%
3 Lao động (Gia đình & Thuê
mướn) 280.517.850 59,8% 49.541.400 50,6%
4 Phương tiện, Công cụ sản xuất
& Khấu hao 40.682.700 8,7% 2.149.650 2,2%
5 Chi phí tài chính (lãi ngân hàng & trả chậm đại lý) 40.162.500 8,6% 2.593.350 2,6%
6
Chi phí khác (đi lại, ăn uống, canh giữ vườn, nhiên liệu, vận chuyển, thông tin liên lạc)
29.024.100 6,2% 7.451.100 7,6%
Tổng cộng 469.350.450 100% 97.874.100 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
45
Hình 3.6 Cơ cấu chi phí - Nông hộ
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nông hộ
Cây nhãn thường cho trái từ khi bắt đầu 24 tháng trồng mới và cho thu hoạch kéo dài đến 15 - 20 năm, vì vậy để hoạch toán sản xuất kinh doanh, ta tính chu kỳ canh tác là 15 năm, tính từ lúc thu hoạch - năm thứ 3 sau khi trồng.
Đánh giá hiệu quả sản xuất, ta thấy, lợi nhuận khoảng 14,3triệu đồng/năm. Bình quân mỗi NH canh tác là 0,65ha với 2 lao động và 4 nhân khẩu thì thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 2 triệu đồng/tháng, tính cả tiền công lao động gia đình và làm thuê mướn trong lúc rỗi, thu nhập từ các sản phẩm phụ.
Với giá bán và đầu mối tiêu thụ thời điểm khảo sát như sau:
Bảng 3.5 Giá bán và đầu mối tiêu thụ - Nông Hộ Tác nhân
Khoản mục Thương Lái Vựa Nhãn Lò Sấy Chợ TT
Sản lượng (Tấn) 26.058 1.531 809 491
Tỷ lệ (%) 90,2% 5,3% 2,8% 1,7%
Giá bán (Vnđ/Kg) 18.850 21.340 18.200 21.750
Giá Bình quân (Vnđ/Kg) 19.013
Tổng sản lượng (Tấn) 28.889
46
Bên cạnh, qua khảo sát nhận thấy, năng suất nhãn đang có biểu hiện giảm sút
do dịch bệnh chuỗi rồng đang bùng phát, năng suất là 8,21tấn/ha (Sở NN&PTNT- 2014), thời điểm khảo sát thì năng suất sụt giảm còn 7,65 tấn/ha do dịch bệnh chổi rồng. Dự báo của những chuyên gia ngành cho những năm tiếp là giảm khoảng 5% năng suất và các yếu tố khác không đổi, thì thu nhập của người dân sẽ giảm thấp xuống.
Nếu phân tích hiệu quả đầu tư, cho thấy các thông số: doanh thu/chi phí trung gian (P/IC), giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC), lợi nhuận nhuận ròng/chi phí trung gian cũng khá cao. Điều này đã tạo động lực để NH chăm sóc vườn nhãn tốt hơn để cải thiện thu nhập.
Bảng 3.6 Hoạch toán - Nông hộ (Tấn)
Stt Khoản mục (1000đ)Giá trị Doanh thu (%) % IC, VA
1 Doanh thu (P) 19.013 100,0%
2 Chi phí trung gian (IC) 5.412 28,5% 100%
+ Giống 6 0,1%
+ Phân bón 3.320 61,3%
+ Thuốc BVTV 2.086 38,6%
3 Gia trị gia tăng (VA) 13.601 71,5% 100%
+ Nhiên liệu 1.065 7,8%
+ Chi phí vận chuyển 261 1,9%
+ Lao động (gia đình + thuê mướn) 8.921 46,9% 65,6%
+ Lãi vay 689 3,6% 5,1%
+ Thông tin liên lạc 8 0,1%
+ Khác 154 1,1%
+ Lãi gộp 2.503 13,2% 18,4%
* Khấu hao công cụ 188 1,0% 8%
* Khấu hao kiến thiết cơ bản 447 2,4% 18%
* Lãi ròng (NPr) 1.868 9,8% 74,6%
4 P/IC 3,51
5 VA/IC 2,51
6 NPr/IC 0,35
7 NPr/P 9,82%
47
Với tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu khá cao đã chưa tính chi phí đất đai vào chi phí sản xuất, nếu tính đất đai là thuê mướn khoảng từ 14,3 triệu đồng/năm/ha trở lên, thì lợi nhuận sẽ âm.
Các vấn đề thương mại đối với Nông Hộ
Lý do bán sản phẩm cho người mua chủ yếu là do quen biết, ổn định từ trước chiếm 75%, kế đến là thanh toán tiền ngay, giá phải chăng, điều kiện bán buôn dễ dàng
và nhân công thu hái, không đặt tiêu chuẩn về chất lượng (Bảng 3.7).
Thông tin về giá, thông thường dựa trên các nguồn như thương Lái (63%), từ nông dân bán trước (57%), từ các vựa nhãn, lò sấy (37%) và nghe thông tin trên Báo, đài (6,5%).
Về quan hệ mua bán: có đến 71,4% cho rằng việc định giá là do thương lái quyết định, 21,7% số hộ cho rằng giá bán do hai bên thỏa thuận và 6,9% cho rằng do NH định giá. Ta thấy vai trò của thương lái trong khâu quyết định giá vẫn còn rất quan trọng, khuynh hướng định giá do hai bên thỏa thuận tuy có nhưng chưa rõ ràng. Tỷ lệ NH quyết định giá bán không nhiều, chỉ đối với các NH có diện tích canh tác lớn, năng suất, chất lượng cao thì họ mới có thể quyết định giá bán.
Bảng 3.7 Vấn đề thương mại đối với Nông hộ
Stt Lý do bán sản phẩm Nguồn thông tinđịnh giá bán Người địnhgiá bán
1 Mua giá cao, thanh
toán tiền ngay 12,5% Thương lái 63,1% Thương lái 71,4%
2 Mua ổn định (quen
biết từ trước) 75,0% Nông dân bán trước 57,2% Nông dân 6,9%
3 Nhân công thu hái 8,0% Từ Vựa nhãn,
Lò sấy 37,0% Hai bên thỏa thuận 21,7%
4 Ứng tiền trước, đặt
tiền cọc 4,5% Báo, Đài 6,5% Khác 0%
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
Những vấn đề khác
Ký kết hợp đồng tiêu thụ: Kết quả điều tra cho thấy không có NH nào ký hợp đồng mua bán, vì phần lớn nông dân bán cho thương lái thu gom có mối quan hệ lâu năm nên việc hợp đồng là không cần thiết. Tuy nhiên, có đến 58% số hộ đồng ý là nên
48
ký hợp đồng khi mua bán ngay đầu vụ (giá mua theo thời điểm bán), còn 42% số hộ cho rằng không cần ký hợp đồng với lý do là thương lái quen biết, hoặc không muốn ràng buộc bởi hợp đồng, hoặc ai mua giá cao thì bán không cần ký hợp đồng trước.
Bảng 3.8 Lý do và Khó khăn khi trồng mới – Nông hộ
Stt Lý do trồng mới Khó khăn khi trồng mới
1 Vườn nhãn bị sâu bệnh nặng,
lão hóa 67,0% Vốn đầu tư 57,0%
2 Muốn có vườn nhãn năng suất,
chất lượng cao 89,0% Sâu bệnh (chuỗi rồng) 79,0%
3 Giống nhãn hiện tại chưa phù
hợp với thị trườngxuất khẩu 67,0% Mất thu nhập trong thời gian trồng mới 42,0%
4 Trồng cây nhãn là phù hợp với
khả năng gia đình 35,0% Kinh nghgiống mới chất lượngiệm canh tác cao 55,0%
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
Những khó khăn khi trồng mới, cải tạo vườn là do phải đối phó với dịch chuổi
rồng (79%), vốn đầu tư (57%), tìm kiếm giống nhãn năng suất, chất lượng cao (55%),
vấn đề mất thu nhậptrong thời gian trồng mới, cải tạo vườn (42%).
Tuy nhiên, NH cũng rất mong muốn cải tạo trồng mới vườn nhãn của mình với những lý do như muốn có vườn nhãn với giống mới năng suất, chất lượng cao xuất khẩu và để kháng dịch chuổi rồng.
Bảng 3.9 Tình hình cơ cấu thu nhập - Nông hộ
Stt Khoản mục Đóng góp trong tổng thu nhập