Các cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật cần nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới, khoa học hiện đại, liên kết với các trường, viện nghiên cứu tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật nhằm giúp nắm bắt thông tin về giống, phòng trừ dịch bệnh là rủi ro đang gặp, nhất là dịch bệnh chổi rồng. Nếu có biện pháp
88
phòng ngừa dịch bệnh hợp lý thì sẽ hạn chế được thiệt hại. Ngoài ra, cần tăng cường công tác cung cấp thuốc phòng dập dịch bệnh khi xảy ra. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng.
4.4 Giải pháp phát triển chuỗi giá trịnhãn tiêu da bò Đồng Tháp
Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi, ta thấy, mức lợi nhuận qua các kênh tiêu thụ
có khác nhau, kênh 2 & 10 có lợi nhuận âm (lỗ) không khuyến khích phát triển. Kênh
10 có lợi nhuận cao, tuy nhiên sản lượng thấp (481 Tấn), do vậy tổng lợi nhuận không
cao.
Về kênh xuất khẩu, ta thấy, kênh 4 (sấy) có mức lợi nhuận 4.440đồng/kg và giá trị gia tăng 26.460đồng/kg và kênh 1(tươi) có lợi nhuận 4.854đồng/kg, giá trị gia tăng 27.420 đồng/kg là khá cao. Kênh nội địa, kênh 6&7 có mức lợi nhuận và giá trị gia tăng cao (Bảng 3.28), vì vậy cần khuyến khích phân phối tiêu thụ theo hướng này nhằm tăng sản lượng tiêu thụ. Kênh 13 là kênh tiêu thụ tại chợ tỉnh nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm.
Như vậy, để phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp -
89 Chợ NT (20.034) NĐ 21.250 DN XK Cung cấp đầu vào: Giống , phân thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động, lao động Đầu vào Sản xuất Thu gom Sơ
chế Thươngmại dùng Tiêu
Nông hộ 28.889 (Tấn) VN -12% 21.418 LS -2% 2.470 TL -2% 25.325 XK 751/1989 Tiến hành phân loại tiêu thụ : tươi – sấy
Sơ chế biến, đa dạng
hóa sản phẩm. Xúc tiến
thương mại xuất khẩu
Cải thiện giống.
Chuẩn VietGap, GlobalGAP Đưa hàng vào siêu thị Kho lạnh bảo quản
Hình 4.1 Sơ đồ chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò Đồng Tháp – 2020
Từ sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại (Hình 3.1) với 15 kênh tiêu thụ khác nhau, trong
đó, 4 kênh xuất khẩu và 11 tiêu thụ nội địa.Trên cơ sở đánh giá về khả năng tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng, sơ đồ chuỗi giá trị trái nhản tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp tầm
nhìn đến 2020 với5 kênh tiêu thụ:
(Sấy) 2.393
(Tươi) 20.976
- Trung tâm khuyến nông - Chi cục Bảo vệ thực vật - Viện Cây ăn quả Miền Nam
Trung tâm xúc tiến thương mại
Sở khoa học & công nghệ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ quan khoa học công nghệ khác
Ngân hàng :Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thương mại, Đầu tư và Phát triển, Chính sách xã hội,…
Hệ thống quản lý Nhà nước về sản xuất, chế biến và thương mại
Chợ TT
90
Bảng 4.1 Kênh tiêu thụ (phân phối) theo sơ đồ chuỗi giá trịđề xuất Kênh tiêu thụ
Toàn huyện có 3.776 ha trồng nhãn, năng suất 7,65 tấn/ha.
Tổng sản lượng trái nhãn 28.889 tấn trái nhãn tươi/năm. % Tổng sản lượng XK/NTỷ lệ Đ Sản lượng (tấn/năm) Chư a hoa hụt Có hao hụt Chư a hao hụt Ha o hụt Chưa hoa hụt Có hao hụt Sản lượ ng 1 NH-TL-VN-DN XK->XK (K1) 32,0 % 27,1 % 35% XK 5,1% 9.258 7.824 8.573 2 NH - LS - DN XK -> XK (K4) 2,7% 2,6% 787 751 3 NH-TL-VN-DN XK->Chợ NT (K7) 53,9 % 35,5 % 65% NĐ 19,9% 15.56 2 10.25 9 13.105 4 NH-LS-DN XK -> Chợ NT (K6 bỏ TL) 6,0% 5,6% 1.727 1.615 5 NH - TL - Chợ TT (K13) 5,4% 4,3% 1.556 1.235 Tổng cộng 100% 75% 25% 28.88 9 21.678
Với chiến lược phân phối tiêu thụ như trên và tỷ lệ hao hụt vẫn là 25% sản lượng, từ các số liệu phân tích hiện tại, ta tạm tính được giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần như Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tổng hợp giá trị gia tăng, lợi nhuận - chuỗi giá trị đến 2020 Tác nhân GTGT (Vnđ) (Vnđ)NPr Tổng GTGT Tổng NPr Hiện tại (Trđ) xuất (TrđSơ đồ đề ) Hiện tại (Trđ) xuất (Trđ)Sơ đồđề NH 13.601 1.868 392.918 392.918 53.956 53.965 TL 1.687 623 43.084 42.723 15.903 15.778 LS 4.404 920 10.878 10.878 2.272 2.272 VN 2.777 148 47.058 59.478 2.512 3.170 DN XK 8.455 1.660 124.878 209.828 24.515 41.169 Cho TT 3.369 529 4.100 4.100 643 643 Cho NT 3.909 1.083 58.655 72.000 16.248 19.948 Tổng cộng: 681.571 791.925 116.049 136.945
Để mô hình chuỗi giá trị (Hình 4.1) phát huy hiệu quả, cần tiến hành thông tin rộng rãi về tiêu chuẩn chất lượng, phân loại sản phẩm tiêu thụ cho từng loại nhãn tươi
91
4.4.1 Giải pháp phát triển vùng chuyên canh, chất lượng cao
Quy hoạch và tập trung phát triển vùng chuyên canh sản xuất nhãn tại Châu
Thành và huyện Cao Lãnh với diện tích khá tập trung với chi phí sản xuất và năng suất vượt trội so các vùng khác (Bảng 4.3) do điều kiện về thổ nhưỡng và khả năng thâm canh sản xuất với chi phí khá cạnh tranh.
Bảng 4.3 Diện tích, năng suất, chi phí canh tác - Nông Hộ Stt Huyện, Thị xã, thành phố Diện tích canh tác (ha) Diện tích (ha/hộ) Năng suất (Tấn/ha) Chi phí/ha (1.000đ) 1 Châu Thành 2.621,0 0,64 7,66 127.453 2 H. Cao Lãnh 809,0 0,74 7,70 128.124 3 Lấp Vò 110,0 0,60 7,35 132.256 4 Lai Vung 91,0 0,57 6,71 136.064 5 TP Sa Đéc 77,0 0,45 7,12 132.689 Bình quân 0,65 7,65 131.162
Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015
Vai trò quan trọng trong giải pháp này là áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, ứng dụng quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhằm tạo sản phẩm chất lượng đồng đều định hướng thị trường tiêu thụ và bán với giá cao.
Ưu tiên phát triển các mô hình liênkết trong sản xuất như THT, HTX giữa các NH nhằm giúp tăng quy mô sản xuất, khắp phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ manh
múng với chi phí đầu vào cao và khó áp dụng cơ giới hóa.
Với sản lượng vùng chuyên canh chất lượng cao gần 30.000tấn trái/năm, là
vùng cung nguyên liệu ổn định để doanh nghiệpnâng cao năng lực tiếp cận thị trường, thương thảo giá cả, hướng tới chủ động trong kinh doanh, bán sản phẩm ra thị trường bằng việc ký kết hợp đồng xuất khẩu. Trước mắt, có thể thực hiện mô hình LS, VN như là cơ sở sơ chế biến trực thuộc DN XK để tăng cường khả năng cạnh tranh cho
DN XK (Hình 4.1).
4.4.2 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm – định hướng thị trường tiêu thụ
Từ thực tế nhìn thấy sản phẩm trái nhãn tiêu da bò khá đơn điệu, với 2 sản phẩm là nhãn tươi và nhãn sấy. Sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm đầu ra cho trái nhãn đến với người tiêu dùng là bức thiết. Khi doanh nghiệp có được vùng cung
92
nguyên liệu ổn định sẽ tạo điều kiện nghiên cứu sơ chế biến các sản phẩm như: sản phẩm nhãn đóng lon, thạch nhãn, kẹo nhãn, cơm nhãn đông lạnh, cooktail… cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Bên cạnh, từng bước đưa vào hệ thống bảo quản, xử lý sau thu hoạch giảm tỷ lệ hao hụt khi phân phối, trước mắt, Doanh nghiệp có thể nghiên cứu xây dựng kho đông lạnh nhằm bảo quản trái nhãn tươi dùng cho xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển kênh bán hàng truyền thống (chợ) với tỷ lệ hao hụt là 19-22%, nên phát triển hệ thống bán hàng hiện đại thông qua các kênh siêu thị với hệ thống đông lạnh sẽ giảm tỷ lệ hao hụt đáng kể.
4.4.3 Giải pháp về thương mại – phát triển thương hiệu
Tăng cường xúc tiến thương mại, kết hợp giới thiệu sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Trong đó, tăng cường công tác giới thiệu và quảng bá sản phẩm, đưa
thông tin, hình ảnh về trái nhãn tiêu da bò Đồng Tháp…tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm để giới thiệu với những người xung quanh. Trước mắt, từng bước hình thành và xác định từng loại, tiến hành dán nhãn sản phẩm để tất cả tác
nhân tham gia trong chuỗi nhận biết và hướng đến giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm. Cần tham gia vào các hoạt động du lịch nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp với các vườn nhãn nhằm quảng bá chất lượng, thương hiệu cũng như tiêu thụ trái nhãn tại chổ của khách du lịch.
93
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở định hướng phát triển ngành hàng nhãn tiêu da bò nằm trong nhóm ngành hàng chiến lược của Đồng Tháp theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao, với quy mô sản xuất đủ lớn, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật vững bền theo hướng GAP, đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, khả năng tiếp thị và phát triển thương hiệu.
Từ những kết quả đã phân tích tại chương 3, đề tài đi vào phân tích đánh giá những điểm mạnh, cơ hội cũng như tìm thấy được những thách thác và nguy cơ đối với trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp (Phụ lục 17). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị, đó là, những chiến lược nhằm theo đuỗi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tránh mẫn cảm với tác động của những thách thức.
Trước hết, giai đoạn đến 2020, đề tài đề xuất kênh phân phối tiêu thụ gồm 5 kênh theo Hình 4.1 với 3 giải pháp cơ bản đó là: Phát triển vùng chuyên canh, chất lượng cao; Đa dạng hóa sản phẩm – định hướng thị trường tiêu thụ bên cạnh giải pháp về thương mại – phát triển thương hiệu.
Bên cạnh các chiến lược và giải pháp là việc đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hỗ trợ về quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh chất lượng cao, đẩy mạnh công
tác dự báo thông tin, tuyên truyền, tư vấn phát triển sản xuất, phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển các liên kết ngang, liên kết dọc trên cơ sở tăng cường công tác quản trị chuỗi.
94
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp với 7 tác nhân chính tham gia như: Nông Hộ, Thương Lái, Vựa Nhãn, Lò Sấy, Doanh nghiệp, Người bán lẻ tại chợ trong ngoài tỉnh thực hiện chức năng từ sản xuất, thu gom, sơ chế biến và cung ứng ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh các tác nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi là các cửa hàng vật tư nông nghiệp cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các cơ quan khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp cung ứng vốn….
Vớitổng sản lượng sản xuất là 28.889 tấn và 15 kênh tiêu thụ, trong đó 4 kênh xuất khẩu với 5.365 tấn và 11 kênh truyền thống 16.224 tấn, tỷ lệ hao hụt toàn chuỗi 25%. Mức đóng góp thu nhập 2.710tỷ đồng, lợi nhuận 116 tỷ đồng và tạo giá trị gia tăng cho xã hội là 681,6 tỷ đồng. Cho thấy mức độ thâm dụng lao động, sử dụng tài
nguyên đất đai và vốn ít phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài thể hiện chỉ số P/IC (Nông hộ) là 3,5 là mức khá trong ngành nông sản tỉnh Đồng Tháp. Tuy vậy, liên kết trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân chưa chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự tin tưởngvà thỏa thuận miệng, chưa chútrọng đến hợp đồng thương mại.
Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp đòi hỏi Nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh việc liên kết sản xuất thành vùng chuyên canh nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP để bán được giá cao. Cần tiến hành thông tin rộng rãi và phân loại sản phẩm trái nhãn ngay từ Nông hộ sản xuất để thu gom, chế biến và phân phối sản phẩm theo từng kênh tiêu thụ thích hợp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và mức lợi nhuận. Doanh nghiệp cần nghiên cứu sơ chế biến đa dạng hóa sản phẩm cung ứng ra thị trường, nghiên cứu xây dựng kho đông lạnh và phát triển hệ thống bán hàng qua siêu thị nhằm giảm tỷ lệ hao hụthiện ơ mức cao 25%. Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến về thương mại, nghiên cứu và khai thác thị trường tiềm năng như EU và Mỹ trong tương lai.
5.1 Đóng góp của nghiên cứu
Làm sáng tỏ và đánh giá đúng thực trạng, qua đó, cung cấp cơ sở dữ liệu khách quan độc lập về chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp. Trong đó, nêu bật hiệu quả
95
kinh tế, các giá trị đóng góp về mặt kinh tế, xã hội mà chuỗi mang lại, những tồn tại và nguyên nhân được tìm thấy trong quá trình phân tích chuỗi. Qua đó, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, định hướng phát triển bền vững. Góp phần vào việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp đến 2020 và tầm nhìn 2030.
Thông qua đề tài cũng muốn kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của các tổ chức, các
cơ quan chức năng thúc đẩy phát triển chuỗi nhằm tận dụng lợi thế sẵn có của trái
nhãn – Đồng Tháp. Đồng thời các tác nhân cần chủ động và phát huy tinh thần chủ đạo phối hợp của mình trong việc phát triển và vận hành chuỗi.
5.2 Kiến nghị
Quy hoạch vùng chuyên canh cây nhãn chất lượng cao tại huyện Châu Thành, Cao Lãnh, song song đó, xây dựng các chương trình tuyên truyền, vận động sâu rộng đối với người dân và các tổ chức cơ sở, xây dựng mô hình thí điểm về kinh tế hợp tác và liên kết chuỗi đa dạng để rút kinh nghiệm và nhân rộng nhằm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng quy mô lớn, liên kết chuỗi trong sản xuất. Để tận dụng lợi thế của vùng, tạo nguồn cung sản lượng ổn định tạo điều kiện đểdoanh nghiệp đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, định hướng thị trường tiêu thụ.
Đẩy mạnh công tác thông tin, nghiên cứu thị trường, tư vấn phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tổ chức liên kết chuỗi đầu ra sản phẩm. Quản lý và khuyến khích phát triển Hiệp, Hội hoạt động hiệu quả nhằm tạo điều kiện hỗ trợ
cho các tác nhân tham gia vận hành chuỗi, nhằm đảm bảo giá đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo cung cấp thông tin thị trường thông suốt đến từng tác nhân trong chuỗi.
Tăng cường công tác tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cải thiện chất lượng giống, quy trình sản xuất, phòng trừ dịch bệnh. Nghiên cứu xử lý giảm thất thoát sau thu hoạch đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng. Nghiên cứu quy trình bảo quản sản phẩm bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Định kỳ tổ chức hội thảo “4 nhà” kịp thời tư vấn thông tin, trao đổi về tình hình
sản xuất, khả năng cung ứng, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm giải pháp phối hợp hiệu quả.
96
Hạn chế của đề tài theo quan điểm của tác giả: trước nay, các nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng nông sản thường đi vào tổng quát toàn bộ chuỗi. Khi đi sâu vào phân tích riêng nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp chưa tìm ra được so sánh đối chuẩn phù hợp, trong khi so sánh đối chuẩn nên có trong quá trình phân tích chuỗi. Cũng như chưa đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng trong môi trường các yêu tố có liên quan tác động ở tầm khu vực hay cả nước để toàn diện hơn. Bên cạnh, đề tài chưa đi vào phân tích các giá trị thương hiệu hay chỉ dẫn địa lý “trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp” trên thị trường tiêu thụ.