- Hệ thống thông tin thị trường còn chưa phát triển. Phần lớn dựa vào thông tin về giá từ TL chiếm đến 63,1%, NH bán sảnphẩm trước là 57% và định giá bán thường do TL quyết định đến 71%, hai bên thỏa thuận chỉ là 21,7%.
- Thị trường tiêu thụ nước ngoài còn quá lệ thuộc vào Trung Quốc chiếm đến gần 85% sản lượng, xuất sang Mỹ rất ít khoảng 1%.
- DN XK chưa nhiều, rất ít và chưa khẳng định là doanh nghiệp đầu tàu trong chuỗi ngành hàng. Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng cùng lúc và trái nhãn chiếm khoảng dưới 15% tổng lượng xuất khẩu.
78
- Các hình thức liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi hầu như chưa phát triển mạnh và chưa hệ thống. DN XK chưa thật sự có liên kết với NH, TL và các tác nhân khác như VN, LS còn khá lỏng lẽo.
- Hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho xuất khẩu còn thiếu và yếu. Xuất khẩu chủ yếu bằng tiểu ngạch, thường ứ đọng tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc diễn ra khá phổ biến.
- THT/HTX chưa phát triển, đóng vai trò của pháp nhân tham gia ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Một số kênh lưu thông, phân phối chưa hiệu quả, tại một số khâu có mức lợi nhuận âm, đây lànhững“nút thắt cổ chai” cần được loạibỏ.
79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từkết quả khảo sát thu nhận được, kết hợp với phân tích kinh tế qua các số liệu về hoạch toán chi phí, lợi nhuận và giá trị gia tăng, phân phối lợi ích cho toàn chuỗi. Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp. Tiến hành đánh giá quản trị chuỗi, sự tham gia vận hành chuỗi từ những liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác
nhân tham gia.
Với việc đánh giá lợi thế so sánh thông qua chỉ số kinh tế như P/IC, VA/IC của ngành hàng trái nhãn tiêu da bò, cho thấy mức độ thâm dụng lao động, sử dụng tài nguyên đất đai, lao động và vốn, ít phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, với chỉ số P/IC ở mức 3,5 là mức khá trong ngành hàng nông sản của tỉnh Đồng Tháp, thể hiện được mức độ thu nhập của NH trên một đơn vị diện tích ở mức cao.
Đóng góp về khía cạnh kinh tế, tổng doanh thu là 2.710 tỷ đồng, lợi nhuận 116 tỷ đồng, giá trị gia tăng là 685 tỷ đồng. Sản lượng sản xuất là 28.889 tấn. Sản lượng tiêu thụ là: 21.588 tấn trái, trong đó, nội địa là 16.222 tấn, xuất khẩu là 5.365 tấn, hao hụt là 25%, tương đương 7.302 tấn trái.
Tuy nhiên, việc phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia chuỗi chưa đồng đều so với việc đầu tư chi phí đã bỏ ra, cũng như giá trị gia tăng được tạo ra tại mỗi tác
nhân tham gia.
Tất cả những điều đó chính là nền tảng cho những chiến lược, giải pháp ưu tiên sẽ được đề xuất ở chương 4, trên cơ sở kết hợp phân tích SWOT và định hướng giải pháp phát triển trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp - Đồng Tháp giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030.
80
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ NHÃN TIÊU DA BÒ– ĐỒNG THÁP
Trên cơ sở phân tích thực tế từ chương 3, chương này là những đề xuất chiến lược cùng các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp.