Phân tích tác nhân Vựa Nhãn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 67)

Tổng sản lượng thu mua là 19.254 tấn, chiếm 66,65% tổng sản lượng sản xuất,

với tỷ lệ hao hụt do cắt tỉa cành, loại bỏ những trái nhỏ, trái kém chất lượng là 12% thì

sản lượng tiêu thụ là 16.944 tấn. Trong đó, cung ứng 74,5% sản lượng đến DN XK, 23,6% đi ngoài tỉnh và 1,9% đến chợ trong tỉnh.

52

Là hệ thống chân rết thu mua đầu vào và sơ chế bảo quản, đóng thùng, vào rổ

theo quy cách. VN sử dụng 1,3 lao động quản lý, và khoảng 17 nhân công cắt tỉa cành, loại bớt trái nhỏ, trái xấu, tiến hành đóng thùng, vào rổ, trang trí mặt và tùy theo mùa vụ có thể huy động đến 40 lao động thường xuyên.

Về phương thức mua hàng, trên cơ sở nhận định về chất lượng làm cơ sở định giá mua và bán. Về phân loại trái nhãn khi mua tương ứng với mức giá khác nhau và thỏa thuận trực tiếp tùy theo tỷ lệ lượng hàng hóa hao hụt khi sơ chế. Việc phân loại

này chưa đồng nhất và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của đôi bên.

Bảng 3.13 Đầu mối thu mua/tiêu thụ - Vựa Nhãn Tác nhân

Khoản mục

Đầu mối thu mua Đầu mối tiêu thụ

NH TL DN XK Chợ TT Chợ NT Sản lượng (Tấn) 1.531 17.722 12.623 322 3.999 Tỷ lệ (%) 7,8% 92,2% 74,5% 1,9% 23,6% Giá (Vnđ/Kg) 21.340 20.550 26.870 22.650 22.940 Giá Bình quân (Vnđ/Kg) 20.612 25.862 Tổng sản lượng (Tấn) 19.254 16.943

Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015

Thực hiện việc thu mua, tiêu thụ với cơ cấu mức giá và sản lượng từ các tác

nhân có khác nhau. Giá thu mua trực tiếp từ NH có cao hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó, NH bán sản phẩm thường có chất lượng cao hơn đôi chút nhưng không thỏa thuận bán được với TL. Việc tiêu thụ, giá bán DN XK cao hơn các đầu mối tiêu thụ còn lại.

Các VN thường có số lượng ổn định làm chân rết thu mua cho DN XK, tuy nhiên, các DN thường cung cấp bao bì, nhãn hiệu đưa ra tiêu chuẩn chất lượng và giá sẽ mua, hướng xử lý sơ chế bảo quản và mua theo số lượng, từng chuyến xe vận chuyển, từng đợt, có thể là hằng ngày.

53

Bảng 3.14 Hoạch toán - Vựa nhãn (Tấn)

Stt Khoản mục (1.000đ)Giá trị % Doanh thu % IC, VA

1 Doanh thu (P) 25.862 100%

2 Chi phí trung gian (IC) 23.085 89,3% 100%

+ Mua nhãn trái 20.612 89,3%

+ Sản phẩm hao hụt (12%) 2.473 10,7%

3 Giá trị gia tăng (VA) 2.777 10,7% 100%

+ Lao động 1.775 63,9%

+ Chi phí lãi vay 206 7,4%

+ Chi phí thông tin liên lạc 8 0,3%

+ Chi phí mặt bằng + điện + nước 256 9,2%

+ Chi phí vận chuyển 143 5,1%

+ Chi phí khác 25 0,9%

+ Lệ phí, thuế 207 7,4%

+ Lãi gộp 157 5,7%

* Khấu hao và duy tu trang thiết bị 9 5,7%

* Lãi ròng 148 94,3%

4 P/IC 1,12

5 VA/IC 0,12

6 NPr/IC 0,01

7 NPr/P 0,57%

Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015

Chi phí của VN chủ yếu là chi phí mua nhãn trái, chiếm đến 89,3%, sản phẩm hao hụt chiếm 10,7% chi phí mua, chi phí lao động bao gồm cắt tỉa cành, loại trái nhãn xấu, vào rổ, đóng thùng làm mặt chiếm 63,9% giá trị gia tăng. Chi phí lao động thuê mướn khá biến động do giá thuê lao động tăng trong những năm gần đây. Hầu hết các VN trả lương theo việc khoán sản phẩm, thời gian làm việc thì tùy vào lượng hàng thu mua hàng ngày và khả năng, số lượng người lao động với thu nhập bình quân khoảng 140.000đồng/ngày.

Với tổng phí tính chung cho 1 tấn trái được vào rổ, đóng thùng quy cách vận chuyển là 25.714.000đồng/tấn. Với 1 tấn sản phẩm, sẽ có lãi khoảng 148.000 đồng/tấn. Có những lúc vào mùa vụ, hằng ngày xuất hàng vài mươi tấn, thì cũng đã phát sinh lãi vài triệu đồng/ngày (Bảng 3.14).

54

Việc tham gia vào chuỗi, VN đã đóng góp giá trị gia tăng gần 10,7% và giải quyết lao động gần 63,9% giá trị gia tăng, thuế, lệ phí 7,4%. Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu là 0,57% là khoảng khá thấp, thể hiện mức độ cạnh tranh khá cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)