Phương pháp nghiên cứu, phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 39)

Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp phân tích định tính và thống kê mô tả và phương pháp phân tích chuỗi giá trị.

Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí

Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT và kết quả phân tích các mục tiêu 1 và mục tiêu 2.

Các phương pháp nghiên cứu định tính

Được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp, quá trình vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, giữa chuỗi giá trị và hệ thống chính sách tác động đến nó. Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể như:

24

thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ cấp, quan sát, tổng hợp. Nhằm đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ và diện tích, năng suất canh tác từng huyện, thị, thành phố để có đánh giá thực trạng nhãn tiêu da bò Đồng Tháp.

Tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định, cũng như kiểm tra bản chất của chuỗi làm cơ sở cho nghiên cứu, trong đó hình thành sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi, chức năng nhiệm vụ của từng tác nhân. Từ đó làm cơ sở cho Đề tài trong việc lấy mẫu các tác nhân và xây dựng bảng câu hỏi cho từng tác nhân, để đảm bảo các câu hỏi đáp ứng được yêu cầu về thu thập thông tin, đề tài tiến hành phỏng vấn sơ bộ lấy mẫu, kịp thời điều chỉnh nội dung bảng câu hỏi cho từng tác nhân để phỏng vấn chính thức.

Đối với nhóm phương pháp định lượng

Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thuận tiện và sử dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – lợi nhuận (cost and return analysis),

phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn (khâu) và toàn bộ chuỗi giá trị.

Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.

Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.

Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian (IC), doanh thu (P), giá trị gia tăng(VA), lợi nhuận thuần (NPr) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi (Phụ lục 13 – Bảng hạch toán tài chính cho từng tác nhân).

Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được tạo ra bởi những nhà vận hành chuỗi. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà mỗi tác nhân bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua nguyên vật liệu

25

đầu vào của nhà sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân theo sau trong chuỗi.

Giá trị gia tăng = (Số lượng x Giá bán) – Chi phí trung gian

Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm

Phân tích tỷ số tài chính: Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng chi tiêu kinh tế được áp dụng để phân tíchtình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trong đó phân tích chi phí trung gian, giá trị gia tăng và lãi gộp được thực hiện theo Phụ lục 14 – Bảng chỉ tiêu kinh tế áp dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 39)