Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 25)

Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra

Doanh thu hay tổng giá trị đầu ra được tính bằng cách nhân số lượng hàng bán với giá bán cộng thêm những nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc thực hiện những dịch vụ có liên quan, từ việc bán phể phẩm, tư vấn,… Chỉ tiêu này cho biết đối tượng tham gia chuỗi gia trị thu được bao nhiêu tiền. Khi nghiên cứu chuỗi giá trị trong khoảng thời gian dài, người ta cần phải lưu ý về tỷ lệ lạm phát do vậy chọn một mốc thời gian cụ thể và quy giá trị của doanh thu về mối thời gian đó mới chính xác.

Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng

Giá trị gia tăng hay tổng giá trị đầu ra dòng được tính bằng tổng giá trị đầu ra trừ đi tổng giá trị đầu vào. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị bởi nó cho biết đối tượng tham gia chuỗi giá trị đóng góp được bao nhiêu giá trị vào sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng.

Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng, vì thế, không tạo ra giá trị gia tăng.

Chi phí /Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận)

Việc phân tích chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích chuỗi giá trị bởi thông tin về chi phí và lợi nhuận là thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những quyết định có liên quan đến chuỗi. Mục tiêu của việc phân tích chuỗi giá trị trên khía cạnh chi phí và lợi nhuận là xác định chi phí hoạt động đầu tư và lợi nhuận đã được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào, cũng như cơ hội để tăng giá trị của quá trình/công đoạn tham gia đó.

10

Chi phí tăng thêm

Chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng, v.v… Chi phí tăng thêm là chi phí hoạt động đầu tư của từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị và chính là hiệu số giữa tổng giá trị đầu ra với lợi nhuậncủa tác nhân đó.

Các khâu, tác nhân tham gia chuỗi

Trong chuỗi giá trị có các “khâu” trong chuỗi. Các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các “hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các Khâu của chuỗi giá trị có “tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa, v.v. Bên cạnh đó còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.

Các hình thức liên kết Liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế lànhững hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình, nhằm thúc đầy việc kinh doanh phát triển theo chiều hướng có lợi nhất.

Liên kết dọc

Liên kết dọc là hình thức liên kết của hai hay nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất theo hướng hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ. Thông thường liên kết dọc giúp các chủ thể tăng cường khả năng nghiên cứu, đổi mới sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất, định hướng thị trường tiêu thụ.

Liên kết ngang

Liên kết ngang là liên kết của những chủ thể có cùng vị trí với nhau trong chuỗi giá trị. Chẳng hạn, liên kết của những nhà sản xuất với nhau, ở đây là những nông hộ

11

trồng nhãn như tổ hợp tác, hợp tác xã đứng ra để ký kết hợp đồng mua phân bón, thuốc BVTV… và cung ứng sản phẩm. Liên kết của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm và tăng cường khả năng bán hàng hay nghiên cứu và phát triển sản phẩm… phân phối tiêu thụ.

Phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp

Phát triển bền vữngchuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp là sự phát triển có tính đến sự chia sẽlợi ích trên cơ sở đảm bảo cùng có lợi và nâng dần lợi ích của tất cả các tác nhân tham gia, theo hướng tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc nhằm

nâng cao giá trị gia tăng tại từng khâu và toàn chuỗiở tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)