2.6.1 Phương pháp tiếp cận
Với cách tiếp cận tư duy biện chứng, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như : nghiên cứu tại bàn, điều tra khảo sát với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp phiếu hỏi và phỏng vấn chuyên gia. Sau đây là phương pháp tiếp cận và phương pháp phân tích số liệu.
Hiện nay, giới nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam thường áp dụng một vài khung phương pháp luận về đánh giá chuỗi giá trị do các cơ quan quốc tế phát triển và đề xuất, dựa trên các lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của Eschorn và khung phương pháp luận về chuỗi giá trị được GTZ và M4P đề xuất, áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Mặc dù có những khác biệt nhất định, các khung phân tích được áp dụng có nhiều điểm tương đồng và đặc biệt là đều phù hợp cho bối cảnh nghiên cứu– phát triển cho khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
22
Tuy nhiên, theo Trần Tiến Khai (2013), có 3 dòng nghiên cứu chính trong tài
liệu chuỗi giá trị được phân biệt như sau :
(1) Khung khái niệm của Porter. M.E (1985): xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranh được tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản trị.
(2) Tiếp cận “filière” (Phân tích ngành hàng– Commodity Chain Analysis) có
các đặc điểm chính là:
- Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi.
- Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất.
- Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân tích chính. Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP. Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng, xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể.
(3) Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất : Phương pháp tiếp cận toàn cầu xem xét cách thức mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu và đánh giá các yếu tố quyết định
23
của sự phân phối thu nhập toàn cầu, phân chia tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành tiền thưởng cho các tác nhân trong chuỗi và hiểu các công ty, khu vực và quốc gia được liên kết với nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại tỉnh Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu và khả năng, tác giả tiến hành nghiên cứu thực hiện Đề tài bằng việc sử dụng phương pháp tiếp cận chủ yếu là “Phân tích ngành hàng - Commodity Chain Analysis) kết hợp với phân tích lợi thế cạnh tranh của Porter. M.E (1985). Đánh giá lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh ngành hàng thông qua chi số DRC. Cụ thể ở một số nội dung chính sau đây:
• Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích ngành hàng trong việc đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung
vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng.
• Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng: bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết tách biệt khác nhau và lợi thế cạnh tranh tìm thấy ở một hay nhiều hơn của các hoạt động này, mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh toàn ngành.
• Phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh bằng hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) thường được sử dụng để đánh giá lợi thế của một số
ngành hàng trong nông nghiệp.
2.6.2 Phương pháp nghiên cứu, phân tích
Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp phân tích định tính và thống kê mô tả và phương pháp phân tích chuỗi giá trị.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT và kết quả phân tích các mục tiêu 1 và mục tiêu 2.
Các phương pháp nghiên cứu định tính
Được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh Đồng Tháp, quá trình vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, giữa chuỗi giá trị và hệ thống chính sách tác động đến nó. Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể như:
24
thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ cấp, quan sát, tổng hợp. Nhằm đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ và diện tích, năng suất canh tác từng huyện, thị, thành phố để có đánh giá thực trạng nhãn tiêu da bò Đồng Tháp.
Tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định, cũng như kiểm tra bản chất của chuỗi làm cơ sở cho nghiên cứu, trong đó hình thành sơ đồ các tác nhân tham gia vào chuỗi, chức năng nhiệm vụ của từng tác nhân. Từ đó làm cơ sở cho Đề tài trong việc lấy mẫu các tác nhân và xây dựng bảng câu hỏi cho từng tác nhân, để đảm bảo các câu hỏi đáp ứng được yêu cầu về thu thập thông tin, đề tài tiến hành phỏng vấn sơ bộ lấy mẫu, kịp thời điều chỉnh nội dung bảng câu hỏi cho từng tác nhân để phỏng vấn chính thức.
Đối với nhóm phương pháp định lượng
Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thuận tiện và sử dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – lợi nhuận (cost and return analysis),
phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn (khâu) và toàn bộ chuỗi giá trị.
Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở để tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.
Phân tích chuỗi bao gồm phân tích chức năng chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian (IC), doanh thu (P), giá trị gia tăng(VA), lợi nhuận thuần (NPr) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi (Phụ lục 13 – Bảng hạch toán tài chính cho từng tác nhân).
Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được tạo ra bởi những nhà vận hành chuỗi. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà mỗi tác nhân bán được trừ đi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua nguyên vật liệu
25
đầu vào của nhà sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân theo sau trong chuỗi.
Giá trị gia tăng = (Số lượng x Giá bán) – Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) được xác định như sau:
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm
Phân tích tỷ số tài chính: Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng chi tiêu kinh tế được áp dụng để phân tíchtình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trong đó phân tích chi phí trung gian, giá trị gia tăng và lãi gộp được thực hiện theo Phụ lục 14 – Bảng chỉ tiêu kinh tế áp dụng.
2.7Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin2.7.1 Số liệu nghiên cứu 2.7.1 Số liệu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Các báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cũng như những sản phẩm giá trị gia tăng của chúng được tạo ra ở tỉnh Đồng
Tháp. Những chương trình, dự án hỗ trợ ngành hàng nông nghiệp của tỉnh nói chung và đối với các sản phẩm này nói riêng. Những nghiên cứu có liên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau.
Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng bằng bảng câu hỏi cấu trúc. Tham khảo ý kiến, phỏng vấn
chuyên gia/nhà quản lý có am hiểu về các ngành hàng này ở địa phương (Phụ lục 1).
2.7.2 Cơ cấu mẫu điều tra
- Các tác nhân tham gia vào chuỗi
Sẽ tiến hành phỏng vấn các nhà sản xuất (hộ gia đình nông dân), thương lái thu gom, vựa nhãn đầu mối, cơ sở chế biến (lò sấy), doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trái nhãn ít nhất một năm, đến kênh phân phối tiêu dùng bao gồm Người Bán lẻ ở Chợ đầu mối trong tỉnh Đồng Tháp, Người bán lẻ ở Chợ đầu mối ngoài tỉnh Đồng
26
Ngoài ra còn phỏng vấn sơ bộ, tham khảo ý kiến thêm một số Nhà cung cấp sản phẩm đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, cây giống), một số đơn vị/cá nhân có chức năng hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi giá trị như cán bộ của ngành NN&PTNT, Sở Công thương,
Ngân hàng NN&PTNT… và các cơ quan có liên quan(Phụ lục 1).
- Phương pháp chọn mẫu
Quan sát mẫu chọn bằng phương pháp thuận tiện tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố. Tiêu chí chọn xã, huyện đại diện dựa vào tiêu chí diện tích, sản lượng và vùng sinh thái khác nhau (Phụ lục 12 – Phân bố mẫu - địa bàn khảo sát từng xã, phường, thị trấn trong huyện, thị, thành phố).
1. Đối với tác nhân là Nông hộ
Cở sở để phân bố mẫu và lấy mẫu sẽ thực hiện theo phụ lục 2 về tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cụ thể từng xã, thị trấn trong các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, đề tài thực hiện với lấy mẫu đối với 2 đối tượng là NH đang
canh tác – sản xuất kinh doanh và NH trồng mới nhằm tính khấu hao đưa vào chi phí sản xuất. Số lượng mẫu được lấy như sau:
Nông hộ sản xuất
+ Đối tượng hộ gia đình/người trồng nhãn
+ Khung mẫu: hộ trồng nhãn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu: theo hai tiêu chí diện tích và sản lượng và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu định mức theo tỷ lệ kết hợp vớichọn mẫu thuận tiện.
+ Xác định cở mẫu: 22
x S n
∂
= với (n: cở mẫu, S: độ lệch chuẩn, ∂RxR:sai số chuẩn)
Sai số mong muốn=Z*Sai số chuẩn => Sai số chuẩn=sai số mong muốn/Z Quyết định mức độ tin cậy ớ mức 0.05 => z=1.96
Quyết định sai số đo lường mong muốn:1.25 tấn/ha Cỡ mẫu = 6,835P 2 P /(1,25/1,96)P 2 P =114 (ha) ≈ 155 (hộ) (0,74ha/hộ)
27
Nông hộ trồng mới
Do vấn đề thời gian và kinh phí, việc lấy mẫu thực hiện theo nguyên tắc tỷ lệ phần trăm đang được áp dụng tại tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua là 1-5% diện tích hay số hộ canh tác. Đề tài đã quyết định lấy mẫu ở mức trung bình trong những năm qua là 2,5% tổng diện tích trồng mới toàn tỉnh Đồng Tháp.
Số mẫu (hộ) = 2,5%*diện tích trồng mới*diện tích canh tác/hộ
= 2,5%*590ha*0,74ha/hộ
≈ 20 (hộ)
2. Đối với tác nhân Thương lái
Đề tài chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu trên cơ sở danh sách các TL đang hoạt động tương đối ổn định tại địa phương và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát NH, để chọn mẫu TL có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân phối khác nhau, để tiến hành phỏng vấn: 12/26 thương lái.
3. Đối với tác nhân là Vựa nhãn
Đề tài chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu trên cơ sở danh sách các VN đang hoạt động tương đối ổn định tại địa phương và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát NH, TL, để chọn mẫu VN có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân phối khác nhau để tiến hành phỏng vấn: 9/18 Vựa nhãn, trong đó, 5 Vựa Nhãn tại Châu Thành, 3 Vựa Nhãn tại huyện Cao Lãnh, 1 tại huyện Lai Vung.
4. Đối với tác nhân là Lò sấy
Đề tài chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu trên cơ sở danh sách các LS đang hoạt động tương đối ổn định tại địa phương và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát NH, TL để chọn mẫu LS có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân
phối khác nhau để tiến hành phỏng vấn: 4/7 Lò sấy, trong đó, 3 Lò sấy tại Châu Thành, 1 tại huyện Cao Lãnh.
5. Đối với tác nhân là Doanh nghiệpXuất khẩu trái cây
Sẽ tiến hành khảo sát 02 DN XK trong ngành đang hoạt động ổn định và đánh giá sơ bộ từ việc khảo sát VN, LS để chọn mẫu DN XK có tỷ trọng lớn trong các dòng sản phẩm của các kênh phân phối khác nhau qua chuỗi.
28
6. Đối với người bán lẻ tại chợ đầu mối trong tỉnh Đồng Tháp
Dựa vào đánh giá sơ bộ tỷ trọng sản lượng đi qua từng tác nhân, đề tài chọn chợ đầu mối có mức tiêu thụ sản lượng cao để tiến hành khảo sát. Chọn khảo sát 6 tiểu thương: 2 Bán lẻ tại Chợ Cái Tàu Hạ và 2 tại Chợ Tp Sa Đéc, 2 tại chợ TP Cao Lãnh Đồng Tháp.
7. Đối với người bán lẻ chợ đầu mối ngoài tỉnh Đồng Tháp
Dựa vào đánh giá sơ bộ tỷ trọng sản lượng đi qua từng tác nhân, đề tài chọn chợ đầu mối có mức tiêu thụ sản lượng cao để tiến hành khảo sát. Chọn khảo sát 6 tiểu thương,Chợ Cầu Muối – TP HCM (3) và chợ Cái Răng – TP Cần Thơ (3).
- Thời gian tiến hành khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát trong thời gian 3 tháng, chia làm 2 đợt trước và sau Tết Nguyên đán, đợt 1: từ ngày 21/01/2015 đến 9/02/2015 (7/12 – 27/12 âm lịch) và đợt khoảng thời gian từ ngày 22/02 – 22/4/2015 (10/1 – 04/3 âm lịch).
Bảng 2.2 Cỡ mẫu và quan sát mẫutừng tác nhân địa bàn Huyện, thị, thành Đơn vị Huyện, thị, thành phố NH Sản Xuất NH trồng mới Thương Lái Vựa Nhãn Lò Sấy 1. Huyện Châu Thành 106 9 7 5 3 2. Huyện Cao Lãnh 32 5 3 3 1 3. Huyện Lấp Vò 8 2 1
4. Huyện Lai Vung 5 2 1 1
5. TP Sa Đéc 4 2
Tổng cộng: 155 20 12 9 4
Tổng số lượng mẫu khảo sát các tác nhân, phỏng vấn chuyên gia thực hiện đề tài được tổng hợp tại Bảng 2.3
29
Bảng 2.3 Tổng quan sát mẫu, phỏng vấn
Stt Đối tượngquan sát, phỏng vấn Số lượng
1 Chuyên gia 18 2 Nông Hộ trồng mới 20 3 Nông Hộ sản xuất 155 4 Thương Lái 12 5 Vựa Nhãn 9 6 Lò Sấy 4
7 Người Bán lẻ tại chợ đầu mối trong Tỉnh 6
8 Người Bán lẻ tại chợ đầu mối ngoài tỉnh 6
9 Doanh nghiệp Xuất khẩu trái cây 2
Tổng cộng(đơn vị mẫu khảo sát, phỏng vấn): 232
2.8 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT để đưa ra chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
nhãn tiêu da bò được thể hiện ở bảng sau đây :
Bảng 2.4 Mô hình phân tích SWOT
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
ĐIỂM MẠNH (S)
SO: Giải pháp công kích (Nhóm giải pháp này tận dụng điểm mạnh để đeo đuổi