Giải pháp về thương mại – phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 108)

Tăng cường xúc tiến thương mại, kết hợp giới thiệu sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Trong đó, tăng cường công tác giới thiệu và quảng bá sản phẩm, đưa

thông tin, hình ảnh về trái nhãn tiêu da bò Đồng Tháp…tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm để giới thiệu với những người xung quanh. Trước mắt, từng bước hình thành và xác định từng loại, tiến hành dán nhãn sản phẩm để tất cả tác

nhân tham gia trong chuỗi nhận biết và hướng đến giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm. Cần tham gia vào các hoạt động du lịch nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp với các vườn nhãn nhằm quảng bá chất lượng, thương hiệu cũng như tiêu thụ trái nhãn tại chổ của khách du lịch.

93

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành hàng nhãn tiêu da bò nằm trong nhóm ngành hàng chiến lược của Đồng Tháp theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao, với quy mô sản xuất đủ lớn, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật vững bền theo hướng GAP, đầu tư phát triển chế biến, bảo quản, vận chuyển, khả năng tiếp thị và phát triển thương hiệu.

Từ những kết quả đã phân tích tại chương 3, đề tài đi vào phân tích đánh giá những điểm mạnh, cơ hội cũng như tìm thấy được những thách thác và nguy cơ đối với trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp (Phụ lục 17). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị, đó là, những chiến lược nhằm theo đuỗi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tránh mẫn cảm với tác động của những thách thức.

Trước hết, giai đoạn đến 2020, đề tài đề xuất kênh phân phối tiêu thụ gồm 5 kênh theo Hình 4.1 với 3 giải pháp cơ bản đó là: Phát triển vùng chuyên canh, chất lượng cao; Đa dạng hóa sản phẩm – định hướng thị trường tiêu thụ bên cạnh giải pháp về thương mại – phát triển thương hiệu.

Bên cạnh các chiến lược và giải pháp là việc đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hỗ trợ về quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh chất lượng cao, đẩy mạnh công

tác dự báo thông tin, tuyên truyền, tư vấn phát triển sản xuất, phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển các liên kết ngang, liên kết dọc trên cơ sở tăng cường công tác quản trị chuỗi.

94

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp với 7 tác nhân chính tham gia như: Nông Hộ, Thương Lái, Vựa Nhãn, Lò Sấy, Doanh nghiệp, Người bán lẻ tại chợ trong ngoài tỉnh thực hiện chức năng từ sản xuất, thu gom, sơ chế biến và cung ứng ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh các tác nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi là các cửa hàng vật tư nông nghiệp cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các cơ quan khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp cung ứng vốn….

Vớitổng sản lượng sản xuất là 28.889 tấn và 15 kênh tiêu thụ, trong đó 4 kênh xuất khẩu với 5.365 tấn và 11 kênh truyền thống 16.224 tấn, tỷ lệ hao hụt toàn chuỗi 25%. Mức đóng góp thu nhập 2.710tỷ đồng, lợi nhuận 116 tỷ đồng và tạo giá trị gia tăng cho xã hội là 681,6 tỷ đồng. Cho thấy mức độ thâm dụng lao động, sử dụng tài

nguyên đất đai và vốn ít phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài thể hiện chỉ số P/IC (Nông hộ) là 3,5 là mức khá trong ngành nông sản tỉnh Đồng Tháp. Tuy vậy, liên kết trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân chưa chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự tin tưởngvà thỏa thuận miệng, chưa chútrọng đến hợp đồng thương mại.

Giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò – tỉnh Đồng Tháp đòi hỏi Nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bên cạnh việc liên kết sản xuất thành vùng chuyên canh nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP để bán được giá cao. Cần tiến hành thông tin rộng rãi và phân loại sản phẩm trái nhãn ngay từ Nông hộ sản xuất để thu gom, chế biến và phân phối sản phẩm theo từng kênh tiêu thụ thích hợp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và mức lợi nhuận. Doanh nghiệp cần nghiên cứu sơ chế biến đa dạng hóa sản phẩm cung ứng ra thị trường, nghiên cứu xây dựng kho đông lạnh và phát triển hệ thống bán hàng qua siêu thị nhằm giảm tỷ lệ hao hụthiện ơ mức cao 25%. Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến về thương mại, nghiên cứu và khai thác thị trường tiềm năng như EU và Mỹ trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)