Phân tích Điểm yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 98)

Sản xuất

- Trái nhãn tiêu da bò nói riêng và ngành hàng trái nhãn nói chung đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước cho các dự án phát triển ngành. Chiến lược phát triển toàn diện về ngành nông nghiệp nói chung và cho trái trái nhãn tiêu da bò đang trong bước đầu tiến hành nên chưa thực sự mang lại hiệu quả và sự hưởng ứng từ các tác

nhân.

- Cây nhãn cũng phải cạnh tranh rất nhiều với nhiều loại hình trồng trọt khác và

cây nhãn các tỉnh, thành khác. Nhất là thời gian gần đây, đứng trước sự bấp bênh của giá, dịch bệnh chổi rồng và lợi ích trước mắt, diện tích canh tác toàn tỉnh có hướng không tăng và khả năng mở rộng quy mô canh tác là rất thấp.

- Thói quen trồng dày cũng có thể hạn chế tiềm năng năng suất và rút ngắn chu kỳ khai thác kinh doanh hiệu quả.

- Trước kia, người dân có thói quen mua cây giống giá rẻ, trôi nổi, áp dụng tiến bộ khoa học về giống chậm cũng phần nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chưa đồng đều ở thời điểm hiện tại

Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm

- Các tác nhân trong toàn chuỗi chưa quan tâm đến đầu tư chất lượng đồng bộ hay tạo ra thêm giá trị gia tăng cho chuỗi bằng những sản phẩm phụ hay sự liên kết, rút ngắn công đoạn để giảm bớt chi phí.

83

- Thời gian bảo quản trái nhãn tiêu da bò trong điều kiện tự nhiên khá ngắn.

- Các sản phẩm từ trái nhãn tiêu da bò chưa được đa dạng hóa phù hợp với những phân khúc thị trường nhằm nâng cao giá trị kinh tế ngành hàng này.

- Việc phát triển các sản phẩm phụ làm tăng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Kênh siêu thị chưa được khai thác, quan tâm đúng mức.

Thương mại – Tiêu dùng

- Đồng Tháp chưa có cơ chế điều tiết tài chính phù hợp để ổn định thị trường nguyên liệu. Biến động giá liên tục gây ra thiệt hại lớn cho ngành nói chung và trái

nhãn nói riêng.

- Sản phẩm trái nhãn tiêu da bò chưa được chú trọng xây dựng thương hiệu,

nên chưa thật sự được chú ý từ khách hàng, để tạo thành thói quen chọn lựa của người

tiêu dùng.

- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý nên chưa đảm bảo nguồn cung ứng và chất lượng như mong đợi.

- Các mối liên kết giữa các tác nhân lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ bởi các mâu thuẫn lợi ích cá nhân. Hệ thống các tác nhân còn xa lạ với các cơ chế liên kết trong chuỗi giá trị, dẫn đến hệ quả khó xây dựng vùng cung sản phẩm ổn định.

- Chưa tận dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá thương hiệu để tiếp cận và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

- Chưa tổ chức tốt các kênh thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi.

Công nghệ

- Vai trò của cơ quan nghiên cứu còn hạn chế trong việc phổ biến áp dụng các kỹ thuật mới cho nông dân. Các cơ quan nghiên cứu chưa tạo ra những đột phá trong công nghệ trồng nhãn, hoặc công nghệ trồng trọt hiện đại chưa được phát triển, chưa đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình chế biến đa dạng hóa sản phẩm trái nhãn.

- Thâm canh vườn nhãn chỉ mới được áp dụng bước đầu và còn nhiều chênh lệch về trình độ sản xuất của nông dân đối với thâm canh phát triển.

84

- Hiện nay, việc hỗ trợ vay vốn cho nông dân đầu tư trồng mới và cải tạo vườn nhãn đã được quan tâm nhưng tâm lý người dân ngại vay và muốn duy trì thu nhập từ vườn nhãn hiện có hơn là chờ đợi vài năm để thu hoạch từ đầu tư mới.

- Kinh phí chưa đủ mạnh để thực hiện chương trình đầu tư phát triển toàn diện

ngành hàng để tạo ra năng lực cạnh tranh mới và bảo đảm sự phát triển bền vững của

trái nhãn tiêu da bò trong nhiều năm tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích chuỗi giá trị và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị nhãn tiêu da bò tỉnh đồng tháp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)