Theo Porter. M.E (1985), chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó, khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng; các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động
chính.
Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng
(Kaplinsky.R và Morris.M, 2001).
Một chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như
Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau (các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sản phẩm nào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩm cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví dụ như: nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối sản phẩm cụ thể. Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạt động kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất ban đầu tới những người tiêu dùng cuối cùng.
12
Một mô hình kinh doanh đối với sản phẩm thương mại cụ thể, mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng công nghệ cụ thể và là cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất và marketing giữa nhiều doanh nghiệp.