- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên
3.3.7. Xây dựng chiến lược và các hình thức thực hiện bảo vệ môi trường
Trong khai thác hải sản
- Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân
trong bảo vệ môi trường, nguồn lợi; trong đó phải thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm bảo không gây rò rỉ xăng dầu ra sông, biển; bố trí các dụng cụ thu gom rác thải sinh hoạt trên tàu thuyền tránh xả thải xuống sông, biển.
- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi như dùng kích điện, chất nổ, chất độc,…
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các cảng cá, bến cá, chợ cá,…
như thường xuyên thu gom và xử lý chất thải, khơi thông cống rãnh, phân khu chức năng hợp lý theo từng mặt hàng, và tăng cường xử phạt hành chính đối với các vi phạm.
Trong nuôi trồng thủy sản
- Các dự án đầu tư vào các vùng nuôi tập trung phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững.
- Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác
giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
- Các vùng nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải bố trí hệ thống
công trình ao nuôi, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường ngoài. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi và sản xuất giống theo Tiêu chuẩn ngành. Tất cả các nguồn nước thải ra môi trường
bên ngoài phải đảm bảo tiêu chuẩn nước của quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi
tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAP,…) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm dịch các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.
Trong chế biến và tiêu thụ thủy sản
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh gắn với xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung, đặc biệt là sớm hoàn thiện khu cảng cá Tắc Cậu giai đoạn II nhằm di dời toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện di dời vào các khu này, do đó sẽ ổn định được sản xuất và dễ dàng kiểm soát môi trường.
- Cần có các chính sách khuyến khích, động viên và bắt buộc các doanh
nghiệp có các giải pháp giảm thiểu và xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Đồng thời phải có chế tài, các chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
- Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, đặc
biệt tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp CBTS áp dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, nước thải, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.
- Nhà nước ưu tiên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng để xây dựng hệ thống
xử lý chất thải riêng cho doanh nghiệp hoặc hỗ trợ di dời doanh nghiệp vào các khu chế biến tập trung để kiểm soát tốt môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thời hạn hiệu lực của quyết định này nên kéo dài đến hết năm 2020.
- Vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thường là quá cao so với
khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ hoặc một phần kinh phí để những cơ sở gặp khó khăn về tài chính, kỹ thuật có thể xây dựng được hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Trong đó hỗ trợ lãi suất vay vốn đang được nhiều doanh nghiệp và các Sở NN&PTNT quan tâm và đề nghị Nhà nước hỗ trợ.
- Vấn đề quy hoạch và thẩm định dự án đầu tư phải được coi trọng hàng
đầu, các cơ sở xây dựng mới phải nằm trong quy hoạch, các dự án phải được thẩm định chặt chẽ và Bản báo cáo tác động môi trường (ĐTM) cần được xem xét góp ý
và giám sát thực hiện việc phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải trong suốt quá trình sản xuất.