Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 108)

- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp

3.1.1.Các chiến lược phát triển của đất nước và địa phương

3.1.1.1.Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ

2011 - 2020 đạt từ 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2

lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020, công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85%; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

Với những chiến lược và mục tiêu chung của cả nước, tỉnh Kiên Giang cần có những định hướng phù hợp với mục tiêu chung, trong đó cần phát huy những thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

3.1.1.2. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước”. Nghị quyết đã đưa ra những định hướng lớn phát triển kinh tế biển Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu tổng quát Việt Nam sẽ là một quốc gia mạnh về kinh tế biển. Trong đó lĩnh vực thuỷ sản được coi là một trong những thế mạnh hàng đầu cần tập trung phát triển.

3.1.1.3. Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020

Quyết định 1690/QĐ – Ttg của Thủ tướng chính phủ đã ban hành vào ngày

2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, ngành thủy sản Việt Nam cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng.

Tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

3.1.1.4. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 939/QĐ-TTg, ngày 19/07/2012 phê duyệt quy hoạch thổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đề ra là xây dựng, phát triển vùng này trở thành trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; phát triển mạnh kinh tế biển và phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; là địa bàn cầu nối để chủ động hội nhập, giao thương, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực; bảo đảo vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

3.1.1.5. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg, ngày 26/07/2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13% thời kỳ

2011 - 2015 và 14% thời kỳ 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.500 - 2.600 USD, năm 2020 đạt 4.500 - 4.600 USD.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu các ngành nông nghiệp là 30%, công nghiệp là 32%, dịch vụ là 38%; và cơ cấu tương ứng vào năm 2020 là 20%; 37%; 43%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD năm 2015 và 1.300 triệu USD năm 2020.

Các nghị quyết, quyết định trên đã một lần nữa khẳng định và nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh, là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng định hướng.

3.1.2. Nhu cầu sản phẩm thủy sản trên thị trường

3.1.2.1. Nhu cầu trong nước

Nguồn cung: Theo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, tổng sản

lượng thủy sản của Việt Nam sẽ đạt 5,7 triệu tấn, với 3,5 triệu tấn từ NTTS vào năm 2015 và 6,7 triệu tấn năm 2020, trong đó 4,3 triệu tấn từ NTTS

Nhu cầu tiêu thụ: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản nội địa sẽ tăng mạnh

trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn. Dự báo từ năm 2010 đến năm 2020, nếu mức tiêu thụ thủy sản tăng lên 24 kg/người/năm thì lượng tiêu thụ thủy sản trong nước sẽ lên tới 1,95 triệu tấn vào năm 2010; 2,18 triệu tấn. Dự báo nhu cầu tiêu thụ về chất lượng thủy sản cho rằng đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng ngày càng cao, chỉ các giống loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng bảo đảm mới hấp dẫn được người tiêu dùng, các loài cá đã chế biến, tươi sống và kể cả đồ hộp sẽ trở thành sản phẩm hàng hoá phổ biến trên thị trường. Những đối tượng thủy sản giá trị cao như tôm biển, cua, ghẹ, tôm hùm, các loại cá như; cá mú, cá giò, cá chình, cá quả, cá rô phi, cá trắm đen,... được tiêu thụ rộng rãi và chủ yếu dưới dạng tươi sống.

3.1.2.2. Dự báo nhu cầu thế giới

Nguồn cung: Theo FAO, tổng sản lượng thủy sản thế giới được dự báo là

con số này đạt 152.441 nghìn tấn. Cơ cấu sản lượng thủy sản trong thời gian tới có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng sản lượng khai thác còn khoảng 45% vào năm 2030, tăng nuôi trồng lên đến 55%. Trong tương lai, NTTS có tiềm năng tăng trưởng lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Bảng 3.1: Dự báo sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới đến năm 2030 ĐVT: nghìn tấn Danh mục 2015 2020 2025 2030 Tổng sản lượng 130.091 136.897 144.328 152.441 Khai thác 66.825 67.305 67.776 68.237 Tỷ trọng 51% 49% 47% 45% Nuôi trồng 63.266 69.592 76.552 84.204 Tỷ trọng 49% 51% 53% 55%

Nguồn: 5TUhttp://www.globefish.orgU5T

Nhu cầu tiêu thụ: Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản

thế giới năm 2015 khoảng 165 triệu tấn, tăng lên 191 triệu tấn vào năm 2020 và sẽ đạt 245,433 triệu tấn vào năm 2030, trong đó các nước đang phát triển sẽ chiếm 88% tổng nhu cầu.

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ cá trên thế giới đến năm 2030

ĐVT: nghìn tấn

Danh mục 2015 2020 2025 2030

Thế giới 165.006 190.913 217.827 245.433

Các nước đang phát triển 136.459 162.045 188.717 216.141

Tỷ trọng 83% 85% 87% 88%

Các nước phát triển 28.547 28.868 29.110 29.292

Tỷ trọng 17% 15% 13% 12%

Nguồn: 5TUhttp://www.globefish.orgU5T

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)