- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên
2.3.7.1. Những thành tựu
- Công suất bình quân tàu thuyền khai thác được cải thiện, nâng cao đáng
kể, đặc biệt là loại tàu thuyền có công suất lớn trên 400 CV, cải thiện khả năng khai thác xa bờ, khai thác tại các vùng biển hợp tác với nước ngoài.
- Sản lượng khai thác hải sản tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng cao,
mặc dù khai thác đã vượt quá nguồn lợi của vùng biển Kiên Giang, điều này cho thấy ngành khai thác đang có xu hướng vươn mạnh ra xa bờ, khai thác ngoài vùng biển của tỉnh, khai thác viễn dương và hợp tác khai thác với các nước trong khu vực.
- Ngành NTTS của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi
nhiều đối tượng và đa dạng các mô hình nuôi trồng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi đạt khá (27,7%/năm), giá trị tăng bình quân 21,9%/năm. NTTS đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản lượng và giá trị sản phẩm của ngành thủy sản. Đây là xu hướng tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và thế giới, đúng định hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang.
- Chế biến thủy sản có công suất lớn, có khả năng tạo ra khối lượng hàng
tăng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm trang thiết bị mới, thay thế dần thiết bị cũ lạc hậu và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, SQF, ISO,…
- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá có số lượng nhiều. Cảng cá Tắc
Cậu có thể phát triển thành trung tâm nghề cá của cả khu vực.
2.3.7.1. Những hạn chế
- Mặc dù công suất bình quân tàu thuyền được cải thiện, nhiều loại tàu trên
90 CV, đặc biệt là loại trên 400 CV đang gia tăng mạnh, song tàu thuyền dưới 90 CV vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là loại dưới 20 CV với trang thiết bị lạc hậu, khai thác ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi.
- Năng suất khai thác hải sản theo giá trị có xu hướng tăng dần song do phát
triển năng lực tàu thuyền quá nhanh làm cho mất cân đối với nguồn lợi, điều này dẫn đến năng suất khai thác theo sản lượng và theo lao động có xu hướng giảm, hiệu quả khai thác nói chung chưa cao.
- Nuôi trồng đạt được sự tăng trưởng khá nhưng sản xuất còn manh mún,
quy mô hộ gia đình là chủ yếu, dẫn đến khó khăn trong tổ chức sản xuất theo hướng
liên kết theo chuỗi giá trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh
tranh. Mối quan hệ giữa nuôi trồng, khai thác và chế biến vẫn còn hạn chế. Khó
khăn trong bài toán xây dựng cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất, hiệu quả hoạt động của ngành.
- Chưa tận dụng hiệu quả công suất chế biến hiện có. Tốc độ tăng sản lượng
chế biến thủy sản còn khiêm tốn, mặt hàng chế biến đơn điệu, sản phẩm chế biến ở dạng tinh chế còn rất ít, chủ yếu ở dạng thô giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của một tỉnh có nghề cá lớn như Kiên Giang.
- Mặc dù đã được nhà nước quan tâm hỗ trợ vay vốn sản xuất, nhưng khả
năng tiếp cận nguồn vốn của nông dân là rất khó khăn, hoặc được vay nhưng không đủ cho sản xuất.
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng song tỷ trọng tập trung chủ yếu vào thị trường Châu Á, giá xuất khẩu bình quân đạt được chưa cao, khả năng rủi ro lớn khi có những tác động do khủng hoảng kinh tế ở những nước này.
- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ thủy sản như hệ thống thủy lợi, hệ thống
điện, giao thông; các cảng cá, bến cá và khu chế biến thủy sản tập trung mặc dù được quan tâm đầu tư nâng cấp hàng năm song nguồn vốn cho các công trình còn. hạn chế, thời gian đầu tư kéo dài, chưa kịp thời phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành thủy sản.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN KIÊN GIANG