- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KỸ THẬT TIÊU BIỂU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM KHI XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
THỦY SẢN VIỆT NAM KHI XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Tiêu chuẩn HACCP
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn. Hệ thống HACCP giúp tổ chức tập trung vào các nguy cơ có ảnh hưởng đến an toàn / vệ sinh thực phẩm và xác định một cách có hệ thống, thiết lập và thực hiện các giới hạn kiểm soát quan trọng tại các điểm kiểm soát tới hạn trong suốt quá trình chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn này đã được thị trường Mỹ và EU áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu.
Tiêu chuẩn Global GAP
GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn xuất phát từ châu Âu được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP là thiết lập một chuẩn mực trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy, tiêu chuẩn Global GAP có thể coi như một giấy thông hành cho hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập thị trường các nước phát triển, đặc biệt là thị trường Châu Âu.
Tiêu chuẩn JAS
Đối với thị trường Nhật Bản, hàng hóa có dấu JAS (Japan Agricultural
Standards -Tiêu chuẩn các mặt hàng nông, lâm sản) do Bộ Kinh tế Thương mại và
Công nghiệp Nhật Bản (METI) cấp, sẽ được người tiêu dùng rất tín nhiệm. Do đó việc nghiên cứu các tiêu chuẩn này khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cũng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngoài ra, các luật, bộ luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước phát triển cũng quy định rất khắt khe đối với hàng thủy sản tiêu thụ trên thị trường các nước này. Điển hình như Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại của Mỹ, Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật bản. Cụ thể, Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản có
hóa sẽ không được nhập khẩu vào Nhật Bản nếu chứa dư lượng vượt quá mức tối đa đó.
Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Đây là quy định của một số luật chủ yếu của các nước phát triển nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc chính phủ các nước xuất khẩu thuỷ sản áp dụng những thông lệ bảo vệ loài cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác (như Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 của Mỹ; Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét được ban hành năm 1992 của Mỹ; Nghị quyết của Liên Hợp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét với quy mô lớn ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992).
Đặc biệt, từ ngày 1-1-2010, các quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) cũng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận về tính hợp pháp của sản phẩm, phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác,... mới được phép xuất vào thị trường EU.
Luật ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản
Luật này quy định các nhà bán lẻ thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (nước sản xuất) đối với các sản phẩm thủy sản, thịt tươi, các sản phẩm tiêu dùng khác.
Luật ghi nhãn gây khó khăn đối với những nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấy tờ là một vấn đề gây phức tạp, tốn nhiều thời gian đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, luật này lại có tác dụng rất hữu hiệu đối với người tiêu dùng để có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm với những thông tin về xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.