- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên
2.3.3. Tình hình chế biến thủy sản và tiêu thụ sản phẩm
Với tiềm năng, thế mạnh từ nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng và sự đóng góp của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, ngành chế biến thủy sản tỉnh
Kiên Giang ngày càng phát triển. Đây không những là ngành sản xuất quan trọng
trong phát triển kinh tế, mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động trong tỉnh, tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, nâng cao năng lực
ngành công nghiệp của tỉnh so với vùng và cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2.3.3.1. Năng lực chế biến
Số nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn
2002 – 2011, tăng từ 20 lên 198 nhà máy, cơ sở. Trong đó, cơ sở sản xuất nước
mắm chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 80%), với 160 cơ sở. Cùng với sự gia tăng số lượng các cơ sở chế biến là sự cải thiện đáng kể công suất thiết kế. Năm 2002, tổng công suất thiết kế chỉ đạt 44.352 tấn/năm, nhưng đến năm 2011 đã đạt được 118.000 tấn/năm, tăng 2,7 lần. Nhờ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, và sự đầu tư trang bị máy móc, kĩ thuật hiện đại mà tổng công suất thiết kế của các cơ sở, nhà máy chế biến ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng sản lượng thủy sản chế biến.
Bảng 2.13: Năng lực chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2002 – 2011
Danh mục Đvt 2002 2005 2006 2008 2010 2011
Số nhà máy,
cơ sở Nhà máy 20 30 166 189 197 198
Công suất
thiết kế Tấn/năm 44.352 83.552 83.552 118.834 118.674 118.000
Nguồn: Sở NN&PTNT; Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang 2.3.3.2. Giá trị sản xuất của ngành chế biến thủy sản
Công nghiệp chế biến thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2001- 2011 là 11,14%/năm về số lượng và 16,62%/năm về giá trị; đóng góp khoảng
95,03% trong tổng giá trị công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản. Sản lượng tăng từ 54.572 tấn năm 2001, lên 156.900 tấn vào năm 2011, với giá trị tương ứng
845,475 tỷ đồng và 3.934,75 tỷ đồng. Như vậy, sản lượng chế biến thủy sản tăng
Bảng 2.14: Sản lượng chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 -2011 Mặt hàng ĐVT 2001 2006 2008 2009 2010 2011 BQGĐ (%/năm) Thủy sản đông lạnh Tấn 9.591 25.028 34.343 33.043 39.272 46.700 17,15 Khô các loại Tấn 9.281 12.055 10.421 11.380 11.874 15.500 5,26 Bột cá Tấn 10.300 19.299 4.744 25.683 37.812 45.000 15,89 Nước mắm 1000 lít 25.400 36.700 39.600 42.000 43.000 44.500 5,77 Đồ hộp Tấn - 3.725 3.883 3.841 4.947 5.200 3,78 Tổng Tấn 54.572 96.807 92.991 115.947 136.905 156.900 11,14
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang và tính toán của tác giả
- Thủy sản đông lạnh: bao gồm các loại mực, tôm, cá các loại, thịt tép,
ghẹ, nghêu đông lạnh.... Sản lượng tăng từ 9.591 tấn năm 2001, lên 46.700 tấn vào năm 2011, với giá trị tương ứng 580,96 tỷ đồng và 3.217 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2011 đạt 18,67%/năm.
- Khô các loại:. Trong thời gian qua, khô chế biến ngày càng được nâng
cao về chất lượng và đa dạng về sản phẩm. Sản phẩm khô đã được xuất sang các thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, ngành chế biến khô của tỉnh vần còn mang tính chất
manh mún, nhỏ lẻ, điều kiện sản xuất không đạt yêu cầu, đa số cơ sở còn xen lẫn
trong khu dân cư, không có hệ thống xử lý nước thải, làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường dân cư xung quanh và nơi sản xuất. Năm 2001 sản lượng khô các loại từ 9.281 tấn, giảm còn 15.500 tấn năm 2011 và giá trị tương ứng là 139,215 tỷ đồng và 232,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2011 là 5,26%/năm.
- Bột cá: Được sản xuất từ cá tạp, phế liệu của các nhà máy chế biến thủy
sản. Sản lượng bột cá tăng từ 10.300 tấn năm 2001, lên 45.000 tấn năm 2011, với giá trị tương ứng là 61,8 tỷ đồng và 270 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2011 đạt 15,89%/năm.
- Nước mắm: Sản lượng nước mắm tăng từ 25.400 triệu lít năm 2001, lên
tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2011 là 5,77%/năm. Nước mắm tỉnh Kiên Giang nổi tiếng với thương hiệu nước mắm Phú Quốc.
Bảng 2.15: Giá trị sản lượng chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 -2011 ĐVT: Triệu đồng Mặt hàng 2001 2006 2008 2009 2010 2011 BQGĐ (%/năm) Thủy sản đông lạnh 580.960 1.595.880 2.176.690 2.164.500 2.671.590 3.217.000 18,67 Khô các loại 139.215 180.825 156.315 170.700 178.110 232.500 5,26 Bột cá 61.800 115.794 28.464 154.098 226.872 270.000 15,89 Nước mắm 63.500 91.750 99.000 105.000 107.500 111.250 5,77 Cá hộp - 74.500 77.660 76.820 98.940 104.000 3,78 Tổng 845.475 2.058.749 2.538.129 2.671.118 3.283.012 3.934.750 16,62
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang và tính toán của tác giả
- Đồ hộp: Sản lượng đồ hộp chế biến tăng từ 3.725 tấn năm 2001 lên 5.200
tấn năm 2011 với các giá trị tương ứng là 74,5 tỷ đồng và 104 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2006 – 2011) đạt 3,78%. Điều này cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành chế biến thủy sản của tỉnh, hướng đến những sản phẩm tinh chế, mang lại giá trị gia tăng, phục vụ xuất khẩu thu ngoại tệ.
Hình 2.10: Biểu đồ cơ cấu giá trị ngành chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang năm 2011
Về cơ cấu theo giá trị chế biến thủy sản năm 2011 trên địa bàn tỉnh, thuỷ sản đông lạnh chiếm tỷ trọng cao khoảng 81,76%, tiếp đến là bột cá chiếm 6,86%, khô các loại chiếm 5,91%, nước mắm 2,83%, cá hộp là 2,64% ...
2.3.3.3. Trình độ công nghệ chế biến thủy sản
Trong cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản theo trình độ công nghệ, sản
phẩm thủy sản sơ chế chiếm tỉ trọng rất lớn, thủy sản tinh chế có giá trị gia tăng chiếm tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại đang được áp dụng ngày càng phổ biến, rộng rãi hơn, điều này làm cho các sản phẩm thủy sản tinh chế ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng, đem lại giá trị gia tăng lớn, phục vụ xuất khẩu, thu ngoại tệ.
- Thủy sản đông lạnh: Nhu cầu của thị trường xuất khẩu đòi hỏi ngày càng
nhiều các sản phẩm cấp có chất lượng cao, do đó các doanh nghiệp đã từng bước
thay đổi công nghệ và đầu tư các thiết bị cấp đông như: Băng chuyền IQF, tủ đông tiếp xúc, tủ đông gió với thời gian cấp đông đáp ứng yêu cầu của thị trường Châu
Âu. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư trên 98 tủ đông các loại, với
tổng công suất cấp đông trên 72.000 tấn/năm. Các thiết bị chuyên dùng như: Máy sản xuất đá vảy, máy phân loại, thiết bị hấp, máy phân cỡ, kho trữ đông,... cũng đã được các doanh nghiệp trang bị đầy đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
- Chế biến hàng khô: Hiện nay, các cơ sở chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình
chủ yếu vẫn sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô, chỉ khi trời mưa mới đưa vào sấy bằng than có dùng quạt gió để tuần hoàn khí nóng trong phòng sấy.
- Chế biến nước mắm: Chế biến nước mắm vẫn còn mang tính chất thủ
công truyền thống. Trong thời gian qua, các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh đã đầu tư trang bị thêm các hệ thống xử lý và hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, hệ thống chiết chai chân không và dây chuyền xử lý nhiệt khép kín, sử dụng thiết bị đóng chai công nghiệp...
- Chế biến bột cá: Chủ yếu sử dụng thiết bị mua từ Trung Quốc, Thái Lan
chuyền khép kín, từ khâu nạp nguyên liệu cho đến khi ra sản phẩm bột cá. Do chế biến bột cá có đặc điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên các cơ sở chế biến bột cá đã quan tâm đến việc xử lý ô nhiễm mùi và nước thải để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
- Chế biến đồ hộp: Được đầu tư cải tiến các thiết bị như thanh trùng, ghép
mí, thiết bị hấp, kho bảo quản,... kết hợp đổi mới phương pháp sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu.
2.3.3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường trong nước
Trong thời gian qua, khối lượng thủy sản chế biến cho tiêu thụ nội địa rất lớn, vượt khá xa lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Thị trường nội địa tiêu thụ một lượng thủy sản có giá trị tương đương với xuất khẩu. Tổng sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa năm 2001 là 53.672 tấn, tăng liên tục qua các năm, đến năm 2011 đạt 149.427 tấn, tăng 96.755 tấn, tăng 2,8%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 12,3%. Các nhóm sản phẩm tiêu thụ nội địa chính là thủy sản đông lạnh, khô các loại, đồ hộp, nước mắm và bột cá.
Nước mắm tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm tới 98 – 99% mặt hàng này, một phần nhỏ khoảng 1 – 2% được xuất khẩu sang EU (chủ yếu là Pháp), Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước ASEAN. Kênh tiêu thụ sản phẩm chính là từ tập đoàn Unilever. Tập đoàn này hàng năm nhận hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho công ty Quốc Dương khoảng 6 triệu lít nước mắm.
Thủy sản đông lạnh được tiêu thụ nội địa bao gồm tôm đông, cá đông, mực và bạch tuộc đông, hải sản đông khác như thịt tép, thịt ghẹ, thịt nghêu,…trong đó, tôm đông, mực đông có khối lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa cao nhất.
Hàng khô bao gồm tôm khô sấy, cá khô, cá cơm sấy và mực khô. Cá khô và mực khô là hai mặt hàng có khối lượng sản phẩm tiêu thụ cao nhất trong loại hàng này.
Bảng 2.16: Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa giai đoạn 2001 – 2011 ĐVT: tấn Mặt hàng 2001 2006 2008 2009 2010 2011 TTBQ (%/năm) Tổng 52.672 88.702 82.572 100.430 120.694 149.427 12,3 Thủy sản đông lạnh 12.201 18.702 15.538 15.189 20.193 18.780 4,4 Khô các loại 7.026 11.676 12.581 13.792 14.959 14.987 7,9 Đồ hộp 425 2.586 3.883 3.841 4.947 6.371 31,1 Nước mắm (10P 3 P lít) 24.967 36.439 39.460 41.925 42.783 44.289 5,9 Bột cá 8.053 19.299 11.110 25.683 37.812 65.000 23,2
Nguồn: Chi cục Thống kê Kiên Giang
Giá trị sản lượng chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 899 tỷ đồng năm 2001, tăng lên 1.245 tỷ đồng năm 2011, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,3%/năm. Trong đó, thủy sản đông lạnh đóng góp giá trị lớn nhất là 765 tỷ đồng (năm 2011), sau đó là hàng khô với 243 tỷ đồng, đồ hộp 206 tỷ đồng, nước mắm 121 tỷ đồng, thấp nhất là bột cá chỉ còn 19 tỷ đồng. Giá trị sản lượng bột cá có nhiều biến động, giai đoạn 2001- 2006, giá trị sản lượng bột cá tăng từ 68 tỷ đồng lên 175 tỷ đồng, sau đó giảm nhanh, đến năm 2011 chỉ còn 19 tỷ đồng. Nguyên nhân là do việc sản xuất bột cá phụ thuộc rất lớn vào tình hình xuất khẩu cá tra, khi sản lượng xuất khẩu cá tra thấp thì được sử dụng trong nước để sản xuất bột cá.
Bảng 2.17: Giá trị sản lượng chế biến tiêu thụ nội địa theo giá so sánh (1994) giai đoạn 2001 -2011 ĐVT: tỷ đồng Mặt hàng 2001 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TTBQ(%) Tổng 899 1.454 1.364 1.129 1.166 1.205 1.245 3,3 TS đông lạnh 670 1.020 942 736 746 755 765 1,3 Đồ hộp 8 52 69 78 109 149 206 38,3 Bột cá 68 116 76 28 25 22 19 -11,6 Hàng khô 105 175 181 189 206 224 243 8,8 Nước mắm 62 91 96 99 106 113 121 6,9
Thị trường ngoài nước
Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của tỉnh ngày càng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các doanh nghiệp công nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, tăng cường công tác tiếp thị và quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện mở rộng thị trường và sản lượng các mặt hàng xuất khẩu ngày càng lớn, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản chế biến tăng cao qua các năm.
Bảng 2.18: Giá trị và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (2006 – 2011)
ĐVT: Giá trị (triệu USD); Tỉ trọng (%)
Kim ngạch XK
2006 2008 2010 2011 TTBQ (%/năm) (%/năm)
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Nông
nghiệp 230,3 100 504,5 100 456,5 100 623,8 100 22 Thủy sản 71,1 30,9 108,9 21,6 115 25,2 152 24,4 16,4
Nguồn: Sở Công thương Kiên Giang
Hình 2.11: Biểu đồ tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp (2006 – 2011)
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục qua các năm, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 71,1 triệu USD, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, đến năm 2011 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 152 triệu
USD, chiếm 24,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2006 – 2011 trị giá hàng thủy sản tăng 80,9 triệu USD, tăng 2,14 %. Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 – 2011 tốc độ tăng kim ngạch thủy sản xuất khẩu bình quân là 16,4%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu (9,7%/năm). Điều này chứng tỏ tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng cao.
Bảng 2.19: Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nước ngoài giai đoạn 2001 – 2011 ĐVT: tấn Mặt hàng 2001 2006 2008 2009 2010 2011 TTBQ (%/năm) Tổng 27.669 26.094 26.823 20.450 22.842 41.435 4,1 Thủy sản đông lạnh 9.476 14.311 22.620 19.867 22.095 25.433 10,4 Khô các loại 1.943 839 565 508 530 513 -12,5 Đồ hộp - 1.225 - - - 10.300 - Nước mắm (10P 3 P lít) 52 261 140 75 217 211 15 Thuỷ sản khác 16.198 9.458 3.498 0 0 4.978 -11,1
Nguồn: Chi cục Thống kê Kiên Giang
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Tổng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu năm 2001 là 27.669 tấn, đến năm 2011 tăng lên 41.435 tấn, tăng trưởng bình quân giai đoạn là 4,1%/năm.
Thủy sản đông lạnh là nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2011, xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 25.435 tấn, chiếm trên 60% tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 10,4%/năm. Trong đó, mực đông chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là cá đông và tôm đông lạnh. Khô các loại xuất khẩu có xu hướng giảm dần, từ 1.943 tấn (năm 2001) giảm xuống chỉ còn 513 tấn, bình quân giảm 12,5%/năm. Mặt hàng khô xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là cá cơm sấy. Xuất khẩu đồ hộp từ chỗ chỉ đạt 1.225 tấn vào năm 2006, tăng lên 10.300 tấn năm 2011. Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Bảng 2.20: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2003-2011
ĐVT: %
Thị trường 2003 2005 2007 2008 2009 2011
Cơ cấu theo sản lượng
xuất khẩu 100 100 100 100 100 100
Thị trường Châu Á 61 69 38 43 54 61
Thị trường Châu Âu 19 16 4 15 24 21
Thị trường Bắc Mỹ 14 2 1 3 4 4
Thị trường Khác 5 6 35 33 17 15
XK uỷ thác, tiểu ngạch 0 6 22 6 - -
Cơ cấu theo giá trị kim
ngạch xuất khẩu 100 100 100 100 100 100
Thị trường Châu Á 34 61 51 56 57 58
Thị trường Châu Âu 11 14 4 15 24 23
Thị trường Bắc Mỹ 52 11 1 3 3 3
Thị trường Khác 3 8 11 11 16 16