Đánh giá chung về điều kiện phát triển

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 66)

- Giao thông hàng không: Hiện nay, Kiên Giang có hai sân bay đang hoạt động: sân bay Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc Sân bay Rạch Giá trước đây

2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển

2.2.4.1. Những lợi thế so sánh

Vị trí địa lý đã tạo nền tảng vững chắc cho Kiên Giang thiết lập mối quan hệ trong phát triển giao lưu, trao đổi nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa, kinh nghiệm với các địa phương lân cận.

So với các địa phương khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài, ngư trường khai thác rộng lớn nhờ biển rộng, nhiều cửa sông, kênh rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho nghề khai thác biển, khai thác nội đồng và nuôi trồng thủy sản phát triển.

Hệ thống các đảo lớn nhỏ cho phép phát triển nhiều đối tượng nuôi biển, đặc biệt là nuôi cá lồng bè, ngọc trai... Nằm trong vịnh Thái Lan và có nhiều đảo, quần đảo che chắn, tạo nên vùng biển kín, rất ít chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng bất lợi của thời tiết, khí hậu tạo điều kiện cho tàu cá khai thác quanh năm. Những thuận lợi có được hơn nhiều các tỉnh ven biển khác ở nước ta.

Kiên Giang là tỉnh có lợi thế tuyệt đối về địa hình với các vùng địa hình tương đối đồng nhất, rất thuận lợi để phát triển đa dạng ngành nuôi trồng thủy sản, như:

- Vùng Tứ giác Long Xuyên: thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn

như cua, sò huyết, hến biển, vẹm xanh hoặc nuôi cá ao mặn lợ. Ngoài ra vùng này còn có điều kiện tốt để nuôi chuyên tôm nước lợ kết hợp trồng lúa 1 vụ.

- Vùng Tây sông Hậu: thuận lợi nuôi cá nước mặn, lợ và nuôi thủy sản nước ngọt.

- Vùng U Minh Thượng: nuôi tôm nước mặn, tôm nước lợ, thủy sản nước

ngọt và nuôi cá dưới rừng tràm là tiềm năng của vùng.

- Vùng đảo và hải đảo: nuôi trồng thủy sản ở vùng này có nhiều điều kiện

để phát triển với các đối tượng như ngọc trai, cá biển nuôi lồng, cá lồng bè nước ngọt, bào ngư, hải sâm...

Cấu trúc nền đáy vùng biển Kiên Giang đã tạo ra những điều kiện tốt cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Với chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát và cát bùn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển các bãi nghêu, sò giống hàng năm. Các rạn đá tổ ong phân bố rải rác đều trên bề mặt đáy khu vực quanh quần đảo Nam Du đã làm tăng mật độ và phong phú các loài cá sinh sống ở đây hơn các khu vực khác. Bờ biển nông, độ dốc nhỏ, thoải dần từ bờ ra khơi thuận lợi cho nuôi cá lồng trên biển.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao, ổn định, lượng mưa nhiều, là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới với năng suất, chất lượng cao.

Nhiệt độ không khí cao, số giờ nắng lớn giúp cho các hoạt động phơi, sấy,

bảo quản sản phẩm được đảm bảo.Các hiện tượng thời tiết bất thường như thiên tai,

bão, dông có diễn ra nhưng rất ít gây ra tác hại, nên đã giúp cho mọi hoạt động của

ngành thủy sản được diễn ra xuyên suốt trong năm.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ đem đến cho Kiên Giang lợi thế về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đây đồng thời là môi trường thuận lợi cho các giống loài cá nước ngọt như cá lóc, cá sặc, cá rô, cá trê, cá thát lát và một số loài

đặc sản như tôm càng xanh, rắn, rùa, lươn, ếch,... sinh sống và phát triển. Cùng với

công tác ngọt hóa nội đồng, sự xâm nhập mặn thông qua hệ thống kênh rạch đóng vai trò quan trọng trong việc phân vùng nuôi thủy sản nước mặn, lợ, ngọt khác nhau, tạo nên sự phong phú trong hình thức nuôi và sự đa dạng về các sản phẩm

ngành thủy sản. Chất lượng môi trường nước nội đồng cũng như ven biển mặc dù có dấu hiệu ô nhiễm ở một số chỉ tiêu song vẫn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Dòng hải lưu trên vùng biển Kiên Giang giúp đưa về đây các phù du sinh vật, các loại tôm, cá,… Thủy triều ở các khu vực có đỉnh triều cao cung cấp nguồn nước để nuôi trồng thủy sản dồi dào vào mùa khô.

Kiên Giang có nguồn lợi thủy sản dồi dào, đa chủng loại với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, khả năng khai thác lớn là lợi thế lớn cho khai thác thủy sản cả trên biển và trong nội đồng.

Rừng giữ nước, góp phần làm ổn định hệ sinh thái trong vùng nuôi thủy sản. Vườn quốc gia U Minh Thượng là nơi bảo tồn rất lý tưởng các loài động thực vật quí hiếm, là nơi dự trữ sinh quyển lớn thứ 5 của Việt Nam. Các rạn san hô và thảm cỏ biển ở vùng biển Phú Quốc là môi trường sinh sống thuận lợi của nhiều loại hải sản quý hiếm.

Về kinh tế, tỉnh có bước phát triển đáng khích lệ, GDP tăng trưởng khá, cao hơn bình quân cả nước và một số tỉnh trong vùng. Cơ cấu kinh tế đang đang chuyển dịch đúng hướng. Cơ cấu nội bộ ngành thủy sản đang chuyển dịch từ khai thác sang nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, phù hợp với chủ trương và định hướng của tỉnh và ngành trong thời gian qua.

Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không nối liền các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế.

Trong tương lai hành lang ven biển sẽ là hành lang kinh tế quan trọng của vùng, sẽ tập trung để phát triển các đô thị chuyên ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng như: Phú Quốc, Kiên Lương và Hà Tiên gắn với các khu kinh tế lớn đã được Chính phủ quyết định thành lập gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên,

Khu kinh tế đặc biệt Phú Quốc, gắn với các đô thị đào tạo Cần Thơ, Long Xuyên,

Rạch Giá,... sẽ hình thành chuỗi đô thị công nghiệp-dịch vụ mới song song với các công trình hạ tầng trong đó có công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, các dịch vụ cảng và vận tải biển,...

Hệ thống thủy lợi của tỉnh không ngừng được hoàn thiện phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng. Hệ thống kênh cấp 2 và hệ thống thủy lợi nội đồng đã hoàn thành cơ bản và đảm bảo nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tiêu nước, giảm úng ngập vào mùa lũ, tiêu chua, rửa phèn cho 450.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, lấy phù sa từ sông Hậu đưa vào đồng ruộng, ngăn mặn từ biển Tây phục vụ 100.000 ha đất ven biển.

Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, vừa là lực lượng lao động xã hội đông đảo, vừa là nguồn tiêu thụ thủy sản lớn. Lao động cần cù, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất thủy sản, là một nguồn lực quan trọng không thể thiếu để phát triển thủy sản tỉnh nhà.

2.2.4.2. Những khó khăn, hạn chế

Tỉnh nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ,... nên bất lợi trong giao thương, gia tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, khó khăn trong việc tiếp cận khoa học, công nghệ mới.

Sự xâm nhập mặn thông qua hệ thống kênh rạch và sự ngọt hóa nội đồng bằng hệ thống cống, đập là nguyên nhân gây ra tình trạng tù đọng các chất ô nhiễm trong môi trường nước.

Những khu vực tập trung đất phèn làm nguồn nước cũng bị nhiễm phèn, khi độ PH của nước xuống dưới mức 4 cá tôm sẽ chết hàng loạt.

Thủy triều ở các khu vực có đỉnh triều cao gây thất thoát tôm cá vào mùa lũ.

Rừng góp phần làm ổn định hệ sinh thái trong vùng nuôi thủy sản, rừng ngập mặn ở vùng nuôi thủy sản nước mặn, rừng tràm ở vùng nước ngọt ảnh hưởng bởi phèn. Sự suy giảm tài nguyên rừng ngập mặn làm xáo trộn về sinh cảnh của rừng gây ra tình trạng phèn hóa đất đai, nước kênh rạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng các loài thủy sản đang được nuôi trong khu vực.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh thì nông nghiệp còn chiếm tới 41%, trình độ nông nghiệp còn thấp, ảnh hưởng đến tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa chung của đất nước.

Lực lượng lao động đông đảo nhưng chất lượng lao động thấp, thành phần dân tộc đa dạng, hệ thống giáo dục còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nên khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học công nghệ mới rất hạn chế.

Hiện nay một số cống dưới đê biển chưa hoàn thành nên việc cấp nước mặn cho một số vùng nuôi tôm gặp khó khăn. Một số công trình ngăn mặn cũng chưa hoàn thành, xâm nhập mặn còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản.

Hệ thống cầu cảng trên đảo còn thiếu nên việc thông thương giữa đảo và đất liền còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)