Phát triển thủy sản theo các vùng không gian lãnh thổ

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 119)

- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên

3.2.5. Phát triển thủy sản theo các vùng không gian lãnh thổ

3.2.5.1. Vùng Tứ giác Long Xuyên

Gồm các huyện, thị: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, TX Hà Tiên, TP Rạch Giá và một phần của huyện Châu Thành, Tân Hiệp. Vùng này cần phát huy các thế mạnh để phát triển toàn diện các lĩnh vực của ngành, với các khâu đột phá là khai thác xa bờ, nuôi tôm thâm canh, dịch vụ nghề cá tại TP Rạch Giá và TX Hà Tiên.

- Tăng cường khai thác xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản khu vực ven bờ,

bảo vệ các bãi hải đặc sản, nhất là nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với đầu tư khu tránh bão, cảng cá, bến cá tại Vàm Răng, Ba Hòn, Lình Huỳnh, Tiên Hải và Rạch Giá. Phát triển mạnh đóng sửa tàu cá tại Rạch Giá và Hà Tiên.

- Từng bước chuyên canh hóa các vùng nuôi trồng thủy sản. Phát triển mở

rộng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tại Hòa Điền, Dương Hòa, Bình An, Bình Trị (Kiên Lương); Phú Mỹ, Phú Lợi (Giang Thành); Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh (Hòn Đất); P. Đông Hồ, xã Thuận Yên và một phần xã Mỹ Đức (TX Hà Tiên). Tổ chức nuôi hải sản lồng bè. Đầu tư xây dựng trại giống cấp tỉnh tại Kiên Lương để cung ứng giống hải sản cho cả vùng.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ để thu hút đầu tư

vào chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung, đặc biệt là tại các vùng nuôi tôm thâm canh.

3.2.5.2. Vùng Tây sông Hậu

Gồm huyện Giồng Riềng và một phần huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Gò

- Vùng này cần phát triển mạnh các mô hình nông – lâm – ngư kết hợp, đặc biệt là mô hình tôm – lúa, cá – lúa. Phát triển nuôi cá thâm canh, bán thâm canh tại

một số khu vực có điều kiện.

- Xây dựng trại giống thủy sản nước ngọt cấp tỉnh tại Tân Hiệp cung cấp

nguồn giống cho các huyện nước ngọt thuộc vùng Tây Sông Hậu.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của KCN Cảng

cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành).

3.2.5.3. Vùng U Minh Thượng

Gồm các huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và một phần của huyện Gò Quao.

- Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả của các mô hình canh tác phù hợp

với tập quán sản xuất của người dân và môi trường sinh thái nơi đây như: lúa – tôm,

lúa – cá. Ngoài ra phát triển nuôi họ nhuyễn thể: sò, hến biển ở vùng bãi triều xã

Thủy Liễu, Thới Quản (Gò Quao), khu vực bãi bồi các xã Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên (An Biên), khu vực bãi triều ven biển (An Minh); phát triển

nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh ở Vĩnh Phong, Phong Đông, Vĩnh Thuận

(Vĩnh Thuận).

- Ở vườn quốc gia U Minh Thượng: nuôi, bảo vệ và khai thác hiệu quả thủy

sản dưới tán rừng; kết hợp phát triển thủy sản với du lịch sinh thái.

- Cải tạo nâng cấp cảng cá Xẻo Nhàu kết hợp với khu neo đậu tránh bão.

3.2.5.4. Vùng Hải Đảo

Gồm huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc.

- Phát triển mạnh khai thác hải sản xa bờ. Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng

cá, bến cá kết hợp khu tránh bão tại Dương Đông, An Thới, Thổ Châu, Bãi Thơm,

Gành Dầu (huyện Phú Quốc) và Nam Du, Lại Sơn, Hòn Tre (huyện Kiên Hải). Tiếp

tục xây dựng và tăng cường năng lực quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc.

- Xây dựng một số trung tâm cơ khí tàu thuyền có quy mô lớn và hiện đại

- Phát triển mạnh nuôi hải sản lồng bè trên biển với các đối tượng có giá trị cao như: cá mú, cá bớp, cá hồng, tôm hùm; phát triển nuôi trai ngọc tại Phú Quốc; kết hợp phát triển thủy sản với du lịch. Xây dựng vùng sản xuất giống tập trung ở Phú Quốc.

- Bảo vệ và phát triển thương hiệu nước mắm Phú Quốc trên thị trường

quốc tế.

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)