- Nuôi giàn hay dây treo: Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các
1.5.2. Kinh nghiệm từ một số mô hình NTTS trong nước
1.5.2.1. Mô hình “Chuỗi liên kết giá trị” ở Cà Mau
Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Cà Mau, trung bình hằng năm tổng sản lượng NTTS khoảng 225.000 tấn, riêng tôm khoảng 120.000 tấn. Có tổng số 28 công ty với 38 xí nghiệp chế biến thuỷ sản trực thuộc trên toàn tỉnh, tổng công suất thiết kế 190.000 tấn/năm. Năng lực chế biến xuất khẩu thuỷ sản và thị trường xuất khẩu ngày càng được nâng cao và mở rộng. Hiện tôm Cà Mau đã có mặt tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ; các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm đều được tổ chức quốc tế chứng nhận, sản phẩm tôm chế biến đa dạng và phong phú theo yêu cầu của từng khách hàng. Đặc biệt, tôm sinh thái Cà Mau đã được Tổ chức Naturland chứng nhận và giá trị được nâng lên hơn 10% so giá thị trường.
Trước đây, người nuôi tôm không làm giàu từ chính nguồn thủy sản mình làm ra mà luôn lao đao bởi chuỗi liên kết giá trị chưa có sự phối hợp giữa các chủ thể. Tức là giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng giống, thuốc, thức ăn, chế phẩm sinh học và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản hầu hết chỉ phát triển theo lĩnh vực của mình, chưa có sự phối hợp, liên kết với nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất giống phải qua đại lý mới đến người nuôi. Còn
doanh nghiệp chế biến thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học đến đại lý cấp 1, rồi cấp 2 mới đến tay người tiêu dùng dưới dạng hợp đồng. Từ người nuôi đến xuất khẩu phải trải qua 4 giai đoạn. Cũng có nghĩa là số lợi nhuận mà người nuôi tôm thật sự nhận được giảm dần qua các giai đoạn ấy. Và cuối cùng người trực tiếp sản xuất ra con tôm, cũng là người chịu nhiều vất vả, rủi ro nhất.
Từ những thực tế đó, Sở NN&PTNT xây dựng mô hình liên kết mới, trong đó có sự tham gia tích cực và gắn trách nhiệm từ các bên trong chuỗi giá trị. Đối với người nuôi tôm: một đơn vị diện tích đất nuôi tôm công nghiệp phải góp tối thiểu 25% vốn (qua máy móc, trang thiết bị, con giống, lao động, nhiên liệu…); doanh nghiệp cung cấp vật tư hỗ trợ người nuôi tôm tối thiểu 35% thông qua hình thức bán hàng trả sau không tính lãi. Còn về phía ngân hàng cho vay tối thiểu 40% vốn qua hình thức cho vay thế chấp. Doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi tôm thông qua tất cả các kích cỡ tôm với giá thị trường, xem xét hỗ trợ giá cho bà con trong vùng dự án (có chứng nhận) từ 2-10%/kg tôm nguyên liệu. Nhà nước hỗ trợ cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, thuỷ lợi khép kín, lưới điện 3 pha, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh, xét nghiệm tôm giống và kiểm tra dư lượng kháng sinh và hỗ trợ nhà máy trong việc thu mua và xuất khẩu. Người nuôi tôm được mua trực tiếp con
giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản từ doanh nghiệp với mức ưu đãi. Người nuôi
tôm sẽ được bán trực tiếp con tôm cho doanh nghiệp chế biến, đóng gói bỏ qua 2 trung gian đầu mối. Với mô hình mới sẽ đặt trách nhiệm cho mỗi bên tham gia cùng có lợi. Nhờ vậy, sản xuất sẽ được đẩy mạnh phát triển.
1.5.2.2. Mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh trong mương vườn
Đây là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, phù hợp với
diện tích đất canh tác quy mô nhỏ của nhiều hộ nông dân trong thời gian gần đây.
Mô hình này đang được phát triển rộng rãi tại các tỉnh thuộc ĐBSCL như Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long,… Lợi ích của mô hình nuôi này:
- Tiềm năng về diện tích nuôi trồng ở ĐBSCL là rất lớn, có thể tận dụng
được các mương trong vườn cây ăn trái hay vườn dừa.
- Thức ăn có thể tận dụng được từ tự nhiên như: ốc bươu vàng, cua, còng,
khoai mì, trùn quế,… đây là những nguồn thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm.
- Ít xảy ra dịch bệnh, cung cấp được những sản phẩm thủy sản sạch, đảm
bảo chất lượng môi trường.
- Giải quyết được việc làm cho nhà vườn trong thời gian nông nhàn. Mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhu cầu của thị trường về sản phẩm tôm càng xanh là
rất lớn.
1.5.2.3. Mô hình nuôi cá lồng bè
Nuôi cá lồng hay bè là kỹ thuật nuôi tăng sản mang tính công nghiệp. Cá
được nuôi trên bè đặt trên biển hoặc các dòng sông nước chảy liên tục, do đó cung
cấp đầy đủ oxy cho nhu cầu sống và phát triển của cá, vì vậy có thể nuôi với mật độ
cao. Bè thường có kích thước lớn và nuôi với số lượng nhiều. Lồng có kích thước
nhỏ hơn bè nhiều lần, chủ yếu là nuôi các loài có giá trị kinh tế và bán giá cao. Nuôi
cá bè có những đặc tính ưu việt sau:
- Tận dụng được mặt nước không tốn đất đào ao, xây trại nuôi.
- Năng xuất cao, sản xuất mang tính công nghiệp.
- Dễ kiểm soát và thu hoạch, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát, hao hụt,
ngăn chặn được địch hại của cá. Cá tăng trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi.
- Giá trị ngày công lao động tương đối cao so với những nghề nông nghiệp
khác.
1.5.2.4. Thất bại từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu
Mặc dù các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh từ đối tượng
“ngoại lai”, loài tôm này còn gây tác động xấu đến môi trường và tính đa dạng sinh
học, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững, tuy vậy tình trạng nuôi
tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu vẫn tràn lan. Đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn
chưa thống kê đầy đủ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng do người dân lén lút thả nuôi nhưng không khai báo. Đáng báo động là diện tích này chủ yếu tập trung ở
vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến - kết hợp, và cả vùng sản xuất lúa -
tôm. Đây vốn là vùng cấm nuôi tôm thẻ chân trắng.
Nhiều hộ dân ở đây sau khi nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đã thất trắng. Sau
khi nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc nuôi tôm sú rất khó khăn, tôm chậm phát triển.
Xét ở góc độ an ninh kinh tế, việc nông dân bất chấp quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng còn bị ảnh hưởng từ việc tranh mua loại tôm này của các doanh nghiệp Trung Quốc. Như địa bàn huyện Giá Rai, đã xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc tranh nhau mua tôm thẻ chân trắng nguyên liệu với các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh, trong khi Trung Quốc là nước dẫn đầu châu Á về sản lượng tôm thẻ chân trắng với hơn 300.000 tấn/năm (gấp 10 lần sản lượng so với Việt Nam). Và bài học thương lái Trung Quốc thu mua tôm sú nguyên liệu yêu cầu bơm tạp chất để làm mất uy tín, thương hiệu con tôm sú Việt Nam vẫn còn đó.
Và hậu quả cuối cùng vẫn vẫn là nông dân ta gánh chịu. Đây không những là bài học cho nông dân nuôi tôm ở Bạc Liêu mà còn là bài học cần biết đến để tránh mắc phải đối với các tỉnh thành khác đang phát triển NTTS.