Nhân tố kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 33)

- Nuôi giàn hay dây treo: Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các

1.4.2. Nhân tố kinh tế-xã hộ

1.4.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động thủy sản ở hai góc độ:

là nguồn lao động và là nguồn tiêu thụ.

Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất thủy sản, nhân tố quan trọng để phát triển thủy sản theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản cần một lượng lao động rất lớn, dù trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn không thể thay thế được nguồn lao động, đặc biệt là lao động truyền thống và lao động trong ngành chế biến thủy sản. Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng như trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người lao động,… Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan

trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản. Nếu nguồn lao động

đông và tăng nhanh nhưng trình độ học vấn và tay nghề thấp cũng sẻ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản xuất. Do đặc điểm, tính chất kinh tế - xã hội của các tổ chức sản xuất thủy sản, chủ yếu là kinh tế hộ, tư nhân và tập thể nên lực lượng lao động bao gồm cả những người trong và ngoài độ tuổi lao động, những người có trình độ, tay nghề lẫn những lao động không có trình độ.

Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, dân số ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chi phối hoạt động sản xuất của ngành thủy sản về cả số lượng và cơ cấu, thành phần sản phẩm thủy sản. Cần quan tâm đến quy mô truyền thống, tập quán ăn uống của dân số. Ví dụ: Các ngày ăn chay của đạo Phật, tháng ăn chay của đạo Cao Đài,… vào những ngày này các tín đồ không ăn thịt, cá do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

1.4.2.2. Đường lối chính sách

Đường lối chính sách là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất thủy sản thông qua cơ chế quản lý, chính sách đầu tư, xuất nhập khẩu thủy sản, các chính sách khuyến khích,…Đường lối chính sách có vai trò định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động đi đúng hướng, chuyển dịch cơ cấu ngành, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động thủy sản. Các chính sách về thủy sản còn ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất thủy sản.

Ở Việt Nam, các chính sách về thủy sản như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản, chính sách khuyến ngư, hỗ trợ vốn đầu tư cho ngành thủy sản,… đã có tác động rất lớn đến hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của nước ta trong thời gian qua.

1.4.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất, kỹ thuật là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành thủy sản. Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho mọi hoạt động nuôi trồng, khai

thác, chế biến thủy sản được diễn ra thuận lợi, liên tục. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng

các tiến bộ kỹ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động thủy sản, tạo ra được nhiều loại giống mới cho năng suất và hiệu quả cao. Tiến bộ khoa học và công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thủy sản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mở rộng cả về quy mô không gian và cường độ hoạt động.

Phát triển nuôi trồng thủy sản dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ để sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng các giống loài thủy hải sản, công nghiệp sản xuất thức ăn cho cá, tôm, kỹ thuật vận chuyển cá tôm giống, kỹ thuật nuôi cá lồng, nuôi cá nước chảy và phòng trị bệnh cho tôm cá.

Tiến bộ khoa học, công nghệ là một nhân tố quyết định sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển nghề đánh bắt cá năng suất cao, đặc biệt là nghề đánh cá viễn dương. Tiến bộ khoa học kỹ thuật còn tác động tới sự phát triển nghề khai thác qua ngành công nghiệp đóng tàu,

thông tin liên lạc vô tuyến điện tử, công nghệ sản xuất ngư cụ và các thiết bị thăm dò đàn cá….

Các tiến bộ khoa học công nghệ về đông lạnh, ướp đá, đóng hộp, hun khói,

surimi, làm nước mắm đã tạo ra nhiều loại sản phẩm thủy sản có giá trị cao, hợp vệ sinh, giảm thất thoát sau thu hoạch.

1.4.2.4. Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ

Nguồn vốn đóng vai trò to lớn đối với quá trình phát triển thủy sản. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình, kế hoạch phát triển, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản, giá cả thủy sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với hoạt động sản xuất thủy sản. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá thuỷ sản trên thị trường, làm cho các vùng sản phẩm chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Thị trường quyết định lượng

cung - cầu và giá cả các loại mặt hàng thuỷ sản.

1.5. Kinh nghiệm nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ở một số

nước trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 33)