- Nuôi giàn hay dây treo: Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG
TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối
với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Cam-pu-chia bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348,53
kmP
2P P
, dân số 1.721.763 người (năm 2011). Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam, giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và các đảo; phía Bắc, giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km.
Tỉnh Kiên Giang có quá trình hình thành từ khá lâu. Những năm 1757, Kiên Giang là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do mạc Thiên Tích lập. Đến năm 1808 (Gia Long năm thứ 7), đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15/6/1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16/8/1967 đổi tên thành hạt
Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá.1T1TNăm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, tỉnh Hà
Tiên bị bãi bỏ và 4 quận1T1T(gồm Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc)
được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5/1965, tỉnh Hà Tiên được tái lập lại. Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận (Kiên Thành, Kiên Tân,
Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc); có 7 tổng; 58 xã. Theo Nghị định số 368-
BNV/HC/NĐ ngày 27/12/1957 bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Điều 1 của Nghị định này nêu rõ, quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy. Ngày 13/6/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Tại điều 1 của Nghị định này quy định tách quận Kiên Bình thành 2 quận: Kiên Bình và Kiên Hưng. Như vậy vào thời điểm năm 1958, tỉnh Kiên Giang
có 7 quận và 7 tổng, theo niên giám Hành chính 1971 của Việt Nam Cộng hòa thì
Lương, Hà Tiên, Phú Quốc; 42 xã; 247 ấp. Năm 1973, tỉnh Kiên Giang có 8 quận
(Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc,
Hiếu Lễ). Ngày nay, tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính gồm: thành phố Rạch
Giá, thị xã Hà Tiên, và 13 huyện (An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành,
Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng). Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế - văn hóa
– chính trị của tỉnh.
2.2. Các điều kiện phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây của đồng bằng sông Cửu Long, có tổng
diện tích tự nhiên là 6.348,53 kmP
2P P
, bằng 1,9% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chiều dài lớn nhất theo hướng Đông Nam – Tây Bắc khoảng 120 km, chiều rộng nhất theo hướng Đông – Đông Tây khoảng 60 km.
Kiên Giang nằm trong khoảng tọa độ địa lí từ 102P
0 P 30P ’ P đến 105P 0 P 32P ’ Pkinh độ Đông và từ 9P 0 P 23P ’ P đến 10P 0 P 32’ vĩ độ Bắc.
- Phía Đông Bắc: giáp tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang
- Phía Nam: giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu
- Phía Tây Nam: giáp vịnh Thái Lan
- Phía Bắc: giáp Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà
Tiên và 13 huyện (An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò
Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Tân Hiệp, Phú Quốc, Vĩnh Thuận, U Minh
Thượng). Các đơn vị hành chính ven biển gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Châu Thành, huyện An Biên và An Minh. Tỉnh có hai huyện đảo là huyện Phú Quốc và Kiên Hải, với khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ xung quanh.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình, địa mạo
Kiên Giang là một tỉnh đặc thù của vùng ĐBSCL có cả đồng bằng, núi và
hải đảo. Nhìn chung, địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi không lớn, trung bình từ khoảng 0,8 m - 1,2 m, được phân chia thành 4 vùng:
- Vùng Tứ giác Long Xuyên: Có diện tích khoảng 2.365,8 kmP 2
P
, chiếm 37,3% diện tích toàn tỉnh, gồm: Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên, và một phần của Tân Hiệp, Châu Thành. Địa hình có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông
Nam, với các vùng trũng cục bộ, cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2 m; nơi cao nhất là
vùng đất giáp Campuchia từ 0,8 m - 1,2 m; nơi thấp nhất là vùng phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên từ 0,2 - 0,7 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80, tạo nên một bờ viền ngăn nước.
- Vùng Tây Sông Hậu: Có diện tích khoảng 1.334,3 kmP
2P P
, chiếm 21% diện tích toàn tỉnh, gồm: huyện Giồng Riềng, một phần huyện Gò Quao và một phần của huyện Tân Hiệp, Châu Thành. Địa hình có hướng dốc chính từ Đông Bắc sang Tây Nam, là vùng cửa mở tiếp giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn. Cao độ biến đổi từ 0,2 - 0,8 m; nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp từ 0,7 - 0,9 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Bé từ 0,1 - 0,2 m.
- Vùng U Minh Thượng: Có diện tích khoảng 1.879,4 kmP
2P P
, chiếm 29,6% diện tích toàn tỉnh, gồm huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, và một phần huyện Gò Quao. Địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều vùng trũng, là trung tâm ngập nước vào mùa mưa. Cao độ biến động từ - 0,1 đến - 1,1 m; nơi cao nhất của tiểu vùng là trung tâm Hồ Rừng từ 0,8 - 1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn từ - 0,1 đến - 0,4 m.
- Vùng đảo và hải đảo: Có diện tích khoảng 776,5 kmP
2P P
, chiếm 12,08%
diện tích toàn tỉnh, gồm huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải, với 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất. Địa hình thường cao nhất ở phần giữa đảo và thoải đều dần 4 phía. Riêng đảo Phú Quốc, có địa hình có phức tạp
hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.