Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 116)

- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên

3.2.3. Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề

Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề thủy sản theo hướng tăng giá trị và sản lượng của ngành nuôi trồng, giảm khai thác. Theo đó, cơ cấu sản lượng thủy sản năm 2020 của tỉnh Kiên Giang như sau: sản lượng khai thác thủy sản giảm dần tỷ trọng và chiếm 61%, sản lượng nuôi trồng tăng lên chiếm 39%.

Cơ cấu giá trị từng lĩnh vực trong ngành thủy sản năm 2020 như sau: KTTS chiếm 19,3%, NTTS chiếm 53,1%, CBTS chiếm 27,6%.

Chuyển đổi cơ cấu nghề KTTS: Chuyển đổi cơ cấu nghề theo hướng đẩy

mạnh khai thác xa bờ, hạn chế khai thác ven bờ. Khuyến khích phát triển những nghề có tính chọn lọc cao, đồng thời nghiêm cấm những nghề mang tính hủy diệt nguồn lợi (dùng điện, chất nổ, chất độc, bóng mực khai thác vào mùa sinh sản, te xiệp,…).

• Nghề vây khơi: chú trọng đến các loại lưới vây cá cơm, vây thưa, vây ngày để đánh bắt cá cơm phục vụ cho chế biến nước mắm và những đối tượng cá nổi lớn.

• Nghề câu: ngoài những phương tiện hiện tại đã có, phát triển thêm

phương tiện câu khơi (câu vàng - đánh bắt cá thu, cá ngừ), nghề câu cá kết hợp du lịch.

• Phát triển nghề lặn kết hợp với du lịch khám phá đáy biển.

• Phát triển đa dạng nghề lưới rê hoạt động trong mọi vùng nước, khuyến

khích phát triển nghề rê khơi đánh bắt các đối tượng cá nổi di cư.

• Nghề cố định và nghề khác: cần giảm các loại nghề cố định và các loại

nghề khác khai thác ven bờ có ảnh hưởng không tốt đến nguồn lợi như lưới kéo ven bờ, lưới rùng, vây ánh sáng ven bờ với cường độ ánh sáng cao,… nhằm bảo vệ sinh cảnh đáy biển và bảo vệ nguồn lợi.

Chuyển đổi cơ cấu nghề CBTS:Nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực vẫn là

thủy sản đông lạnh, nhưng cần giảm chế biến thô và tăng cường sản phẩm dạng tinh chế, phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao. Các nhóm sản phẩm chính gồm:

• Nhóm sản phẩm tôm: Năm 2020 đạt 17.000 tấn với giá trị 167 triệu USD

(tỷ trọng 41%). Việc tăng giá trị xuất khẩu tôm do tăng sản lượng và cả giá xuất khẩu bình quân.

• Nhuyễn thể: Năm 2020 đạt 19.000 tấn với giá trị 76 triệu USD (tỷ trọng

19%).

• Nhóm sản phẩm cá: đạt 33 triệu USD (tỷ trọng 8%) vào năm 2020 cần

phải có lượng sản phẩm chế biến là 11.000 tấn.

• Đồ hộp thủy sản: đẩy mạnh xuất khẩu đồ hộp thủy sản đạt sản lượng

14.000 tấn giá trị đạt 56 triệu USD năm 2020.

• Các mặt hàng khác (khô, nước mắm, bột cá và thủy sản khác) cần tìm

kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tạo động lực cho các nghề chế biến truyền thống phát triển ổn định. Đến năm 2020 phấn đấu xuất khẩu được 2.000 tấn sản

phẩm khô, giá trị đạt 12 triệu USD; 1 triệu lít nước mắm giá trị 2 triệu USD; bột cá 4.000 tấn giá trị 8 triệu USD và thủy sản khác 5.000 tấn với giá trị 15 triệu USD.

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 116)