Sử dụng lao động trong ngành

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 102)

- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên

2.3.6. Sử dụng lao động trong ngành

Lao động thủy sản của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 – 2011 tăng lên liên tục. Năm 2001, tổng lao động trong ngành là 70.551 người, đến năm 2011 tăng lên 170.960 người, tăng 2,4 lần, tốc độ tăng bình quân giai đoạn là 9,3%/năm. Trong cơ

cấu lao động ngành thủy sản gồm 86.000 lao động ngành khai thác, 76.960 lao động nuôi trồng và 8.000 lao động chế biến thủy sản.

Bảng 2.26: Số lượng và cơ cấu lao động thủy sản giai đoạn 2001 – 2011

ĐVT: Số lượng (người), Tỉ trọng (%) Danh mục 2001 2006 2007 2009 2010 2011 TTBQ (%/năm) Tổng lao động Số lượng 70.551 87.090 92.420 146.838 150.280 170.960 9,3 Tỉ trọng 100 100 100 100 100 100 KTTS Số lượng 46.057 51.324 51.415 81.550 83.330 86.000 6,4 Tỉ trọng 65,3 58,9 55,6 55,5 55,4 50,3 NTTS Số lượng 8.762 18.336 20.585 58.288 59.450 76.960 24,3 Tỉ trọng 12,4 21,1 22,3 39,7 39,6 45,0 CBTS Số lượng 15.692 17.430 20.420 7.000 7.500 8.000 -6,5 Tỉ trọng 22,3 20,0 22,1 4,8 5,0 4,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang

Tuy số lao động ở từng lĩnh vực đều tăng, nhưng trong cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2001 – 2011 có sự thay đổi, chuyển dịch. Về lao động KTTS, năm 2001 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động thủy sản 65,3%, và có xu hướng giảm liên tục, đến năm 2011 còn 50,3%. Lao động NTTS năm 2001 chỉ chiếm 12,4%, tăng dần lên qua các năm, đến năm 2011 đã chiếm 45% trong tổng số lao động thủy sản. Lao động CBTS, có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 22,3% (năm 2001), giảm xuống chỉ còn 4,7%. Như vậy, cơ cấu lao động trong nội bộ ngành thủy sản đang chuyển dịch theo hướng giảm lao động khai thác và chế biến, tăng lao động lĩnh vực nuôi trồng.

Hình 2.17: Biểu đồ cơ cấu lao động thủy sản giai đoạn 2001 - 2011

Tuy nhiên, nhìn chung trong cơ cấu lao động thủy sản của tỉnh hiện nay, lao động KTTS vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất (50,3%), tiếp theo là lao động NTTS chiếm 45%, và chiếm tỉ trọng thấp nhất là lao động CBTS (4,7%)

Về cơ cấu lao động thủy sản theo độ tuổi, lao động nam chiếm đến 68% tổng số lao động, trong khi đó, lao động nữ chỉ chiếm 32%. Nguyên nhân là do đặc trưng tính chất nghề nghiệp, lao động trong ngành KTTS vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, và lao động CBTS chiếm tỷ lệ thấp, do đó, tỷ lệ lao động

nam trong toàn ngành cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nữ. Riêng trong ngành CBTS thì lao động nữ lại chiếm tới 60% tổng số lao động của ngành này.

Về thành phần dân tộc tham gia lao động thủy sản chính là dân tộc Kinh, chiếm đến 94,46%, tiếp theo là người Khơ me chiếm 4,72%, ngoài ra còn một số ít các dân tộc khác tham gia hoạt động thủy sản của tỉnh như Hoa, Chăm,…

Về trình độ lao động, có tới 97,5% trong tổng số lao động thủy sản của tỉnh chưa được qua đào tạo, tỷ lệ này cao hơn ở hầu hết các ngành kinh tế khác. Chỉ có khoảng 728 người đạt trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, 74 người đạt trình độ cao đẳng nghề, 76 người đạt trình độ cao đẳng và 169 người đạt trình độ đại học trở lên. Đây là một hạn chế rất lớn cho sự phát triển của thủy sản tỉnh Kiên Giang.

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)