Phú Quốc có nguồn lợi cua ghẹ phong phú, phân bố ở khắp vùng biển nhưng tập trung nhiều ở khu vực ven bờ. Các loài có giá trị và sản lượng cao là ghẹ Xanh, ghẹ 3 Chấm, cua Biển.
- Nguồn lợi động vật biển quý hiếm
Cá heo: bắt gặp nhiều trên vùng biển Kiên Giang, nhất là quanh đảo Phú Quốc và Thổ Châu với tần số cao. Cá heo đi thành đàn từ vài con đến vài trăm con.
(Tursiops aduncu), cá heo Lưng Gù (Sousa chinensis), cá heo Mõm Dài (Stenella longirostris), cá heo Sọc (Stenella coeruleoalba).
Rùa biển: rùa biển khu vực Phú Quốc gồm có: đồi mồi, rùa Da, rùa Xanh
(vích). Trong đó, đồi mồi Emetmochelis imbricata và đồi mồi Dứa Cheloniamydas
trước kia từng nổi tiếng ở Phú Quốc nay đã trở nên hiếm hoi. Hiện tại chỉ còn bắt
gặp vích (Lepidocheylys olivacea) trong quá trình khai thác. Các bãi đẻ của rùa
cũng chỉ còn bắt gặp ở đảo Thổ Châu.
Bò biển (Dugong): thường sống ở các thảm cỏ biển. Vùng biển Kiên Giang bắt gặp Dugong ở các bãi: Hàm Ninh, bãi Bổn, bãi Vồng, Cây Sao, Đá Chồng. Dugong bị khai thác nhiều nhất là nghề lưới quàng, nghề lưới ghẹ và nghề cào bay.
Tài nguyên rừng
Rừng là một nguồn tài nguyên quý của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây diện tích rừng có giảm đi, tổng diện tích rừng hiện có là 97.126 ha, trong đó rừng sản xuất là 25.222 ha (chiếm 25,97%), rừng phòng hộ là 32.382 ha (chiếm 33,34%), rừng đặc dụng là 39.522 ha (chiếm 40,69%).
Huyện Phú Quốc có diện tích rừng lớn nhất: 40.073 ha (chiếm 41,26% tổng diện tích rừng toàn tỉnh), gồm 10.037 ha rừng phòng hộ, 30.036 ha rừng đặc dụng. Các huyện Hòn Đất, An Minh, Kiên Lương cũng có diện tích rừng khá đáng kể,
trong đó chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang còn
diện tích rừng nguyên sinh khá lớn đang được quy hoạch và bảo tồn, tập trung ở Vườn Quốc Gia U Minh Thượng (khoảng 21.000 ha) và Vườn Quốc Gia Phú Quốc (khoảng 31.422 ha).
Hệ sinh thái rừng Kiên Giang có vai trò quan trọng, giúp giữ nguồn nước ngọt cho đảo Phú Quốc, bảo vệ môi trường sinh thái cho Bán đảo Cà Mau, bảo tồn nguồn lợi thủy sản và phát triển du lịch.
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (theo giá cố định 1994)
Về cơ cấu: Trong cơ cấu GDP của tỉnh, khu vực Nông – Lâm – Thủy sản
chiếm tỷ trọng cao nhất . Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng
chuyển dịch từ khu vực Nông - Lâm - Thủy sản và khu Công nghiệp - Xây dựng
sang Khu vực Dịch vụ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn khá chậm. Tỷ trọng
ngành Dịch vụ tăng từ 27,97% (năm 2005) lên 30,41% (năm 2011); ngành Công
nghiệp - Xây dựng giảm từ 25,36% (năm 2005) xuống 22,93% (năm 2011) và Nông
- Lâm - Thủy sản giảm từ 46,66% (năm 2005) xuống 42,57% (năm 2010). Trong
khối Nông – Lâm – Thủy sản, mặc dù thủy sản có rất nhiều tiềm năng nhưng mức
đóng góp còn khiêm tốn, tuy có tăng qua các năm nhưng tỷ trọng chỉ đạt 31,4% năm 2011.
2.2.3.2. Dân cư và lao động
Dân cư
Kiên Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn, đứng thứ hai trong 13 tỉnh của
ĐBSCL. Năm 2011, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.721.763 người, chiếm gần 10%
dân số vùng ĐBSCL. Mật độ dân số trung bình là 271 người/kmP
2P P
, thấp hơn mật độ dân số trung bình của ĐBSCL, nhưng cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước. Tốc độ gia tăng dân số trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại, năm 2008 tốc độ gia tăng dân số là 1,05%, đến năm 2011 giảm xuống còn 0,86%. Tỉ số giới tính nam/nữ là 101,1%. Phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn: tỉ lệ dân thành thị chỉ chiếm 27%, trong khi đó tỉ lệ dân nông thôn là 73%. Kiên Giang có trên 15 dân tộc, chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer… cùng với các tôn giáo khác như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài và Hòa hảo.
Lao động
Kiên Giang có cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Năm 2011, lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 979.419 người.
- Lao động nông nghiệp: giảm từ 601.250 người (năm 2008) xuống còn 592.962 người (năm 2011), chiếm tỷ trọng cao nhất trong lao động toàn xã hội (61,8%).
- Lao động công nghiệp:có xu hướng tăng lên từ 179.139 người năm 2008, đến năm 2011 tăng lên 215.777 người, chiếm tỷ trọng 22,49%.
- Lao động dịch vụ: từ năm 2008 đến năm 2011tăng từ 131.499 người lên
150.680 người, 15,71 %.
Bảng 2.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo các ngành kinh tế
Năm 2008 2009 2010 2011 Tổng Lao động (người) Tỉ trọng (%) 911.888 933.164 944.237 959.419 100 100 100 100 Nông - Lâm - Ngư nghiệp Lao động (người) 601.250 601.984 595.907 592.962 Tỉ trọng (%) 65,93 64,51 63,11 61,80 Công nghiệp - Xây dựng Lao động (người) 179.139 192.512 205.844 215.777 Tỉ trọng (%) 19,64 20,63 21,80 22,49 Dịch vụ Tỉ trọng (%) Lao động (người) 131.499 138.668 142.486 150.680 14,42 14,86 15,09 15,71
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kiên Giang
Nhìn chung, Kiên Giang có nguồn nhân lực dồi dào, với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo sẽ là những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, số lao động đã qua đào tạo còn thấp so với cả nước, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản. Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn lao động phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động, nhất là đào tạo nghề cho người lao động.
Lao động thủy sản: năm 2011, tổng số lao động thường xuyên trong 3 lĩnh vực của ngành thủy sản là 170.960 người, trong đó: 86.000 lao động ngành khai thác, 76.960 lao động nuôi trồng và 8.000 lao động chế biến thủy sản. Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành đang chuyển dịch theo hướng giảm lao động khai thác và chế biến, tăng lao động lĩnh vực nuôi trồng.
2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Giao thông