Tình hình nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 70)

- Giao thông hàng không: Hiện nay, Kiên Giang có hai sân bay đang hoạt động: sân bay Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc Sân bay Rạch Giá trước đây

2.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Diện tích NTTS toàn tỉnh chiếm 19,63% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Ngoài diện tích nuôi nội địa còn có 13.780 ha nuôi mặt nước ven biển, 200 km đường bờ biển và 105 hòn đảo lớn nhỏ phục vụ cho NTTS. Bên cạnh đó diện tích tiềm năng hàng ngàn hecta đang được khai thác hoặc chuyển đổi phục vụ yêu cầu mở rộng NTTS trong thời gian tới. Cùng với sự tăng lên về diện tích nuôi thủy sản thì sản lượng và giá trị sản xuất NTTS cũng tăng đều qua các năm và chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh.

2.3.1.1. Diện tích nuôi trồng

Tổng diện tích NTTS của tỉnh Kiên Giang tăng liên tục qua các năm, từ 42.589 ha (năm 2001), tăng lên 112.939 ha (năm 2011), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2011 là 10,24%. Diện tích nuôi tôm tăng từ 26.800 ha lên 84.571 ha, bình quân tăng 12,18%. Diện tích nuôi cá tăng nhẹ từ 15.000 ha lên 15.274 ha, tăng bình quân 0,18%. Diện tích nuôi các loài thủy sản khác tăng mạnh từ 789 ha lên 13.095 ha, tăng trưởng bình quân là 32,44%.

Bảng 2.4: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang (2001 – 2011) ĐVT: ha Năm 2001 2006 2008 2009 2010 2011 TTBQ (%) Tổng diện tích 42.589 82.966 109.151 119.814 118.891 112.939 10,24 Nuôi tôm 26.800 72.736 81.255 78.426 81.726 84.571 12,18 Nuôi cá 15.000 11.333 20.209 31.754 31.970 15.274 0,18 Thủy sản khác 789 2.561 7.687 9.634 5.195 13.095 32,44

Nguồn: Sở NN&PTNN Kiên Giang

Trong số đó, diện tích nuôi tôm chiếm tỉ lệ lớn nhất 74,88% (năm 2011) và chủ yếu là tôm QCCT, tôm CN và BCN chiếm tỉ trọng không đáng kể. Diện tích nuôi các loài thủy sản khác, đặc biệt là sò và hến biển ngày càng tăng dần tỉ trọng. Diện tích nuôi nước mặn, lợ là chủ yếu, diện tích nước ngọt chiếm không đáng kể, chỉ khoảng 10.000 ha (năm 2011).

Bảng 2.5: Số lượng, thể tích lồng bè nuôi cá tỉnh Kiên Giang

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng lồng, bè (cái) 224 413 806 847 971 9.423 Thể tích lồng, bè nuôi (mP 3 P ) 9.875 17.449 30.679 38.308 52.757 145.219

Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Kiên Giang

Số lượng lồng, bè và thể tích lồng bè nuôi cá cũng tăng lên liên tục qua các

năm. Năm 2006, cả tỉnh mới chỉ có 224 cái lồng, bè với tổng thể tích là 9.875 mP

3P P

, đến năm 2011, số lượng lồng, bè đã tăng lên đến 9.423 cái, với thể tích đạt 145.219

mP

3P P

. Nuôi cá lồng bè trên biển trong thời gian qua ở tỉnh Kiên Giang đã đem lại hiệu quả cao, và mô hình này đang được nhân rộng.

2.3.1.2. Sản lượng, năng suất và giá trị sản xuất

Tổng sản lượng thủy sản tỉnh Kiên Giang tăng mạnh từ 18.979 ha (năm 2001) lên 109.506 ha (năm 2011), tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,16%/năm. Trong 10 năm, sản lượng tăng 90.527 ha, tăng gần 5,8 lần. Tuy nhiên, sản lượng qua các năm tăng giảm không liên tục: Từ năm 2001 đến năm 2009, sản lượng NTTS của tỉnh tăng lên rất nhanh từ 18.979 ha lên 115.678 ha, năm 2010 sản lượng

Bảng 2.6: Sản lượng, diện tích, năng suất và giá trị sản xuất NTTS tỉnh Kiên Giang (2001-2011)

ĐVT: Sản lượng (tấn); Diện tích (ha); Năng suất (tấn/ha); GTSX (tỷ đồng)

Năm Danh mục 2001 2006 2008 2009 2010 2011 TTBQ (%) Tổng Sản lượng 18.979 66.159 110.230 115.678 97.673 109.506 19,16 Diện tích 42.589 82.966 109.151 119.814 118.891 112.939 10,24 Năng suất 0,45 0,80 1,01 0,97 0,82 0,97 8,08 Cá các loại Sản lượng 6.700 14.687 44.445 52.817 46.637 46.415 21,36 Diện tích 15.000 11.333 20.209 31.754 31.970 15.274 0,18 Năng suất 0,45 1,30 2,20 1,66 1,46 3,04 21,14 Tôm Sản lượng 4.800 22.847 28.601 31.207 34.765 39.664 23,51 Diện tích 26.800 72.736 81.255 78.426 81.726 84.571 12,18 Năng suất 0,18 0,31 0,35 0,40 0,43 0,47 10,10 Khác Sản lượng 7.479 28.625 37.184 31.654 16.271 23.427 12,10 Diện tích 789 2.561 7.687 9.634 5.195 13.095 32,44 Năng suất 9,48 11,18 4,84 3,29 3,13 1,79 -15,36 Giá trị sản xuất Theo giá thực tế 579 2.275 3.724 4.088 5.067 8.051 30,11 Theo giá so sánh (1994) 444 1.854 2.561 2.595 2.891 3.241 22

Nguồn: Chi cục Thống kê tỉnh Kiên Giang

Trong cơ cấu đối tượng NTTS có sự thay đổi, chuyển dịch từ năm 2001 – 2011, tỉ trọng cá các loại tăng từ 35% (năm 2001) lên 43% (năm 2011), tôm tăng từ

25% lên 36%, thủy sản khác giảm từ 40% xuống còn 21%.

Năng suất NTTS tỉnh Kiên Giang không ngừng nâng lên qua các năm, giai đoạn 2001 – 2011 năng suất bình quân tăng từ 450 kg/ha lên 970 kg/ha, tăng 520

kg/ha, tăng gần 2,2 lần, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn là 8,08%. Trong đó,

năng suất nuôi cá các loại tăng mạnh từ 450 kg/ha (năm 2001), tăng lên 3.040 kg/ha (năm 2011), năng suất tôm tăng từ 180 kg/ha lên 470 kg/ha. Năng suất bình quân NTTS của tỉnh trong thời gian vừa qua được cải thiện là nhờ tỉnh tập trung phát triển mạnh các mô hình nuôi thâm canh – bán thâm canh năng suất cao như nuôi

tôm CN – BCN, cá tra CN – BCN,...và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

tiên tiến, hiện đại.

Giá trị sản xuất NTTS của tỉnh tăng liên tục qua các năm với tốc độ cao. Tổng giá trị sản lượng NTTS theo giá so sánh tăng từ 444 tỷ đồng (năm 2001) lên 3.241 tỷ đồng (năm 2011), tăng gần 7,3 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

2001 – 2011 cao, đạt 22 %.

2.3.1.3. Tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản

Tổ chức sản xuất NTTS ở Kiên Giang chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và trang trại. Cả tỉnh có khoảng 705 trang trại chuyên NTTS. Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã. Toàn tỉnh có 03 hợp tác xã thủy sản, với tổng vốn điều lệ 785 tỷ đồng, tổng số xã viên khoảng 54 người; và 01 tổ hợp tác nuôi sò tại

An Minh. Các HTX, THT đã có nhiều cải tiến trong công tác tổ chức, quản lý, mở

rộng dịch vụ, phát triển thêm ngành nghề, làm đầu mối ti ếp nhận chương trình chuyển giao kỹ thuật và các nguồn vốn phục vụ trực tiếp cho kinh tế hộ, tham gia tích cực vào việc cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

2.3.1.4. Mô hình nuôi trồng thủy sản

Nuôi tôm

- Nuôi tôm CN-BCN: Là một mô hình cho năng xuất cao, năng suất dao

động từ 1,7-14,9 tấn/ha. Năm 2011 đã có 1.349 ha diện tích nuôi BCN và CN tập

trung ở các huyện Kiên Lương (787 ha); huyện Giang Thành (426 ha); huyện Vĩnh Thuận (95 ha),… Tình hình thu hút đầu tư phát triển loại hình nuôi này có sự chuyển biến tích cực. UBND tỉnh đã chấp thuận về mặt chủ trương cho một số nhà

đầu tư mở rộng sản xuất hoặc thành lập khu nuôi mới với tổng diện tích lên đến 5.876 ha. Trong đó, Công ty TNHH Minh Phú 1.000 ha, Công ty CP Thủy sản Trung Sơn 1.000 ha, Công ty CP BIM Hạ Long 1.200 ha, Công ty Phú Mỹ Hưng 1.000 ha, Công ty Đài Loan 1.000 ha và các doanh nghiệp khác 676 ha.

- Nuôi QCCT - luân canh trồng lúa:Mô hình này chiếm phần lớn diện tích

nuôi tôm toàn tỉnh. Đây là mô hình làm tăng đáng kể hiệu quả kinh tế trên một đơn

vị diện tích canh tác so với độc canh cây lúa trước đây. Năng suất tôm nuôi đạt từ

250 – 350 kg/ha, trong đó nhiều hộ đạt tới 400 – 500 kg/ha, lãi ròng từ 25 – 30 triệu

đồng. Mô hình nuôi này tập trung hầu hết ở các vùng có nước mặn xâm nhập quanh năm hoặc theo mùa trong năm như các huyện, thị vùng Tứ Giác Long Xuyên, U Minh Thượng (5.548 ha), Gò Quao (1.811 ha), An Minh (34.848 ha), Vĩnh Thuận (14.470 ha).

- Nuôi QCCT: Là mô hình cho năng suất khá cao, khoảng 1,7-14,9 tấn/ha.

Năm 2011 diện tích QCCT tập trung ở các huyện An Minh (4.043 ha), Vĩnh Thuận

(5.803 ha), Kiên Lương (1.749 ha),…

Nuôi cua biển: Nuôi cua biển phát triển mạnh ở các huyện Vĩnh

Thuận, An Minh, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, nhiều hộ thu lãi cao nhờ nuôi cua trong ao, mương, vườn và nuôi xen canh theo mô hình cua – cá, cua – tôm.

Nuôi hến biển: Năm 2011 diện tích nuôi 1.100 ha với sản lượng đạt

4.800 tấn. An Biên là huyện duy nhất của tỉnh thả nuôi đối tượng này tại các khu vực bãi triều ven biển. Vài năm trở lại đây, diện tích nuôi hến biển có xu hướng giảm do thiếu nguồn giống và thiệt hại đáng kể do địch hại sâu lông.

Nuôi sò huyết, sò lông: Hình thức nuôi chủ yếu là thả giống ngoài bãi

triều và nuôi kết hợp trong vuông tôm, ao mương vườn và dưới tán rừng. Diện tích

nuôi sò huyết phần lớn tập trung ở các huyện: An Biên, An Minh và Kiên Lương.

Cá lồng bè trên biển: Được nuôi theo hình thức vỗ béo từ cá chưa đủ

kích cỡ thương phẩm. Năm 2011, toàn tỉnh có 1.043 lồng bè, đạt sản lượng 1.102 tấn. Đối tượng nuôi chủ yếu là: cá mú (mú sao, mú đen, mú cọp), cá bớp, cá hường bạc. Tập trung quanh các xã đảo thuộc huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Phú Quốc và

thị xã Hà Tiên. Đây là mô hình nuôi cần khuyến khích đầu tư phát triển, nhưng trở ngại lớn nhất là đáp ứng nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng và số lượng, do địa phương chưa sản xuất được cá giống. Ngoài ra công tác quy hoạch định hướng vùng nuôi cụ thể cho từng địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Cá nước ngọt: Phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển ở hầu hết các

huyện, thị trong tỉnh, theo các loại hình như: ao, mương vườn, ruộng trũng, nuôi vèo,... Đối tượng nuôi đa dạng như: cá lóc, rô đồng, rô phi, sặc rằn, lươn, cá tra, cá chép, mè vinh, trôi,… Năm 2011, diện tích đạt 15.047 ha, sản lượng đạt 46.849 tấn.

Mô hình nuôi tôm càng xanh: Đây là mô hình nuôi mới, chưa phổ

biến rộng ra nhiều địa phương. Tuy nhiên, một số hộ nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng lúa cho hiệu quả khá cao, tập trung ở một số huyện như Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành.

2.3.1.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở các địa phương

Tình hình nuôi trồng thủy sản có sự khác nhau giữa các địa phương trong tỉnh tùy thuộc vào các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng nơi.

Năm 2011, An Minh là huyện có diện tích nuôi trồng lớn nhất, với tổng diện tích 40.741 ha, trong đó diện tích nuôi tôm lên đến 38.536 ha, diện tích nuôi cá là 350 ha, các thủy sản khác diện tích nuôi là 1.855 ha. Bên cạnh đó, các huyện khác cũng có diện tích nuôi rất lớn như An Biên (20.532 ha), Vĩnh Thuận (20.383

ha), U Minh Thượng (9.629 ha). Tuy nhiên, một số huyện thị có diện tích nuôi trồng

thủy sản rất thấp như huyện đảo Phú Quốc (99 ha), Rạch Giá (200 ha). Riêng huyện đảo Kiên Hải, các hộ dân chỉ nuôi cá lồng bè, cả huyện có 587 lồng/bè, với tổng thể

tích lồng bè là 28.176 mP

3P P

.

Về sản lượng thủy sản, năm 2011 sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất thuộc về huyện An Minh, các huyện khác cũng có sản lượng nuôi trồng thủy sản rất lớn như huyện Vĩnh Thuận (14.420 tấn), An Biên (12.195 tấn), Kiên Lương (11.738 tấn). Một số huyện sản lượng nuôi trồng thủy sản còn thấp như Kiên Hải (141 tấn), Phú Quốc (801 tấn), Rạch Giá (650 tấn).

Bảng 2.7: Tình hình nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương năm 2011

ĐVT: Diện tích(ha); Sản lượng (tấn)

Đơn vị Diện Tôm Thủy sản khác Tổng

tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Rạch Giá - - 195 650 5 - 200 650 Hà Tiên 950 262 40 288 974 450 1.964 1.000 Kiên Lương 3.387 8.145 800 2.139 1.260 1.454 5.447 11.738 Hòn Đất 901 870 153 727 50 1.104 905 Tân Hiệp - - 714 3.523 6 1.510 720 5.033 Châu Thành - - 520 4.326 17 2 537 4.328 Giồng Riềng - - 5.015 16.709 20 402 5.035 17.111 Gò Quao 2.719 1.007 1.200 6.028 16 3.935 6.580 An Biên 9.668 2.746 2.000 1.264 8.864 8.185 20.532 12.195 An Minh 38.536 8.255 350 812 1.855 16.803 40.741 25.870 Vĩnh Thuận 20.368 5.679 15 7.190 0 1.551 20.383 14.420 Phú Quốc - - 81 718 18 83 99 801 Kiên Hải - - - 141 - - 0 141 U Minh Thượng 5.548 1.386 4.081 1.510 - 9.629 1.252 Giang Thành 2.494 7.050 110 390 10 42 2.614 7.482 Toàn tỉnh 84.571 35.400 15.274 46.415 13.095 27.691 112.940 109.506

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang

Về nuôi tôm, An Minh là huyện dẫn đầu cả tỉnh về diện tích nuôi lẫn sản lượng. Diện tích nuôi tôm huyện An Minh tăng từ 10.893 ha (năm 2002) lên 38.536 ha (năm 2011). Sản lượng tôm nuôi trong giai đoạn này cũng tăng từ 1.837 tấn lên đến 8.255 tấn.

Về nuôi cá, Giồng Riềng có tổng diện tích và sản lượng cá nuôi lớn nhất. Từ năm 2003 – 2011, diện tích nuôi cá của huyện tăng từ 499 ha lên 5.035 ha, sản lượng cá nuôi tăng từ 867 tấn lên 16.709 tấn. Trong đó, nuôi cá ruộng, ao, vườn và cá lồng, vèo cho sản lượng rất lớn.

Về nuôi các loại thủy sản khác như sò, cua, hến biển,…An Biên là huyện có diện tích lớn nhất với 8.864 ha, nuôi các loại thủy sản như cua, sò, hến, sản lượng đạt 8.185 tấn. Huyện An Minh tuy diện tích nuôi trồng thấp hơn nhưng có sản lượng lớn nhất tỉnh, đạt 16.803 tấn, các loại có sản lượng lớn như sò (7.049 tấn), cua (6.430 tấn).

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)