Sự kết hợp giữa nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 97)

- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên

2.3.4. Sự kết hợp giữa nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản

2.3.4.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản

Kiên Giang có lợi thế rất lớn về nguyên liệu để phát triển ngành chế biến thủy sản. Tuy vậy, lượng nguyên liệu để đưa vào chế biến tại tỉnh trong thời gian

qua chưa cao, nguyên liệu chế biến chủ yếu được cung cấp từ ngành nuôi trồng và

khai thác thủy sản, tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 40% sản lượng của các ngành này, phần còn lại được sử dụng cho tiêu dùng nội địa tươi sống và bán đi các nơi khác.

Bảng 2.21: Nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản

ĐVT: Tấn Năm 2001 2008 2010 2011 TTBQ (%/năm) Sản lượng khai thác và nuôi trồng 275.197 428.485 473.360 506.458 6,29 a. Sản lượng KTTS 256.218 318.255 375.687 396.952 4,48 + Cá các loại 184.600 221.075 259.545 267.316 3,77 + Tôm các loại 22.600 30.913 35.466 37.109 5,08 + Mực các loại 19.500 35.464 42.990 50.928 10,08 + Hải sản khác 29.518 30.803 37.686 41.559 3,48 b. Sản lượng NTTS 18.979 110.230 97.673 109.506 19,16 + Cá các loại 6.700 44.445 46.637 46.415 21,36 + Tôm 4.800 28.601 34.765 39.664 23,51 + Khác 7.479 37.184 16.271 23.427 12,10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang

Diện tích nôi trồng thủy sản (NTTS) liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2011 là 10,24%/ năm. Năm 2011, diện tích

NTTS là 112.939 ha, tăng 90.527 ha so với năm 2001 (tăng 5,8 lần). Phong trào nuôi trồng thuỷ sản trong vùng cũng được chú ý phát triển, bằng nhiều hình thức

khác nhau như: nuôi quảng canh, nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp… Số lượng tàu thuyền khai thác tăng nhanh, gồm cả số tàu lắp máy công suất lớn để khai thác xa bờ. Hạ tầng phục vụ khai thác (như hệ thống thông tin tàu trên biển, các cảng cá, khu neo đậu, khu tránh bão, hậu cần nghề cá...) được quan tâm đầu tư.

Tổng sản lượng thủy sản từ các nguồn khai thác và nuôi trồng tăng từ 275.197 tấn năm 2001 lên 506.458 tấn năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 6,29%.

Như vậy, khả năng cung cấp nguyên liệu của nuôi trồng và khai thác cho ngành chế biến là rất lớn và còn khả năng cung cấp cao trong tương lai, nhất là nguyên liệu từ sản lượng nuôi trồng.

2.3.4.2. Năng lực chế biến thủy sản so với tiềm năng nguyên liệu

Năng lực chê biến thủy sản của tỉnh hiện chưa tương xứng với tiềm năng nguyên liệu. Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh đã đầu tư, nâng cấp mở rộng, xây dựng mới nhiều xí nghiệp chế biến thủy sản nhưng chất lượng sản phẩm chế biến vẫn chưa được cải thiện nhiều, chưa ổn định và thỏa mãn nhu cầu cao của thị trường.

Trong số nguyên liệu được sử dụng chế biến thì nguồn nguyên liệu dùng để chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn còn đạt thấp so với sản lượng khai thác và nuôi trồng thực tế, phần lớn nguồn nguyên liệu còn lại phục vụ cho công nghiệp chế và tiêu dùng nội địa. Tỷ lệ thủy sản chế biến xuất khẩu chỉ đạt khoảng 12,44% nguồn nguyên liệu thủy sản trong tỉnh. Trong đó: Các sản phẩm chế biến từ tôm đạt 12,33%; mực đông 58,87%; bột cá 69,12%....

Tỉ lệ sản phẩm sơ chế chiếm phần lớn trong các sản phẩm chế biến, tỉ lệ các sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, các mặt hàng chủ lực chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, sản lượng chế biến tuy cao nhưng giá trị lại thấp.

Đồng thời, do chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường nên phần lớn các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chủ yếu mua gom nguyên liệu. Thực tế

vùng nguyên liệu sản xuất còn manh mún, tự phát, gây khó khăn cho khâu thu gom nguyên liệu, ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí, giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)