Thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của tỉnh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 111)

- Cơ cấu ngành nghề nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên

3.1.3. Thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của tỉnh trong thời gian qua

thời gian qua

3.1.3.1. Điểm mạnh

- Kiên Giang có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của

vùng ĐBSCL, thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, có các tuyến hàng hải quốc tế chạy qua, có đường biên giới dài giáp Campuchia với cửa khẩu quốc tế ở Hà

Tiên,... Đây là những yếu tố thuận lợi cơ bản giúp cho tỉnh đẩy mạnh giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.

- Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải

sản đa dạng, khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản còn nhiều, do đó tạo điều kiện phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu lớn cho chế biến và xuất khẩu.

- Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày càng hoàn thiện. Hệ thống thủy lợi, điện

được đầu tư đến tận các vùng nuôi tập trung; hệ thống cảng cá, bến cá có quy mô năng lực lớn, khả năng tiếp nhận nhiều tàu thuyền cất bến. Cảng cá Tắc Cậu là trung tâm về khai thác, chế biến, chợ đầu mối và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá mang tầm khu vực.

- Sản xuất thủy sản ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến,

hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm.

- Nguồn lao động dồi dào, lao động có truyền thống, kinh nghiệm trong

nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.

3.1.3.2. Điểm yếu

- Hệ thống cầu, cảng, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chưa được nâng cấp

mở rộng gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là đối với các loại xe

có trọng tải lớn.

- Số lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hoặc

trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.

- Số lượng nhà máy chế biến thủy sản nhiều nhưng số nhà máy có quy trình

chế biến hiện đại còn ít. Có rất nhiều nhà máy khi đầu tư chỉ chú ý khâu sản xuất, vấn đề xử lý nước thải, vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

- Hoạt động sản xuất thủy sản ở Kiên Giang chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh

mún, thiếu tính bền vững, đặc biệt là chưa tạo dựng được mối liên kết trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ, rủi ro trong sản xuất cao.

- Sản phẩm chế biến thủy sản chủ yếu dưới dạng thô, đơn điệu do đó giá trị

- Năng lực nghiệp vụ, pháp lý về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; khả năng dự báo và thích ứng với bối cảnh mới của thị trường, các rào cản kỹ thuật và thương mại của các nước nhập khẩu còn thấp.

- Công tác quản lý môi trường dịch bệnh còn hạn chế, chất lượng môi

trường nước vùng nuôi ngày càng suy giảm do chưa xử lý tốt, hệ thống kênh cấp, kênh xả vùng nuôi tôm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, nguy cơ mầm bệnh ngày càng nhiều, sẽ phải đối mặt với việc sản xuất thiếu bền vững trong nuôi tôm công nghiệp, hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc phát triển nuôi thủy sản còn hạn chế, nhất là vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung ở TGLX.

3.1.3.3. Thời cơ

- Nền chính trị ổn định, môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách về đầu

tư tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất.

- Hệ thống cầu, cảng ở các tỉnh như cầu Cần Thơ, Vàm Cống, Cao Lãnh;

cảng Cần Thơ, Cái Cui,… đã và đang được xây dựng, nâng cấp, mở rộng khi hoàn thành sẽ là những tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh ĐBSCL với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương giữa các tỉnh và giữa các vùng.

- Việt Nam gia nhập WTO là thời cơ lớn để ngành thủy sản Việt Nam hội

nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất.

- Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước và thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh,

đặc biệt là trong điều kiện hiện nay có rất nhiều dịch bệnh ở gia súc, gia cầm gây

nguy cơ lây bệnh cho con người và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và cũng

là của Kiên Giang. Chính vì vậy, thủy sản sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của cả Trung ương và địa phương thông qua việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi; bố trí nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh…

3.1.3.4. Thách thức

- Biến đổi khí hậu - nước biển dâng cũng sẽ là thách thức lớn đối với ngành

thủy sản của tỉnh trong thời gian tới. Nó sẽ tác động đến mọi lĩnh vực của ngành thủy sản từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm về các mặt: xâm thực bờ biển, tàn phá các công trình cảng cá, bến cá; xâm nhập mặn, xáo trộn hệ sinh thái vùng nước nội địa, dịch bệnh làm tôm cá chết hàng loạt, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng,…

- Nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá

mức, chưa kiểm soát được việc sử dụng các dụng cụ khai thác mang tính hủy diệt (chất nổ, kích điện, kích thước mắt lưới quá nhỏ,…).

- Kinh tế thế giới đang bất ổn, đặc biệt là những nền kinh tế lớn, do đó sẽ

tác động không nhỏ đến nền kinh tế của thế giới, trong đó có nước ta.

- Tình trạng buôn bán, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất cấm và không

rõ nguồn gốc trong sản xuất và bảo quản thủy sản đang là thách thức lớn đặt ra cho

ngành. Tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cũng chưa thể kiểm soát.

- Giá cả các nguyên vật liệu cho sản xuất ngày càng tăng lên, làm ảnh

hưởng tới giá thành sản phẩm, mặt khác khó khan trong việc xuất khẩu nên các công ty, doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, sa thải nhân công, cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp khó khăn, bấp bênh.

- Hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh đem lại những cơ hội tốt đồng thời

cũng là thách thức rất lớn cho thủy sản Kiên Giang. Áp lực cạnh tranh trên thị

trường quốc tế gay gắt, yêu cầu các sản phẩm thủy sản phải đảm bảo chất lượng

cao. Khi các rào cản thương mại dần được gỡ bỏ thì các nước dựng lên các hàng rào

về kỹ thuật, luật lệ làm ăn phức tạp, đặc biệt là yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trong khi trình độ công nghệ và hiểu biết luật pháp quốc tế của các doanh nghiệp của tỉnh còn hạn chế.

- Kinh tế của tỉnh được dự báo sẽ tăng trưởng từ 13-14%/năm trong giai

đoạn 2011-2020, và cơ cấu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm nông-lâm-ngư. Do vậy, áp lực của việc đẩy mạnh phát triển sản xuất

công nghiệp, dịch vụ,… sẽ có tác động không nhỏ đến đến sản xuất thủy sản, đặc biệt là về một số vấn đề như: lao động sẽ chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ; áp lực về vấn đề ô nhiễm môi trường,…

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)