Giao thông đường bộ: Trên địa bàn tỉnh hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang dần được cải thiện, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trong tỉnh và

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 58)

đường bộ đang dần được cải thiện, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trong tỉnh và liên tỉnh. Hệ thống này bao gồm:

• Tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: có tổng chiều dài là 316 km, gồm

QL80, QL61, QL63, đường N1 và N2.

• Hệ thống đường tỉnh có 19 tuyến với tổng chiều dài 300 km.

• Hệ thống đường đô thị có 91,5 km.

• Hệ thống giao thông nông thôn có 950 km.

Các tuyến lộ đều được nâng cấp tráng nhựa đạt tiêu chuẩn cấp 4, 5 đồng bằng. Tuy nhiên, trên hầu hết các tuyến, mặt đường còn hẹp, cầu và đường chưa được đầu tư đồng bộ, điển hình là tại QL61và QL63.

Đường đô thị, đường nông thôn tương đối tốt, toàn tỉnh có 95 xã /100 xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 65% xã có đường nhựa và bê tông.

Giao thông đường bộ trên các đảo lớn (Phú Quốc, Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du) đang được đầu tư. Nhờ có chương trình biển đảo nên được bê tông hóa nhiều tuyến đường quanh đảo, đáp ứng tốt cho giao thông trên đảo.

Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng nhằm mục tiêu thiết lập tuyến đường bộ quốc tế nối các khu vực kinh tế quan trọng thuộc ba nước Việt

Nam, Campuchia và Thái Lan cùng các nước khác trong khu vực, đã có dự án xây

dựng tuyến đường hành lang ven biển, trong đó có đoạn đi qua địa phận tỉnh Kiên

Giang. Hiện nay, tuyến đường này đang được thi công. Đây là tuyến đường có ý

nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoàn thiện hạ tầng giao thông của tỉnh Kiên

Giang. Tuyến đường này sẽ kết nối với đường Hồ Chí Minh, đường N1 và các quốc

lộ 80, 63 tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn, đồng bộ. Ngoài ra, trên tuyến đường đó còn xây dựng thêm hai chiếc cầu bắc qua sông Cái Lớn và Cái Bé thay cho phà Tắc Cậu, nối liền các huyện thuộc bán đảo Cà Mau, tạo cơ hội cho các vùng này phát triển.

- Giao thông đường thủy: Với lợi thế có hệ thống sông ngòi chằng chịt với khoảng 2.423 km đường sông, khoảng 580 km đường biển. Giao thông thủy có thể đi đến tất cả các huyện, thị trong tỉnh, đóng góp lớn trong vận tải hàng hóa và hành khách. Đặc biệt đường thủy có tuyến quan trọng là TP. HCM - Kiên Lương, là tuyến kết nối Kiên Giang với TP.HCM và một số tỉnh trong vùng.

Hiện nay, cảng biển quốc tế An Thới (Phú Quốc) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là một cảng giao thông thương mại với năng lực thông quan 280 ngàn tấn hàng hóa và 440 ngàn hành khách/năm. Huyện đảo Phú Quốc còn có cảng Vịnh Đầm, cảng Bãi Đất Đỏ đang được xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, cảng Bãi Nò (Hà Tiên), cảng nước sâu Nam Du (Kiên Hải)... là những đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh, làm nhiệm vụ thông thương, vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các huyện, các tỉnh trong khu vực, mà còn kết nối với các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia...

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)