Dông, bão: So với các tỉnh Tây Nam Bộ, Kiên Giang thường có dông nhiều hơn, trung bình 25 – 30 ngày dông trong năm Tuy nhiên, ở đây ít khi xảy ra

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 47)

nhiều hơn, trung bình 25 – 30 ngày dông trong năm. Tuy nhiên, ở đây ít khi xảy ra bão.

2.2.2.3. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi: Kiên Giang, có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, với tổng chiều dài 2.054,93 km phân bố hầu khắp trên địa bàn tỉnh, có ảnh hưởng lớn đến việc điều tiết nước, tính chất đất, chế độ canh tác và có tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, NTTS. Một số sông chính chảy qua Kiên Giang như:

- Sông Cái Lớn: Dài 44,8 km, dòng sông nhiễm mặn, do đó chủ yếu là tiêu

nước vào mùa mưa.

- Sông Cái Bé:Dài 58,2 km, mang nước ngọt từ kinh Thác Lác và Thị Đội

về, đẩy lùi sự xâm nhập mặn của nước biển vào mùa khô.

- Sông Giang Thành: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều, nên gây ra

sự nhiễm mặn; vào mùa mưa sông có tác dụng tiêu nước cho các cánh đồng trên thượng nguồn.

Ngoài ra, hệ thống các kênh Vĩnh Tế; kênh T3; Kênh Tri Tôn; kênh Ba Thê; Kênh Cái Sắn; kênh Thốt Nốt; kênh Thị Đội... có tác dụng tiêu nước lũ vào mùa mưa và ngăn cản sự xâm nhập mặn sâu vào trong nội đồng.

Hiện nay, khả năng tiêu nước vào mùa khô của sông ngòi ở Kiên Giang vẫn còn hạn chế, các kênh đào có vai trò chính là hệ thống xả lũ và cung cấp nước ngọt cho vùng nội đồng. Điều này gây khó khăn đến việc lấy và thoát nước cho các vùng NTTS.

Chế độ thủy văn của tỉnh Kiên Giang bị chi phối bởi các chế độ thủy triều biển Tây, thủy văn sông Hậu, thủy văn nội đồng và thuỷ văn khu vực đảo Phú Quốc. Do đó, cần có chương trình ngăn cản lũ bằng các thảm rừng ngập nước và bố trí nhiều đập ngăn dòng chảy nước ngọt, giảm bớt bào mòn lớp đất màu, cũng như kéo dài thời gian thoát nước trong mùa khô trên toàn hệ thống suối của đảo.

Biển và thủy triều

Bờ biển Kiên Giang dài hơn 200 km, với hơn 100 cửa sông, kênh rạch thoát nước ra biển. Vùng biển có 105 hòn đảo thuộc 5 quần đảo: Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu (Thổ Châu) và An Thới. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam,

thuộc huyện đảo Phú Quốc. Biển Kiên Giang có diện tích khoảng 63.290 kmP

2P P

(chiếm 21 % diện tích vịnh Thái Lan). Ranh giới biển của Kiên Giang giáp với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaixia.

Thủy triều vùng biển Kiên Giang cũng như vùng biển Tây thuộc loại nhật

triều không đều và nhật triều đều. Mức độ không đều rất khác nhau, cụ thể: tại Rạch Giá, hằng tháng chủ yếu có 2 lần triều lên và triều xuống trong ngày, nhưng càng rời xa khu vực này về phía Hà Tiên cũng như về phía mũi Cà Mau và ra khơi tính chất thiên về nhật triều đều tăng dần với số ngày trong tháng có một lần triều lên và một lần triều xuống.

Biên độ triều vùng biển Tây có mức dao động từ 0,5 – 1,2 m, chân triều từ

0 – 0,5 m. Trong năm, đỉnh triều cao nhất rơi vào các tháng 6 - 7 và các tháng 12 - 1

năm sau; đỉnh triều thấp nhất vào các tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10, khác hẳn vùng biển Đông, biên độ triều chênh lệch từ 3 – 4 m.

Thủy triều biển Tây xâm nhập vào vùng ven biển Kiên Giang qua các sông:

Cái Lớn, Cái Bé, Giang Thành và các kênh: Cái Sắn, Rạch Giá – Hà Tiên, Vàm Răng, Lình Huỳnh, Vàm Rầy, Tuần Thống, Lung Lớn, Hà Giang,...

Hải lưu

Biển Kiên Giang chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng ấm trong vịnh Thái Lan. Dòng hải lưu này xoay tròn, có chiều thay đổi theo gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 9 chảy theo chiều kim đồng hồ, từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau chảy theo chiều ngược lại. Tiếp theo từ tháng 2 đến tháng 4 chảy theo hướng Nam ra ngoài vịnh. Tốc độ của dòng hải lưu từ 12 – 25 cm/s (chậm so với hải lưu ở biển Đông). Nhiệt độ nước trong dòng gần đồng nhất theo chiều sâu và cao hơn nhiệt độ ngoài biển Đông. Hải lưu đã tập trung về vùng biển các phù du sinh vật, các loại tôm, cá và ảnh hưởng đến sự phân bố của chúng trong thủy vực tự nhiên…

2.2.2.4. Đất đai

Với diện tích tự nhiên là 634.853 ha, Kiên Giang có 5 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa không phèn, nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa cổ, nhóm đất than

bùn – phèn và nhóm đất cát.

Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu nhóm đất tỉnh Kiên Giang phân theo mục đích sử dụng năm 2011 Nhóm đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích 634.853 100 Đất nông nghiệp trong đó: đất NTTS 576.452 28.371 90,8 4,9

Đất phi nông nghiệp 52.990 8,3

Đất chưa sử dụng 5.411 0,89

Nguồn: Niêm giám thống kê Kiên Giang năm 2011

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Kiên Giang năm 2011

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh phục vụ hoạt động nông nghiệp. Năm 2011, đất nông nghiệp chiếm 90,8% diện tích toàn tỉnh. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất NTTS chiếm 4,9% diện tích đất nông nghiệp và 4,5% diện tích toàn tỉnh.

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở và đất chuyên dùng, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng có xu hướng tăng dần theo sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, năm 2011 chiếm 8,3% diện tích tự nhiên.

Diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm dần do quá trình chuyển đổi sang đất sản xuất và đất thổ cư, năm 2005 diện tích đất chưa sử dụng của toàn tỉnh

là 9.427 ha, đến năm 2011 chỉ còn lại 5.411 ha, chiếm chưa đến 0,9% diện tích tự

nhiên. Trong đó có đến 5.083 ha là đất bằng chưa sử dụng, còn lại là đất đồi núi và

núi đá không có rừng cây.

2.2.2.5. Sinh vật

Thủy sinh vật

- Thực vật nổi: Thực vật nổi vùng biển Kiên Giang tương đối phong phú,

đã định danh được tổng số 174 loài thuộc 5 ngành tảo trong đó ưu thế thuộc về 2

ngành Bacillariophyta (tảo silic) có 129 loài và Pyrrophyta (tảo giáp) có 31 loài.

Hai ngành tảo nước ngọt Chlorophyta (tảo lục) và Euglenophyta (tảo mắt) chiếm

một tỷ lệ không đáng kể, tảo mắt chỉ xuất hiện 4 loài và tảo lục 2 loài, các giống loài này gặp không thường xuyên. Riêng đối với ngành tảo lam, là ngành tảo bao gồm nhiều giống loài có khả năng phân bố rộng, hiện diện cả trong các thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

- Rạn san hô: San hô ở Kiên Giang phát triển rất mạnh, chúng thường phát

triển ở các vùng biển đảo, trong đó Phú Quốc là nơi có diện tích san hô bao phủ lớn nhất tỉnh với 473,9 ha. San hô Kiên Giang được xem là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học cao. Chỉ tính riêng quần đảo Phú Quốc đã xác định được 260 loài san hô, trong đó 252 loài san hô cứng và 8 loài san hô mềm thuộc 49 giống của 14

họ, trong đó các giống như Porites, Acropora, Montipora, Pavona, Echinopora,

- Thảm cỏ biển: Các thảm cỏ biển có mật độ động vật cao, độ đa dạng loài lớn hơn hẳn so với các thủy vực không có cỏ biển ở lân cận. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thảm cỏ biển là nơi ở lý tưởng của một số sinh vật biển quý hiếm như bò biển, rùa xanh, vích, rùa lưng dẹt, con non của nhiều loài cá và giáp xác,… Vùng biển Phú Quốc có đến 11.750 ha thảm cỏ biển của 9 loài cỏ biển đó là: cỏ lá dừa

(Enhalus acoroides), cỏ Kiệu tròn (Cymodocea rotundata) cỏ Kiệu răng cưa

(Cymodocea serrulata), cỏ Xoan (Halophila ovalis), cỏ Xoan nhỏ (Halophita

minor), cỏ Dương Thảo (Thalassia hemprichii), cỏ Kim Biển (Halodule pinipolia),

cỏ Hẹ răng cưa (Halodule uninervis), cỏ Lăng biển (Syringgodium isoetifolium).

Phú Quốc là được coi là nơi có diện tích cỏ biển lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 11.550 ha.

- Động vật nổi: Động vật nổi có thành phần khá phức tạp, chủ yếu là động

vật nguyên sinh và động vật không xương sống bật thấp. Vùng biển Kiên Giang tương đối nông, mức độ giao lưu với khối nước biển Đông yếu, nên ít loài biển khơi điển hình, vì vậy thành phần loài động vật nổi kém phong phú hơn so với các vùng

biển khác.Đã tìm thấy 151 loài thuộc 8 ngành. Ngành Arthropoda chiếm ưu thế về

thành phần loài (62,89 %), trong đó giáp xác chân chèo Copepoda chiếm ưu thế

nhất về thành phần loài (47,01 %) lẫn sinh lượng. Kế đến là động vật nguyên sinh

Protozoa 22 loài (14,56 %), động vật có bao Echinodermata 11 loài (7,28 %), lớp

trùng bánh xe Rotatoria 9 loài (5,96 %), ngành Mollusca 7 loài (4,63 %), hàm tơ

Chaetognatha 5 loài (3,31 %), ngành Annelida với ấu trùng Polychaeta và sứa

Colenteratamỗi ngành 1 loài (0,66 %).

- Động vật đáy: Xác định có 174 loài động vật đáy thuộc các vùng ven biển

An Biên – An Minh, Hòn Đất, Ba Hòn và vùng ven biển thuộc đảo Phú Quốc.

Chiếm ưu thế về thành phần giống loài thuộc lớp giáp xác Crustacea, đạt 47 loài, kế

đến là lớp giun nhiều tơ Polychaeta 45 loài, lớp nhuyễn thể 2 vỏ Bivalvia 41 loài,

lớp nhuyễn thể 1 vỏ Gastropoda26 loài, các ngành khác như da gai Echinodermata

có 13 loài và cá đáy chỉ có 2 loài.Số lượng loài động vật đáy mùa mưa thấp hơn so

loài thuộc các lớp Crustacea (lớp giáp xác), Polychaeta (lớp giun nhiều tơ) và

Bivalvia(lớp nhuyễn thể 2 vỏ).

Nguồn lợi thủy sản

- Nguồn lợi cá

Thành phần loài cá: Vịnh Thái Lan đã ghi nhận được 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó họ cá Mối (Mối vạch, Mối thường) và họ cá Khế (chủ yếu là cá Nục) chiếm tỷ trọng cao về giống loài và cơ cấu sản lượng. Riêng vùng biển Kiên Giang đã xác định được 273 loài trong đó cá đáy chiếm 70% tổng số loài, còn lại là nhóm cá nổi.

Nhóm cá nổi: Nhóm cá nổi gần bờ gồm các loài cá có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao, sống tập trung chủ yếu ở các vùng nước ven bờ, cửa sông như cá Trích, cá Liệt, cá Khế, cá Cơm,…; Nhóm cá nổi đại dương gồm các loài cá có kích thước lớn và vừa, thường có tập tính di cư theo mùa, di cư đại dương như các loài cá thuộc họ cá Thu Ngừ.

Nhóm cá đáy: gồm các loài như: cá Mối, Hồng, Phèn, Đổng, Sạo, các loài cá rạn san hô,...

- Nguồn lợi cá cảnh biển

Cá cảnh biển ở Phú Quốc sống tập trung ở các rạn san hô và chủ yếu tập trung vào 3 nhóm cá Thia Pomacentridae, cá Bướm Chaetodontidae và cá Bàng Chài Labridae, hai họ còn lại là cá Thiên Thần Pomacanthidae và Đuôi Gai Acanthuridae có mật độ không đáng kể. Trong 3 nhóm cá trên cá Thia có mật độ cao nhất và hầu như chiếm ưu thế trong tòan bộ cá rạn san hô ở Phú Quốc.

Mật độ cá rạn san hô qua các điểm khảo sát dao động từ 520-2.694 con/

400 mP

2P P

, trung bình cho các điểm khảo sát đạt giá trị 1.247 con/400 mP

2P P , mật độ cá thấp nhất ở hòn Dầm - đạt 520 cá thể /400 mP 2 Pvà cao nhất ở hòn Rỏi – 2.694 cá thể /400 mP 2 P

. Kích thước cá ở các rạn san hô Phú Quốc chủ yếu thuộc nhóm cá nhỏ, kích thước < 10 cm chiếm 89,2% các nhóm cá kích thước lớn hơn chỉ chiếm 10,8% trong tổng số.

- Nguồn lợi tôm

Theo Phạm Ngọc Đẳng (2001), trữ lượng tôm vùng biển Kiên Giang khoảng 56.310 tấn, khả năng khai thác 28.170 tấn.

Trên vùng biển Kiên Giang đã xác định đựơc 44 loài tôm thuộc 2 họ, chủ

yếu là tôm nước lợ (Penaeidae)(54%) và họ tôm gai (Palaemonidae) (22,7%). Các

họ tôm khác như Alpheidae, Squillidae,... chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Nhóm tôm nước ngọt: gồm các loài thuộc họ tôm gai (Palaemonidae) và họ

tôm ngõ trống (Alpheidae). Các loài tôm này có đặc tính thường sống ở môi trường

nước ngọt nhưng di cư ra vùng nước mặn để sinh sản.

Nhóm tôm biển: nhóm này thường sống ở vùng nước lợ và mặn, gồm các

loài thuộc họ PenaeidaeSquillidae,...

Thành phần loài vùng cửa sông ven biển phong phú hơn nhiều so với vùng hải đảo và biển khơi do hiện tượng di cư ra cửa sông ven biển của các loài tôm nước ngọt và di cư vào cửa sông của những loài tôm biển để sinh sản.

Các loài tôm kinh tế: giống như thành phần loài, các loài tôm kinh tế vùng

biển Kiên Giang thuộc 2 họ tôm chủ yếu là họ tôm nước lợ (Penaeidae) và họ tôm

gai (Plaemonidae).

- Nguồn lợi nhuyễn thể

Theo kết quả khảo sát năm 1999, vùng biển Kiên Giang có 52 loài nhuyễn thể, trong đó các loài có giá trị kinh tế cho sản lượng cao chủ yếu thuộc lớp 2 mảnh vỏ.

Sò huyết có 2 loài Anadara sp.Anadara granosa. Sò huyết Anadara

granosa phân bố từ vùng biển An Biên – An Minh đến Hòn Đất. Loài sò huyết

Anadara sp. phân bố ở hầu hết các vùng biển An Biên – An Minh, Hòn Đất, quần

đảo Bà Lụa nhưng không thấy xuất hiện ở vùng ven biển đảo Phú Quốc.

Sò lông có các loài như Anadara maculosa, Arca navicularis, Cucullaea

spp.. Loài Arca maculosaphân bố ở vùng biển An Biên – An Minh và quần đảo Bà

Nghêu lụa giống Paphia spp. sinh lượng và mật độ chủ yếu thuộc loài

Paphia undulataphân bố ở vùng ven biển An Biên – An Minh và quần đảo Bà Lụa;

vùng Hòn Đất và Phú Quốc không bắt gặp sự hiện diện của chúng.

Các loài cho giá trị mỹ nghệ như loài ốc gai Murex trapa, ốc tù Hemifusus

tuba phân bố ở hầu hết vùng biển quần đảo Bà Lụa; vùng biển Phú Quốc có xuất

hiện loài ốc gai Chicoreus bruneustrong phạm vi nhỏ.

Nhóm điệp gồm các giống loài Chlamys spp.Placuna spp.. Các loài điệp

tròn giống Placunachỉ gặp ở vùng biển quần đảo Bà Lụa và Phú Quốc, trong khi đó

các loài thuộc giống Chlamyschỉ bắt gặp ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc.

Các loài khác như C bàn mai giống Pinna spp., Atrina lamellata; trai ngọc,

hầu bao giống Pinctada spp.; trai ngọc nữ Pteria penguin và hầu Crassostrea spp.

chỉ bắt gặp ở vùng ven biển quanh đảo Phú Quốc.

- Mực

Vùng biển Kiên Giang có khoảng 10 loài mực có giá trị kinh tế. Các loài mực có hiện tượng di chuyển phạm vi phân bố theo mùa và theo điều kiện thời tiết khí hậu. Đối với mực ống, trong các tháng mùa khô mực ống di chuyển vào vùng nước nông hơn, trong các tháng mùa mưa xảy ra hiện tượng di chuyển ngược lại.

Vùng biển Phú Quốc có 3 bãi mực là: Tây Nam đảo Phú Quốc: có mật độ tập trung cao từ tháng 4 – 9; Anh Đông – Nam Du: mùa vụ từ tháng 10 – 3 năm sau; Hòn Sơn Rái: mùa vụ khai thác từ tháng 10 – 3 năm sau.

Một phần của tài liệu phát triển thủy sản tỉnh kiên giang – hiện trạng và giải pháp (Trang 47)