Triển vọng quan hệ Mỹ-châu Âu

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 143)

Trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của châu Âu trong chiến lƣợc của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI, tác động của việc triển khai chiến lƣợc châu Âu của Mỹ đối với cục diện quan hệ nƣớc lớn ở châu Âu đặc biệt khủng hoảng Ukraine, có thể thấy 4 nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách và quan hệ của Mỹ với EU trong thời gian tới: i) so sánh lực lƣợng giữa Mỹ và châu Âu; (ii) lợi ích và ƣu tiên chiến lƣợc của Mỹ và châu Âu trong thời gian tới; iii) tầm quan trọng và ảnh hƣởng của Nga ngày càng tăng lên ở châu Âu; iv) sự phụ thuộc chặt chẽ giữa Mỹ và EU cả về an ninh và kinh tế.

Thứ nhất, về so sánh lực lƣợng giữa Mỹ và châu Âu, có thể khẳng định cho dù suy yếu tƣơng đối, Mỹ vẫn là siêu cƣờng duy nhất với vai trò toàn cầu và chủ đạo đối với an ninh châu Âu. Mỹ là nƣớc duy nhất có đủ sức mạnh cứng và sức mạnh mềm để cùng EU lôi kéo nƣớc Nga vào các công việc của thế giới và châu Âu, bởi vì Mỹ cũng là nƣớc duy nhất có thể đảm bảo về an ninh đối với những nƣớc EU mới, vốn vẫn còn coi Nga là mối đe dọa. Đồng thời, lợi ích chiến lƣợc của Mỹ vẫn là kiềm chế Nga, không để Nga vƣơn lên cạnh tranh ngang hàng với Mỹ. Bên cạnh đó, Hiệp ƣớc Lisbon với những thay đổi về thể chế chƣa có khả năng biến EU thành một thực thể an ninh-chính trị thực sự độc lập. EU vẫn chƣa là một cƣờng quốc theo nghĩa truyền thống với sức mạnh cứng và mềm cần thiết để có một tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh cũng nhƣ trong quan hệ với Nga. EU tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ trong việc giải quyết các công việc an ninh lớn của mình. EU mở rộng với 28 thành viên chƣa có một chính sách nhất quán đối với Nga do sự chia rẽ giữa châu Âu cũ và châu Âu mới về vai trò và quan hệ với nƣớc Nga. Các cƣờng quốc châu Âu cũ nhƣ Đức, Pháp, Ý và Tây ban Nha coi Nga là đối tác chiến lƣợc tiềm năng, và có thể lôi kéo Nga vào quỹ đạo

của EU thông qua quá trình hội nhập từng bƣớc và các mối liên hệ thể chế [135] 10. Các nƣớc EU mới nhƣ các nƣớc cộng hòa Baltic, Balan và mức độ nào đó, Anh và Thụy điển vẫn coi Nga là một vấn đề an ninh hơn là một giải pháp đối với các vấn đề an ninh khu vực châu Âu. Những nƣớc này chủ trƣơng chính sách "ngăn chặn mềm" đối với sự bành trƣớng ảnh hƣởng của nƣớc Nga.

Thứ hai, về lợi ích và ƣu tiên chiến lƣợc của Mỹ trong thời gian tới, có thể nói khủng hoảng Ukraine đã ảnh hƣởng đáng kể đến chính sách xoay trục của Mỹ. Khủng hoảng Ukraine và sự lúng túng, gần nhƣ bất lực của châu Âu đã làm nổi bật một thực tế chiến lƣợc là Mỹ không thể coi châu Âu trở nên hòa bình và ổn định cùng với sự mở rộng của EU và NATO. Là cƣờng quốc toàn cầu, Mỹ có lợi ích toàn cầu. Châu Âu vẫn là một trong những khu vực chiến lƣợc trọng yếu của Mỹ, nơi Mỹ có những lợi ích chiến lƣợc và kinh tế to lớn. Do tầm quan trọng địa chính trị của châu Âu, quan hệ chặt chẽ về kinh tế, mối ràng buộc về lịch sử và các giá trị văn hoá, châu Âu vẫn là địa bàn quan trọng nhất trên bàn cờ Âu – Á, châu Âu là đồng minh chiến lƣợc quan trọng nhất của Mỹ. Mỹ vẫn rất cần châu Âu với tƣ cách là đối tác toàn cầu trong việc đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. NATO tiếp tục là trụ cột chiến lƣợc an ninh của Mỹ, là công cụ chiến lƣợc để Mỹ duy trì hợp tác và chia sẻ trách nhiệm với các đồng minh châu Âu, sử dụng NATO vào những sứ mệnh vƣợt ra ngoài khu vực châu Âu. Tiếp tục thúc đẩy chƣơng trình Đông tiến của NATO và mở rộng chức năng và nhiệm vụ của NATO ra ngoài khu vực châu Âu để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Mục tiêu trƣớc mắt là kết nạp Ukraine và sau đó có thể là Georgia. Không loại trừ khả năng tổ chức này không chỉ vƣơn rộng ra khắp lục địa châu Âu, mà có thể tiến vào Trung Á bởi các nƣớc này cũng tham gia vào Chƣơng trình Đối tác vì Hoà bình.

10

Ở Đức, trong một cuộc trƣng cầu dân ý gần đây, 88% cho rằng nƣớc Nga quan trọng đối với tƣơng lai của nƣớc Đức và đối với Mỹ con số này là 83%. 61% ủng hộ quan hệ hợp tác gần gũi hơn với Nga so với 63% muốn thúc đẩy hợp tác với Mỹ.

Về phía châu Âu, từ nay đến 2020, mục tiêu chiến lƣợc của EU là củng cố bên trong, tăng cƣờng sức mạnh kinh tế, liên kết nội khối để từ đó tăng cƣờng ảnh hƣởng ra các khu vực. Trên cơ sở đó, ƣu tiên chiến lƣợc đối ngoại của EU là: (i) Tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu có chọn lọc, giảm cam kết quân sự ngoài khu vực châu Âu nhƣ Trung Đông, Châu Á. Việc Mỹ giảm cam kết quân sự buộc EU phải tăng cƣờng thúc đấy liên kết quốc phòng để tự phong thủ và bảo vệ quyền lợi ở các khu vực cận kề châu Âu; (ii) Tiếp tục nâng cao vai trò và vị thế EU trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của các tổ chức đa phƣơng quốc tế; tập trung khai thác các vấn đề nhƣ giải trừ quân bị, môi trƣờng, dân chủ nhân quyền , chông khủng bố…(iii) Củng cố quan hệ với các nƣớc và khu vực láng giềng, các nền kinh tế mới nổi. (iv) Chú trọng hơn đến củng cố quan hệ với các nƣớc Châu Á-Thái Bình Dƣơng. Coi trọng thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc nhất là về kinh tế-tài chính.

Thứ ba là nhân tố Nga. Sự trở lại của nƣớc Nga, với tƣ cách là một cƣờng quốc quân sự hạt nhân, năng lƣợng, khẳng định vị trí "'độc tôn" của mình ở khu vực ảnh hƣởng truyền thống hay "lợi ích đặc quyền". Nƣớc Nga dƣới thời Tổng thống Putin, với tiềm lực quân sự và hạt nhân thứ 2 trên thế giới, nền kinh tế hồi phục đáng kể và chính sách đối ngoại quyết đoán, đang ngày càng tỏ rõ vị thế của mình với tƣ cách là một cƣờng quốc, một diễn viên quan trọng trong bàn cờ chiến lƣợc thế giới. Khó có thể phủ nhận "sự trở lại" của nƣớc Nga với tƣ cách là một cƣờng quốc, đã và đang tác động đáng kể đến cục diện an ninh chính trị ở châu Âu. Nƣớc Nga sẽ không chấp nhận để Mỹ và phƣơng Tây "chèn ép", thu hẹp không gian chiến lƣợc, xâm nhập vào khu vực lợi ích đặc quyền của Nga. Nga Đây là nhân tố hết sức quan trọng có tác động lâu dài tới chính sách của Mỹ ở châu Âu và quan hệ Mỹ - châu Âu trong thời gian tới.

Nhƣ vậy, bất chấp thăng trầm trong quan hệ đặc biệt rạn nứt và chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu liên quan đến cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, quan hệ giữa Mỹ và châu Âu vẫn là mối quan hệ ổn định và bền vững, có nền

tảng vững chắc là sự chia sẻ lợi ích chiến lƣợc cả về an ninh, kinh tế, chính trị cũng nhƣ các giá trị văn hóa, xã hội cốt lõi. Có thể nỏi, vai trò và ảnh hƣởng của châu Âu xuất phát và sẽ tiếp tục đƣợc duy trì trên cơ sở ba yếu tố cơ bản. Yếu tố đầu tiên là sức mạnh kinh tế của EU. Thậm chí, trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, châu Âu còn chiếm 19% GDP của thế giới. Với 28 thành viên, EU đã trở thành khu vực ổn định lớn nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt gần 30.000 USD. Chỉ riêng khu vực đồng euro đã chiếm 20% kim ngạch thƣơng mại thế giới và, nếu tính cả kim ngạch trong cộng đồng châu Âu, thì tỷ lệ này đạt tới mức 42%. Yếu tố thứ hai là sức hấp dẫn của tổ chức. Về mặt tiền tệ, đồng euro đã trở thành đồng tiền dự trữ thứ hai của thế giới, chiếm khoảng 24% dự trữ ngoại hối của thế giới năm 2012, so với 18% khi mới đƣợc phát hành. Về phƣơng diện chính trị, nhóm các nƣớc ứng cử viên góp phần mở rộng EU không ngừng tăng: tháng 7/2013, Croatia đã trở thành quốc gia thành viên thứ 28 của Liên minh, trong khi 6 nƣớc khác đang nằm trong danh sách ứng cử viên (Albania, Iceland, Macedonia, Montenegro, Serbia, Turkey). Yếu tố thứ ba và là lợi thế lớn nhất của châu Âu trong tiến trình toàn cầu hóa liên quan tới hiệu ứng số đông đối với các quốc gia thành viên. Cho dù đó là tình trạng biến đổi khí hậu, các đại dịch trong tƣơng lai, những thách thức toàn cầu nảy sinh trong tiến trình toàn cầu hóa, đối phó với khủng hoảng kinh tế, cuộc chiến chống khủng bố hay chống phổ biến hạt nhân, thì không giải pháp nào có thể đƣợc tiến hành bởi một nhà nƣớc riêng biệt, cho dù nƣớc đó có lớn mạnh nhất hành tinh.

Hơn nữa, việc phối hợp đối phó với những thách thức an ninh khu vực và toàn cầu là một trong những khía cạnh hết sức quan trọng trong hợp tác chiến lƣợc giữa Mỹ và châu Âu. Đặc biệt sự phục hồi của nƣớc Nga và chính sách đối ngoại mạnh mẽ và quyết đoán của Putin sẽ là nhân tố thúc đẩy Mỹ và EU tăng cƣờng hợp tác trong thời gian tới. Mặt mâu thuẫn và khác biệt đồng thời tồn tại đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế tuy nhiên, những bất hòa này đƣợc điều hòa trong khuôn khổ nhiều cơ chế hợp tác. Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa hai thực thể

kinh tế lớn nhất thế giới đang trong quá trình đàm phán, sẽ giúp dung hòa các lợi ích kinh tế khác biệt, củng cố nền tảng trụ cột hợp tác an ninh trong NATO. Nhìn tổng thể cả về an ninh chính trị và kinh tế, có thể nói mức độ tin cậy giữa hai bờ Đại Tây Dƣơng rất cao và châu Âu vẫn tiếp tục chiếm giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ.

Trên cơ sở dự báo chính sách này, có thể hình dung quan hệ Mỹ - EU trong khoảng 10 năm tới nhƣ sau:

Về kinh tế, quan hệ kinh tế Mỹ - Âu tiếp tục chứng kiến những bƣớc phát triển mạnh mẽ đặc biệt khi Hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc ký kết. Những bất đồng thƣơng mại tồn tại và những khác biệt trong chính trị không làm suy giảm quan hệ kinh tế - thƣơng mại, nhƣng điều đáng chú ý nhất là các nền kinh tế xuyên Đại Tây Dƣơnghiện nay không chỉ còn ở mức độ phụ thuộc lẫn nhau một cách thuần tuý, mà đã hội nhập với nhau ở mức độ vƣợt qua đƣợc tất cả bất đồng về chính trị. Quan niệm công ty quốc tịch “Mỹ” hay công ty của châu Âu trên thực tế không còn phù hợp bởi một phần lớn tài sản, hoạt động, và nhân công không còn ở nƣớc sở tại, mà ở bên ngoài. Quan trọng hơn, nhƣ trên đã phân tích, là giữa hai thế lực kinh tế này, đã có hình thành đƣợc những cơ chế giải quyết tranh chấp, bất đồng một cách hiệu quả, ngăn chặn những xung đột kinh tế nhỏ không biến thành khủng hoảng. Do đó, có thể khẳng định trong vòng 15 - 20 năm tới, những tranh chấp kinh tế, thƣơng mại luôn đƣợc kiềm chế vì lợi ích tổng thể của cả hai bên. Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các nƣớc Tây Âu sẽ diễn ra dƣới hình thức vừa hợp tác vừa cạnh tranh, ngày càng hội nhập sâu rộng hơn..

Về chính trị và an ninh, mặt hợp tác sẽ tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Khủng hoảng Ukraine là minh chứng sống động nhất về sự bất ổn an ninh vẫn tồn tại ở châu Âu hơn hai thập kỷ sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc. Hơn nữa, mặc dù Mỹ vẫn là siêu cƣờng duy nhất, nhƣng EU ngày càng lớn mạnh cùng tiến trình mở

rộng và củng cố thể chế, ngày càng có khả năng đảm nhận trách nhiệm đối tác toàn cầu. Cách tiếp cận và chủ trƣơng giải quyết các vấn đề quốc tế đề cao vai trò của ngoại giao, tầm quan trọng của các cơ chế đa phƣơng đặc biệt là của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế sẽ có tác dụng "dung hòa" chính sách của Mỹ, thiên về các biện pháp sử dụng sức mạnh, răn đe và trừng phạt. Bên cạnh đó, xu hƣớng ly tâm của châu Âu với Mỹ vẫn tiếp tục cùng với những nỗ lực trong quá trình nhất thế hoá và xây dựng chính sách đối ngoại và phòng thủ chung, và lập trƣờng khác biệt của EU trong các vấn đề quốc tế nhƣ việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí với Trung Quốc, Toà án Hình sự Quốc tế, giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran. Tuy nhiên có thể thấy, dù thế nào châu Âu cũng không thể “ly hôn” với Mỹ. Muốn hay không, châu Âu vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ về mặt an ninh và vai trò của NATO với an ninh châu Âu là không thể thay thế. Nếu nhƣ trong kinh tế, châu Âu có thể cạnh tranh bình đẳng với Mỹ thì trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, mặc dù không phải là một cƣờng quốc châu Âu, nhƣng Mỹ vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Nhƣ vậy, có thể sơ bộ nhận định quan hệ Mỹ với châu Âu trong thời gian tới vẫn tiếp tục cục diện: về an ninh, Mỹ giữ vai trò chủ đạo; về kinh tế, cạnh tranh bình đẳng. Cạnh tranh giữa Mỹ và EU sẽ tiếp tục gay gắt thể hiện đặc biệt trong việc xử lý các vấn đề quốc tế khác nhau bằng biện pháp quân sự hay ngoại giao, đơn phƣơng hay đa phƣơng. EU sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng chính sách đối ngoại và quốc phòng chung mà không thể không đụng chạm tới lợi ích của Mỹ cũng nhƣ vai trò của Mỹ trong NATO. Tuy vậy, sự cạnh tranh đó không thể dẫn tới sự đổ vỡ quan hệ bởi hai bên chia sẻ quan niệm chung về giá trị, ý tƣởng và lợi ích chung. Cho đến nay, những điểm chung này vẫn là dòng chính của quan hệ Âu - Mỹ. Xét về thể chế chính trị, nền dân chủ châu Âu vẫn là nền dân chủ có nhiều điểm tƣơng đồng nhất với nền dân chủ Mỹ. Châu Âu và Mỹ cùng chia sẻ tƣ tƣởng tự do cá nhân, dân chủ đa nguyên và kinh tế thị trƣờng và đều muốn

phổ biến những quan niệm này trên phạm vi toàn cầu. Quan trọng hơn tất cả, nền kinh tế châu Âu và Mỹ đã hội nhập đến mức khó có thể tách rời. Hệ thống thƣơng mại tự do và thị trƣờng mở đã phát triển đến mức vƣợt qua tất cả những mâu thuẫn và khủng hoảng chính trị... Hợp tác vẫn sẽ là xu hƣớng chủ đạo trong quan hệ xuyên Đại Tây Dƣơng trong thời gian tới.

Tiểu kết

Việc triển khai hiến lƣợc duy trì và mở rộng NATO trong thời kỳ mới đã có những tác động quan trọng đối với quan hệ Mỹ-châu Âu, quan hệ giữa Nga và phƣơng Tây cũng nhƣ tập hợp lực lƣợng giữa các nƣớc lớn trên thế giới. Quá trình NATO "Đông tiến" mạnh mẽ cũng nhƣ sự điều chỉnh chiến lƣợc của NATO với mục tiêu lâu dài là kiềm chế Nga là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự điều chỉnh chiến lƣợc của Nga và quan hệ giữa Nga và phƣơng Tây. NATO mở rộng tạo nên một đƣờng phân tuyến mới, tuy không rõ nét nhƣ thời kỳ Chiến tranh lạnh, hình thành theo hƣớng có lợi cho Mỹ và Tây Âu, thu hẹp dần khu vực ảnh hƣởng của Nga.

Khủng hoảng Ukraine đã đẩy mâu thuẫn tiềm tàng giữa Nga và phƣơng Tây lên đến đỉnh điểm và trở thành cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa Nga và phƣơng Tây kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Cuộc khủng hoảng ở

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 143)