Mục tiêu và nội dung chiến lược

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 100)

Chiến lƣợc của Mỹ đối với châu Âu kể từ sau Chiến tranh lạnhđều hƣớng tới những mục tiêu chủ yếu là: (i) Duy trì sự tuân thủ nguyên tắc dân chủ của các đồng minh, tăng cƣờng các mối quan hệ kinh tế có tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh vƣợng của Mỹ, duy trì quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ để giải quyết các vấn đề toàn cầu; (ii) Ngăn chặn và bảo vệ các thành viên NATO trƣớc các mối đe doạ về lãnh thổ; (iii) Củng cố và hỗ trợ quá trình cải cách thị trƣờng và dân chủ ở các nƣớc Đông Âu, góp phần thúc đẩy sự ổn định ở châu Âu, thông qua việc lôi kéo các nền dân chủ mới châu Âu vào mạng lƣới quan hệ an ninh song phƣơng và đa phƣơng ngày càng phát triển; (iv) Ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết ngƣời hàng loạt thông qua sự hợp tác với các nƣớc có tiến bộ kỹ thuật ở châu Âu và Canada; (v) Ngăn chặn bất ổn định lan rộng ở châu Âu, đặc biệt ở khu vực Balkan và ở một số nƣớc thuộc Liên Xô.; (vi) Phát triển khả năng kiềm chế và giải quyết các cuộc xung đột khu vực, bao gồm cả khả năng quân sự cho

việc giữ gìn hoà bình; (vii) Duy trì và củng cố hiệu quả của các tổ chức an ninh châu Âu, đặc biệt là NATO, coi đây là phƣơng tiện chủ yếu giúp Mỹ duy trì vai trò lãnh đạo và ảnh hƣởng đối với các vấn đề an ninh châu Âu.

Mỹ đã từng bƣớc điều chỉnh theo hƣớng củng cố vai trò chủ đạo của NATO ở châu Âu nhằm đảm bảo cho NATO đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc và quốc gia ở châu Âu. Mặc dù lý do tồn tại của NATO không còn với sự tan rã của Liên Xô, Mỹ cho rằng cần điều chỉnh và củng cố NATO, nhằm sử dụng NATO cho những mục tiêu mới của Mỹ ở châu Âu. Bản báo cáo chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ cũng nhấn mạnh mục tiêu củng cố vai trò chủ đạo của khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dƣơng(NATO), trong giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh, điều chỉnh chiến lƣợc và hiện đại hoá NATO, sử dụng làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc châu Âu, khống chế các nƣớc này vào quĩ đạo của Mỹ.

Mỹ cũng chủ trƣơng xây dựng NATO thành nòng cốt cho "Chƣơng trình đối tác vì hoà bình" với các nƣớc thành viên khối Warszawa cũ và tiến hành các chiến dịch ngoài phạm vi lãnh thổ của các nƣớc thành viên NATO, nhằm ngăn ngừa và giải quyết xung đột. Với chức năng mới này, NATO có thể đƣợc sử dụng để can thiệp vào các nƣớc châu Âu, Trung Đông, vùng Vịnh. Mở rộng NATO là một bộ phận trong một chiến lƣợc bao trùm của Mỹ là xây dựng một châu Âu dân chủ và không chia cắt. Mở rộng NATO cũng giúp cho Mỹ thực hiện việc tăng cƣờng chia sẻ trách nhiệm giữa các nƣớc đồng minh, tranh thủ sự hỗ trợ của các nƣớc thành viên mới trong các hoạt động của NATO.

Chính sách an ninh châu Âu dƣới chính quyền Obama không thay đổi về cơ bản. Những nguyên tắc đề ra trong chiến lƣợc châu Âu 1995 vẫn là những nguyên tắc cơ bản trong chính sách châu Âu của Mỹ. Bên cạnh đó, chính quyền Obama cũng chủ trƣơng "tái khởi động" quan hệ Mỹ-Nga sau một thời kỳ căng thẳng dƣới chính quyền Bush. Trong bài phát biểu quan trọng về Tƣơng lai An

ninh châu Âu tại Pháp vào 1/2010, Ngoại trƣởng Mỹ Hilary Clinton đã khẳng định "An ninh châu Âu vẫn là chiếc neo đối với chính sách an ninh và đối ngoại của Mỹ. Một châu Âu vững mạnh vô cùng quan trọng đối với an ninh và thịnh vƣợng của Mỹ", bởi vai trò châu Âu thiết yếu trong các vấn đề Afghanistan, Iran, hay những vấn đề toàn cầu nhƣ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đói nghèo[135]. Ngoại trƣởng Mỹ cũng nêu sáu nguyên tắc chủ yếu trong chính sách của Mỹ đối với khu vực.

Một là, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia là nền tảng an ninh châu Âu. Mỹ thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc này khi ủng hộ các nền dân chủ mới ở châu Âu xây dựng tƣơng lai chính trị của chính mình. Mỹ phản đối bất kỳ khu vực ảnh hƣởng nào ở châu Âu, khi một nƣớc mƣu cầu kiểm soát đối với tƣơng lai của một nƣớc khác.

Hai là, An ninh châu Âu là không thể chia cắt. Chỉ có một châu Âu, không phải Tây và Đông Âu, châu Âu cũ và mới, châu Âu NATO và ngoài NATO... Châu Âu bao gồm Mỹ với tƣ cách là đối tác, và cũng gồm cả nƣớc Nga.

Ba là, Mỹ tiếp tục duy trì cam kết không lay chuyển đối với Điều 5 của NATO, tức một nƣớc bị tấn công có nghĩa là tất cả bị tấn công. Để thực hiện cam kết này, Mỹ tiếp tục triển khai quân đồn trú ở châu Âu với mục tiêu vừa răn đe, vừa đối phó khi cần thiết. Mỹ cũng đang thảo luận với đồng minh NATO về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của NATO trƣớc những cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Bốn là, nguyên tắc công khai hóa, theo đó Mỹ ủng hộ việc trao đổi các thông tin quân sự, kể cả các chuyến thăm tới các căn cứ quân sự, quan sát các hoạt động quân sự và tập trận. Hiệp ƣớc CFE là nền tảng của cơ chế kiểm soát vũ khí thông thƣờng, công khai hóa và xây dựng lòng tin trong 20 năm qua ở châu Âu. Việc Nga ngừng thực hiện Hiệp ƣớc này hai năm về trƣớc là một cản trở đối với tiến trình này ở châu Âu

Năm là, nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những ƣu tiên chủ yếu của Mỹ ở khu vực châu Âu. Mỹ có lợi ích quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân từ các nƣớc Cộng hòa thuộc Liên Xô, đặc biệt nguy cơ các tổ chức khủng bố tiếp cận công nghệ, vũ khí hạt nhân.

Sáu là, dân chủ nhân quyền là thành tố bất biến trong chính sách của Mỹ đối với các khu vực. Mỹ ủng hộ mạnh mẽ tiến trình dân chủ ở các nƣớc Đông Âu và Liên Xô. Mục tiêu này của Mỹ thể hiện rõ nét qua vai trò của Mỹ trong các cuộc cách mạng màu nhƣ cách mạng hoa hồng ở Georgia, cách mạng cam ở Ukraine và cách mạng hoa Tulip ở Kyrgyzystan.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 100)