Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 41)

Chiến tranh thế giới thứ II đã làm thay đổi cơ bản bàn cờ chiến lƣợc thế giới. Nƣớc Mỹ ra khỏi chiến tranh với tƣ thế chiến thắng, hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh và trở thành nƣớc tƣ bản giàu có nhất thế giới. GDP của Mỹ chiếm 52% GDP toàn thế giới, lớn hơn GDP của tất cả các nƣớc tƣ bản phát triển khác. Trong bối cảnh nền kinh tế các nƣớc thua trận nhƣ Đức, Nhật, hầu nhƣ bị phá huỷ hoàn toàn, Liên Xô bị thiệt hại nặng nề, nƣớc Mỹ ở trong một vị trí thuận lợi và đứng trƣớc một cơ hội to lớn chƣa từng có. Điều kiện đã chín muồi để Mỹ thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của mình, tham vọng Mỹ đã bắt đầu nuôi dƣỡng từ những năm trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ gặp phải một thách thức vô cùng to lớn, đó là Liên Xô, chủ nghĩa xã hội và phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc. Ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đại diện của chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và trở thành một hệ thống xã hội thách thức với Mỹ về hệ tƣ tƣởng, về chiến lƣợc.

Để thực hiện hai mục tiêu chủ yếu là xóa bỏ trật tự thế giới cũ do các đế quốc Tây Âu chi phối, thâu tóm toàn bộ thế giới tƣ bản chủ nghĩa vào một trật tự mới do Mỹ lãnh đạo và ngăn chặn sự phát triển và mở rộng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội, Mỹ đã giƣơng ngọn cờ "chống chủ nghĩa cộng sản" để tập hợp lực lƣợng và thực hiện chiến lƣợc "ngăn chặn cộng sản". Chiến lƣợc "ngăn chặn cộng sản" của Truman đã trở thành chiến lƣợc đối ngoại chung của Mỹ trong hơn 40 năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mặc dù dƣới các đời tổng thống khác nhau của Mỹ, phƣơng thức và biện pháp thực hiện chiến lƣợc này có khác nhau.

Với đối tƣợng chính của chiến lƣợc của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnhlà Liên Xô, địa bàn chủ yếu của đối đầu Mỹ- Xô ở châu Âu mặc dù Mỹ triển khai chiến lƣợc ngăn chặn ở cả khu vực châu Á. Do tầm quan trọng của Châu Âu đối với cả

Liên Xô và Mỹ, trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Châu Âu luôn là trọng điểm chiến lƣợc trong cuộc chiến tranh giành ảnh hƣởng của hai bên. Đƣờng phân tuyến hai cực và đối đầu Mỹ-Xô chủ yếu diễn ra ở châu Âu và chính vì vậy, đây là sân khấu chính trị chủ yếu và là trọng tâm chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.

Châu Âu có vai trò quan trọng cả về an ninh chính trị và kinh tế trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Châu Âu trở thành những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khuôn khổ NATO, tổ chức an ninh quân sự lớn nhất thế giới. Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong NATO và cũng là nƣớc đóng góp lớn nhất cho tổ chức này. Thông qua NATO, Mỹ muốn đạt đƣợc hai mục tiêu liên quan đến châu Âu là: can dự và thống trị các vấn đề châu Âu; kiềm chế ảnh hƣởng và xu hƣớng độc lập ngày càng tăng của EU. Nói cách khác, mục tiêu chủ yếu của NATO có thể tóm gọn là nhằm “duy trì sự có mặt của Mỹ, ngăn chặn Liên Xô ở châu Âu và kiềm chế Đức”.

Về mặt an ninh quốc phòng, xét từ góc độ mục tiêu của NATO trong tính toán chiến lƣợc của Mỹ, NATO đã đóng vai trò nhƣ một công cụ hữu hiệu giúp Mỹ đạt đƣợc những mục tiêu chiến lƣợc của mình ở châu Âu thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. NATO đã giúp Mỹ mở rộng quyền lực sang châu Âu, nắm giữ và khống chế đƣợc Tây Âu trong vòng kiểm soát và dƣới sự lãnh đạo của Mỹ, không để xu hƣớng độc lập đi quá xa, ngăn chặn đƣợc “nguy cơ cộng sản” lan ra toàn châu Âu. NATO cũng giúp Tây Âu ngăn chặn sự phát triển của lực lƣợng cộng sản trong nƣớc, đảm bảo ô bảo hộ về an ninh, phục hồi kinh tế, lấy lại vị thế của mình trên bàn cờ thế giới. Chính vì vậy, quan hệ đồng minh chiến lƣợc Mỹ-Tây Âu đã trở nên gắn bó mật thiết hơn bao giờ hết và NATO chính là chất keo dính, tạo nên sự gắn bó mật thiết trong quan hệ đồng minh chiến lƣợc Mỹ-Tây Âu thời kỳ chiến tranh lạnh.

Các đồng minh châu Âu của Mỹ trong NATO giúp cho Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự tại đây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Vào thời điểm căng thẳng nhất, Mỹ có tới 400.000 binh sĩ hiện diện tại châu Âu. Đó là những đơn vị đƣợc huấn luyện để có thể triển khai nhanh chóng bảo vệ Tây Âu, đối phó với những đe dọa từ phía Liên Xô. Trong Chiến tranh lạnh, lực lƣợng Hải quân Mỹ lên tới 40.000, đóng tại 9 căn cứ hải quân của Mỹ ở châu Âu.

Về kinh tế, song song với việc giành vị trí chủ đạo trong các thiết chế quốc tế thành lập sau chiến tranh thế giới thứ hai nhƣ Liên Hợp Quốc, GATT.., Mỹ thi hành kế hoạch Marshall, một mặt nhằm giúp khôi phục nền kinh tế của các nƣớc Tây Âu bị chiến tranh tàn phá, mặt khác nhằm ngăn chặn ảnh hƣởng đang gia tăng của phong trào cộng sản tại Tây Âu và ngăn chặn ảnh hƣởng của Liên Xô lan sang phía tây của châu Âu. Kế hoạch Marshall, đƣợc đặt tên theo Ngoại trƣởng Hoa kỳ Marshall thời kỳ đó, là kế hoạch viện trợ của Hoa Kỳ nhằm khôi phục châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ II. Ngày 12/7/1947, Hội nghị 16 nƣớc tƣ bản Châu Âu và các vùng do Anh, Hoa Kỳ chiếm đóng tại Đức họp tại Paris đã thành lập Ủy Ban hợp tác kinh tế châu Âu, đề nghị Hoa Kỳ viện trợ 21 tỷ USD, kể cả viện trợ không hoàn lại, cho giai đoạn 1948-1952. Với tên gọi chính thức là “Chƣơng trình phục hƣng châu Âu”, Mỹ chi gần 13 tỷ USD (tính theo USD Mỹ năm 1990 tƣơng đƣơng khoảng 64 tỷ) cho 17 nƣớc Tây Âu. Các nƣớc châu Âu thụ hƣởng Kế hoạch Marshall bao gồm: Anh, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Nauy, Thụy điển, Ailen, Thụy sĩ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Tây Đức, Iceland [9; tr.43].

Ngày 3/4/1948, Quốc hội Mỹ thông qua "Đạo luật về giúp đỡ các quốc gia khác" theo Kế hoạch Marshall, theo đó, Hoa Kỳ sẽ giám sát các khoản cho vay; các nƣớc nhận viện trợ khi sử dụng các khoản tiền vay phải đƣợc Hoa kỳ phê chuẩn; các nƣớc nhận viện trợ không đƣợc sản xuất những hàng hóa có tính chất cạnh tranh với Mỹ; phải dùng tiền viện trợ để mua hàng của Mỹ; 50% hàng hóa Hoa Kỳ viện trợ phải sử dụng phƣơng tiện chuyên chở của Hoa Kỳ; các nƣớc

nhận viện trợ phải cung cấp cho Hoa Kỳ các tài nguyên chiến lƣợc; phải bảo hộ quyền lợi khai thác và đầu tƣ của các nhà kinh doanh Hoa Kỳ. Nhƣ vậy, kế hoạch Marshall thực chất là kế hoạch nhà nƣớc xuất khẩu hàng hóa và tƣ bản cho vay của Hoa Kỳ, nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ mới, nguồn nguyên liệu và nơi đầu tƣ ở các nƣớc Tây Âu và thuộc địa. Đây cũng là công cụ của Hoa Kỳ để ràng buộc các nƣớc Tây Âu vào Mỹ cả về kinh tế và chính trị, phục hồi các nƣớc Tây Âu nhằm ngăn chặn ảnh hƣởng đang gia tăng của phong trào cộng sản tại Tây Âu và ngăn chặn ảnh hƣởng của Liên Xô lan qua phía Tây của châu Âu. Thông qua việc thi hành kế hoạch Marshall, Mỹ không những tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình mà còn từng bƣớc thiết lập vai trò chủ đạo của mình trong các công việc của châu Âu, nhằm theo đuổi chiến lƣợc toàn cầu của mình thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, kế hoạch Marshall cũng đã giúp châu Âu khắc phục khó khăn sau chiến tranh và vƣơn lên thành đối thủ của Mỹ về kinh tế trong những năm 70.

Nhƣ vậy, trong bối cảnh Tây Âu bị suy yếu nghiêm trọng sau hai cuộc đại chiến thế giới và đứng trƣớc nhu cầu cần đƣợc bảo đảm về an ninh và chống lại sự phát triển của lực lƣợng cộng sản đang đe doạ đến vai trò cầm quyền của giới lãnh đạo tại nhiều nƣớc, các nƣớc Tây Âu trở nên phụ thuộc vào Mỹ, chấp nhận sự lãnh đạo và vai trò chi phối của Mỹ thông qua kế hoạch Marshall và NATO. Về cơ bản, NATO đã đóng vai trò nhƣ một công cụ hữu hiệu giúp Mỹ đạt đƣợc những mục tiêu chiến lƣợc của mình ở châu Âu thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. NATO đã giúp Mỹ mở rộng quyền lực sang châu Âu, nẵm giữ và khống chế đƣợc Tây Âu trong vòng kiểm soát và dƣới sự lãnh đạo của Mỹ, không để xu hƣớng độc lập đi quá xa, ngăn chặn đƣợc “nguy cơ cộng sản” lan ra toàn châu Âu. NATO cũng giúp Tây Âu ngăn chặn sự phát triển của lực lƣợng cộng sản trong nƣớc, đảm bảo ô bảo hộ về an ninh, phục hồi kinh tế, lấy lại vị thế của mình trên bàn cờ thế giới. Chính vì vậy, quan hệ đồng minh chiến lƣợc Mỹ-Tây Âu đã trở nên gắn bó mật thiết hơn bao giờ hết. Trong quan hệ Mỹ-

Tây Âu thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tồn tại cả hai mặt mâu thuẫn và thống nhất. Tuy nhiên, mặt mâu thuẫn hay xu hƣớng ly tâm chƣa bao giờ mạnh hơn mặt thống nhất và xu hƣớng hƣớng tâm. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, NATO chính là chất keo dính, tạo nên sự gắn bó mật thiết trong quan hệ đồng minh chiến lƣợc Mỹ-Tây Âu.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 41)