Sự kiện ngày 11/9/2001 và tác động đối với chiến lược của Mỹ

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 70)

Trong những tháng đầu dƣới chính quyền Bush II, chính quyền Cộng hòa với bộ máy hoạch định chính sách có thiên hƣớng chủ nghĩa hiện thực, chính sách đối ngoại của Mỹ có những biểu hiện cứng rắn hơn và thậm chí “hung hăng” hơn trên một loạt các vấn đề. Và những biểu hiện này bƣớc đầu đã làm cho quan hệ của Mỹ với nhiều nƣớc trở nên căng thẳng.

Thứ nhất, việc chính quyền Bush quay lƣng lại với Nghị định thƣ Kyoto về việc cắt giảm hiệu ứng nhà kính đã làm cho các nƣớc trên thế giới và đặc biệt là các đồng minh châu Âu của Mỹ lo ngại về xu hƣớng hành động đơn phƣơng, không ủng hộ các cơ chế và các hiệp ƣớc quốc tế đa phƣơng. Hành động của Mỹ càng trở nên vô trách nhiệm trong con mắt của nhiều nƣớc trên thế giới khi trên thực tế, Mỹ chịu trách nhiệm về 25% toàn bộ khí thải tạo nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.

Thứ hai, việc chính quyền Bush tỏ quyết tâm theo đuổi kế hoạch phòng thủ tên lửa cũng là nguồn gốc gây lo ngại sâu sắc. Ngày 1/5/2001, trong bài phát biểu ở Học viện quân sự Maryland, Tổng thống Bush đã nói rõ về quan điểm, nhận thức của mình về những mối đe doạ tên lửa mới từ các nƣớc “bất trị”, thay thế cho mối đe doạ về một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cƣờng thời kỳ chiến tranh lạnh. Khẳng định sự lỗi thời của khái niệm sự huỷ diệt lẫn nhau chắc chắn, Bush chủ trƣơng thiết lập “một kỷ nguyên mới của an ninh hạt nhân” dựa trên phòng thủ tên lửa và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Bất chấp sự cam kết tiếp tục

cắt giảm vũ khí hạt nhân, việc chính quyền Bush quyết triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa sẽ là một đòn nặng nề với tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Và hơn hết, thế cân bằng hạt nhân đã đƣợc thiết lập từ 1972 với Hiệp ƣớc ABM giữa Mỹ và Liên Xô sẽ bị phá vỡ và thế giới lại đứng trƣớc nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang mới. Chính quyền Bush đã cử một loạt các phái viên đi các nƣớc đồng minh cũng nhƣ đối tác để giải thích và tìm kiếm sự ủng hộ đối với chƣơng trình NMD.

Thứ ba, bắt đầu từ tuyên bố thẳng thừng “Trung Quốc là đối thủ chiến lƣợc” chứ không phải là đối tác chiến lƣợc nhƣ dƣới chính quyền tiền nhiệm trong chiến dịch tranh cử, chính quyền Bush đã làm cho Trung Quốc quan ngại về chiều hƣớng chính sách Trung Quốc của Mỹ. Khi những tính toán lợi ích chính trị trong thời kỳ tranh cử nhƣờng bƣớc cho những tính toán lợi ích quốc gia trong quan hệ với Trung Quốc, giọng điệu đối với Trung Quốc có phần giảm bớt độ cứng rắn với tuyên bố của Ngoại trƣởng Collin Powell “Trung Quốc không phải là đối tác chiến lƣợc, nhƣng cũng không phải là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ”. Tuy nhiên, ấn tƣợng ban đầu chính quyền Bush tạo ra đối với Trung Quốc là mặt kiềm chế nổi rõ hơn, thể hiện không chỉ qua các tuyên bố cứng rắn mà còn qua hành động của chính quyền Bush, đặc biệt là quyết định bán vũ khí cho Đài Loan trị giá hơn 6 tỷ USD. Ở mức độ nào đó, điều này khác biệt so với “sự mơ hồ chiến lƣợc” trong chính sách đối với Đài loan của các chính quyền Mỹ trƣớc đây.

Thứ tư, thái độ của chính quyền Bush đối với Bắc Triều Tiên đã phần nào làm nguội lạnh sự hồ hởi của những ngƣời ủng hộ tiến trình hoà giải trên bán đảo Triều Tiên. Sự nghi kỵ không che dấu của chính quyền Bush đối với Bắc Triều Tiên đã khơi dậy những phản ứng tiêu cực từ Bắc Triều Tiên và ảnh hƣởng bất lợi đến quan hệ Mỹ với Hàn quốc. Bush và Ngoại trƣởng Powell đã hơn một lần đề cập đến Bắc Triều Tiên nhƣ một “chế độ độc tài” “không đáng tin cậy”.

Tuy nhiên, trƣớc những phản ứng không thuận từ đồng minh và quốc tế, chính quyền Bush đã có những điều chỉnh chính sách theo hƣớng ôn hoà và bớt cứng rắn hơn trên một loạt vấn đề, ngoại trừ vấn đề phòng thủ tên lửa. Về vấn đề môi trƣờng, chính quyền Bush tuyên bố kế hoạch và một số biện pháp đơn phƣơng cắt giảm chất thải hiệu ứng nhà kính. Hành động này phần nào xoa dịu các đồng minh châu Âu. Trong chuyến thăm các nƣớc châu Âu tháng 6/2001, Bush đã tuyên bố ủng hộ kế hoạch xây dựng lực lƣợng triển khai nhanh 60.000 quân của EU, trong mức độ lực lƣợng triển khai này không ảnh hƣởng đến vai trò của NATO ở châu Âu. Đối với Nga và Trung Quốc, chính quyền Bush cũng có những biểu hiện xuống thang trong các tuyên bố chính sách.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, nƣớc Mỹ bị tấn công. Sự kiện này đƣợc so sánh nhƣ trận Trân châu Cảng thứ hai về mức độ bất ngờ, nhƣng nó còn nghiêm trọng hơn vì lần đầu tiên, một nƣớc Mỹ vốn đƣợc coi là bất khả xâm phạm đã bị tấn công ngay từ bên trong. Chính quyền Bush đã nhanh chóng phát động một chiến dịch chống khủng bố toàn cầu, huy động mọi phƣơng tiện đặc biệt là quân sự trong cuộc chiến tranh mới.

Sự kiện 11/9 cho thấy nƣớc Mỹ trên thực tế không còn ở thế bất khả xâm phạm và nƣớc Mỹ trở nên dễ bị tổn thƣơng hơn bao giờ hết. Cho dù sự bất khả xâm phạm của Mỹ trên lý thuyết đã không còn kể từ khi Liên Xô phóng thành công tên lửa Sputnik năm 1957, chỉ đến ngày 11/9/2001, Mỹ mới thực sự mất thế bất khả xâm phạm. Vị trí địa lý thuận lợi đƣợc bao bọc bởi hai đại dƣơng mênh mông, những nƣớc láng giềng thân thiện và ƣu thế sức mạnh áp đảo của Mỹ vốn là những cơ sở tạo ra nhận thức về sự bất khả xâm phạm của nƣớc Mỹ và sự kiện ngày 11/9 đã thay đổi nhận thức này. Nƣớc Mỹ, công dân Mỹ và lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới đã trở thành mục tiêu cho một mạng lƣới khủng bố toàn cầu.

Ƣu thế quân sự vƣợt trội của Mỹ, điều bảo đảm chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thông thƣờng, không còn là yếu tố quyết định trong một cuộc chiến tranh không cân xứng. Nhƣ sự kiện 11/9 cho thấy, kẻ thù của Mỹ sử dụng những phƣơng tiện phi truyền thống nhƣ khủng bố, đe doạ hạt nhân hay vũ khí hoá học, chiến tranh tin học hay phá hoại môi trƣờng. Đây là những mối đe doạ không cân xứng đối với Mỹ. Trong khi nƣớc Mỹ phải tập trung toàn lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, một thách thức an ninh phi truyền thống, những vấn đề an ninh truyền thống khác vẫn có nguy cơ đe doạ ổn định ở các khu vực, nơi Mỹ có những lợi ích thiết yếu. Vì vậy, điều nghịch lý là ngày nay cho dù là siêu cƣờng duy nhất với sức mạnh áp đảo, an ninh của nƣớc Mỹ lại trở nên dễ bị tổn thƣơng và nƣớc Mỹ và ngƣời dân Mỹ ít an toàn hơn bao giờ hết. Nếu trƣớc 11/9, mối đe doạ từ những đối thủ tiềm tàng nhƣ Trung Quốc và Nga ở vị trí hàng đầu, thì chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe doạ hàng đầu. Hơn nữa, lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc, chính quyền Bush lại tìm đƣợc một mối đe doạ hiện hữu, bao trùm để trở thành tiêu điểm của chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ sau một thời gian quá độ sau Chiến tranh lạnhkhi mối đe doạ “cộng sản không còn”. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số 1 của nƣớc Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố trở thành chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng nhƣ quan hệ đối ngoại của Mỹ.

Sự kiện ngày 11-9-2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tân bảo thủ tăng cƣờng ảnh hƣởng trong chính quyền Mỹ. Vể bản chất, tầm nhìn của những nhân vật bảo thủ này là tái tạo chƣơng trình nghị sự của Reagan trên toàn cầu trong một thế giới không còn thách thức từ Liên Xô. Trƣờng phái Tân bảo thủ có ba quan điểm chủ đạo (i) tƣ tƣởng sùng bái thực lực, nhất là thực lực quân sự; (ii) chủ trƣơng xây dựng “bá quyền từ bi toàn cầu”, nền hoà bình toàn cầu dƣới sự thống trị của Mỹ; (iii) nhấn mạnh xuất khẩu dân chủ và giá trị kiểu Mỹ. Tầm nhìn của chủ nghĩa tân bảo thủ mới thể hiện rất rõ sự kết hợp, cho dù phần

nào mâu thuẫn giữa chủ nghĩa hiện thực chính trị và chủ nghĩa tự do. Sử dụng ƣu thế sức mạnh của nƣớc Mỹ, đặc biệt là sức mạnh quân sự để truyền bá những cái gọi là giá trị dân chủ. Nói một cách khác, Mỹ chủ trƣơng sử dụng một phƣơng cách rất phi dân chủ, tấn công phủ đầu vào các quốc gia có chủ quyền thách thức lợi ích và vai trò lãnh đạo của Mỹ, để mang lại “hoà bình và dân chủ”. Phƣơng cách hành động theo kiểu “đế chế dân chủ” này của phe tân bảo thủ chiếm ƣu thế trong chính quyền Bush. Họ cho rằng nƣớc Mỹ đang ở trong giai đoạn đỉnh cao sức mạnh của đế chế Mỹ. Bởi vậy, nƣớc Mỹ không những có thể mà còn cần phải thay đổi luật chơi cho phù hợp với ƣu thế sức mạnh vƣợt trội và vai trò bá chủ thế giới của Mỹ.

Chủ nghĩa tân bảo thủ có thể duy trì đƣợc ảnh hƣởng trong bối cảnh thách thức đối với an ninh nƣớc Mỹ có tính chất cấp bách nhƣ trong thời kỳ đầu sau sự kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của chủ nghĩa tân bảo thủ sẽ chỉ ở một mức độ nhất định bởi vì công chúng và đa số chính giới Mỹ không thiên về ủng hộ những quan điểm cực đoan. Về lâu dài, chính quyền Mỹ cũng sẽ phải điều chỉnh theo hƣớng ôn hoà và trung dung hơn.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 70)