Nước Mỹ thập niên sau Chiến tranh lạnh: thời cơ và thách thức

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 45)

Sau Chiến tranh lạnh, nƣớc Mỹ đứng trƣớc những thời cơ và thách thức đan xen.

Thời cơ: Thứ nhất, sự tan rã của Liên Xô, siêu cƣờng cạnh tranh toàn diện

với Mỹ về ý thức hệ, kinh tế, chính trị và quân sự, đƣơng nhiên tạo ra cho Mỹ lợi thế là siêu cƣờng duy nhất. Hoa Kỳ đứng ở một vị thế chƣa từng có trƣớc đây trên tất cả các phƣơng diện kinh tế, quân sự, công nghệ và văn hóa. Nhƣ nhà sử học Paul Kennedy, tác giả của cuốn sách Sự hưng thịnh và suy vong của những cường quốc lớn đã viết: "Chƣa bao giờ từng tồn tại một sự chênh lệch giữa các cƣờng quốc nhƣ vậy, chƣa bao giờ" [150]. Nƣớc Nga đang trong giai đoạn chuyển đổi khó khăn, Trung Quốc tuy đang trên đà phát triển mạnh, nhƣng sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc còn phải mất nhiều thập kỷ nữa mới có thể đuổi kịp Mỹ. Tây Âu chƣa thể trở thành một thực thể chính trị, an ninh thống nhất với một tiếng nói chung. Vì vậy, Mỹ là siêu cƣờng duy nhất còn lại, với sức mạnh vƣợt trội và không có đối thủ ngang tầm.

Thứ hai,với sự tan rã của Liên Xô và sự thoái trào của CNXH trên thế giới, mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng và các giá trị dân chủ phƣơng Tây trở nên chiếm ƣu thế. Đây là một cơ hội to lớn cho Mỹ khuếch trƣơng và truyền bá mô hình kinh tế thị trƣờng và dân chủ nhân quyền theo kiểu phƣơng Tây. Kinh tế thị trƣờng và dân chủ nhân quyền cũng trở thành ngọn cờ mới tập hợp lực lƣợng

trong bối cảnh chất keo dính và ngọn cờ tập hợp lực lƣợng “chống cộng sản‟ không còn. Đây là lợi thế lớn đối với Mỹ và chiến lƣợc “Can dự và Mở rộng” chính là nhằm tận dụng lợi thế này để mở rộng nền dân chủ kiểu Mỹ.

Bên cạnh những cơ hội to lớn với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, môi trƣờng chiến lƣợc của nƣớc Mỹ đã thay đổi cơ bản. Thách thức chủ yếu từ Liên Xô không còn nhƣng nƣớc Mỹ đứng trƣớc những thách thức đa dạng, phức tạp hơn trƣớc, xuất phát từ ngay chính nƣớc Mỹ.

Thách thức từ bên trong. Những thách thức lớn nhất đối với nƣớc Mỹ

trong thời kỳ mới trƣớc hết là xuất phát từ trong nƣớc. Kinh tế Mỹ trì trệ và giảm sút sức cạnh tranh, nợ liên bang trầm trọng, thâm hụt cán cân buôn bán và ngân sách Mỹ lên đến mức báo động. Thời điểm Clinton lên cầm quyền là thời kỳ kinh tế Mỹ gặp khó khăn nặng nề. Điều này lý giải vì sao "ngƣời hùng Chiến tranh vùng Vịnh" G. Bush không thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống lần hai. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém của chính quyền Reagan đã làm cho nền kinh tế Mỹ gặp phải những khó khăn trầm trọng. Sức mạnh của Mỹ suy giảm tƣơng đối, từ chỗ chiếm khoảng 50% GDP của thế giới trong những năm 50, 40% những năm 70, 27% năm 94, chỉ còn chiếm khoảng 23-25% GDP thế giới. Năm 1989, thâm hụt thƣơng mại của Mỹ lên tới 108 tỷ USD, thâm hụt ngân sách liên bang 152 tỷ USD. Nợ liên bang tăng lên gấp 3 lần trong thập kỷ 80 [233; tr.90]. Những trung tâm kinh tế nhƣ Tây Âu, Nhật Bản nổi lên mạnh mẽ, thách thức vị trí của Mỹ.

Về chính trị nội bộ, sự sụp đổ của Liên Xô làm cho nƣớc Mỹ mất đi cơ sở tạo nên một sự nhất trí rộng rãi về một mối đe doạ cụ thể đối với nƣớc Mỹ. Nƣớc Mỹ bƣớc vào một thế giới mới mà chƣa xác định đƣợc rõ ràng những lợi ích cơ bản cũng nhƣ các thách thức để xây dựng một chiến lƣợc mới. Sự thiếu nhất trí trong nội bộ Mỹ về vai trò của nƣớc Mỹ trong một thế giới mới là một trong những hạn chế cơ bản đối với khả năng thiết lập bá quyền của Mỹ.

Thách thức từ bên ngoài. Một khác biệt căn bản trong môi trƣờng chiến

lƣợc mới đối với nƣớc Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnhlà tính chất phức tạp, không rõ ràng của những thách thức đối với nƣớc Mỹ.

Thứ nhất là sự nổi lên của những trung tâm quyền lực mới. Nhƣ Paul Kennedy đã viết: “Cho đến nay, của cải và quyền lực, hoặc sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự trong hệ thống quốc tế luôn có tính tƣơng đối và chúng ta phải nhìn nhận theo cách đó, và tất cả mọi xã hội đều có xu hƣớng dứt khoát phải thay đổi, cho nên cán cân quốc tế không bao giờ đứng yên” [37; tr. 192-193]. Những trung tâm quyền lực khác nhƣ EU, Nhật Bản, Trung Quốc đã mạnh lên tƣơng đối so với Mỹ và có khả năng thách thức vị trí của Mỹ trong tƣơng lai. Do đó, vấn đề chủ yếu đối với Mỹ trong thời gian tới là ngăn chặn khả năng xuất hiện một siêu cƣờng, hay một nhóm nƣớc liên kết với nhau, có khả năng thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ.

Thứ hai, sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc, các cuộc xung đột cục bộ, xung đột tôn giáo, sắc tộc, nạn khủng bố quốc tế có chiều hƣớng gia tăng và do vậy, ở một chừng mực nào đó, đe doạ đến an ninh của Mỹ, trƣớc hết là các công dân Mỹ. Tình trạng khó khăn về kinh tế, mất ổn định về chính trị, rối ren về xã hội, cùng với những mâu thuẫn tiềm tàng về tôn giáo, sắc tộc, làm cho nhiều khu vực trên thế giới ở trạng thái dễ bùng nổ, gây nhiều khó khăn cho việc thiết lập trật tự thế giới của Mỹ.

Thứ ba là thách thức từ phía các đồng minh của Mỹ. Sự sụp đổ của Liên Xô làm Mỹ mất đi ngọn cờ tập hợp lực lƣợng. Trong các nƣớc đồng minh của Mỹ, xu hƣớng ly tâm phát triển. Mâu thuẫn giữa Mỹ với các trung tâm kinh tế khác ngày càng gay gắt. Giờ đây Mỹ đã mất ngọn cờ tập hợp lực lƣợng là “mối đe doạ cộng sản”. Nói tóm lại, thực tế chiến lƣợc mới thời kỳ sau Chiến tranh lạnhđặt ra những thách thức mới, đa dạng đối với nƣớc Mỹ. Chính các chính trị gia của nƣớc Mỹ đã thừa nhận: “Trong thế giới cũ, chỉ có một cái tạo nên mối đe doạ.

Đó là Liên Xô. Trong thế giới mới, các mối đe doạ trở nên đa dạng và chúng ta đang tiến tới một thế giới trong đó quyền lực và ảnh hƣởng phân tán giữa nhiều quốc gia...”.[117]

1.2.2.2. Điều chỉnh chiến lược dưới chính quyền Bush I

Sự định hình chiến lƣợc toàn cầu mới của Mỹ đƣợc bắt đầu ngay từ trong những năm đầu tiên thời kỳ sau Chiến tranh lạnhdƣới chính quyền Bush I. Đây có thể gọi là thời kỳ nƣớc Mỹ dò dẫm tìm kiếm đƣờng lối chiến lƣợc với hai mốc điều chỉnh chủ yếu là chiến lƣợc “vƣợt trên ngăn chặn” và cuộc chiến tranh vùng Vịnh với ngọn cờ “trật tự thế giới mới”.

Chiến lƣợc “vƣợt trên ngăn chặn” là điều chỉnh chiến lƣợc với đối tƣợng chủ yếu là Liên Xô. Chính quyền Bush cho rằng mặc dù bắt đầu đi vào hoà dịu với Liên Xô, Reagan mới chỉ có những điều chỉnh nhằm làm thích ứng với tình hình mới chứ chƣa đƣa ra đƣợc một chiến lƣợc mới, và về cơ bản vẫn thể hiện tinh thần của chiến lƣợc ngăn chặn. Chiến lƣợc “vƣợt trên ngăn chặn” của chính quyền Bush đƣợc công bố trong Báo cáo về chiến lƣợc an ninh quốc gia mới tháng 3/1990, trong đó khẳng định: “Mục tiêu của Mỹ là vƣợt qua ngăn chặn, tìm kiếm sự hoà nhập của Liên Xô vào hệ thống quốc tế với tƣ cách là một thành viên có tính chất xây dựng, đƣa Liên Xô vào một mối quan hệ ngày càng có tính chất hợp tác, đặt cơ sở cho mối quan hệ sâu sắc hơn, thúc đẩy tự do dân chủ và cải cách chính trị-kinh tế ở Liên Xô”. Nhƣ vậy chiến lƣợc vƣợt trên ngăn chặn thực chất là một mặt cải thiện quan hệ và tìm kiếm sự hợp tác toàn diện với Liên Xô, phục vụ lợi ích của Mỹ trong các lĩnh vực giải trừ quân bị, kinh tế và các vấn đề an ninh khu vực. Mặt khác, thông qua hợp tác với Liên Xô, Mỹ có ý đồ tác động đến chiều hƣớng cải tổ của Liên Xô, thực hiện diễn biến hoà bình nhằm mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Ngày 2-8-1990 cuộc khủng hoảng vùng Vịnh bùng nổ, tạo cơ hội cho chính quyền Bush giƣơng cao ngọn cờ “trật tự thế giới mới”. Thực chất, cuộc chiến

tranh ở vùng Vịnh là cơ hội để Mỹ có thể khẳng định với thế giới về vị trí siêu cƣờng duy nhất của mình. Chính quyền Mỹ tin rằng thế giới mới cần một nhà lãnh đạo và chỉ có nƣớc Mỹ mới hội tủ đủ sức mạnh cứng và mềm để đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Bên cạnh yếu tố khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ, chính quyền Bush cũng có mục tiêu dầu lửa cũng nhƣ tính toán "tăng vốn chính trị" của Bush trong cuộc bầu cử năm 1992.

Với những tính toán này, cùng với sự đồng thuận có đƣợc lần đầu tiên giữa các nƣớc lớn trong Hội đồng Bảo An, chính quyền Bush đã phát động một chiến dịch ngoại giao nhằm đạt đƣợc nghị quyết của Liên Hợp Quốc cho phép can thiệp quân sự chấm dứt sự chiếm đóng Kuwait của Iraq. Ngày 16/1/1991, chỉ một ngày sau thời hạn cuối cùng Iraq phải rút quân, chính quyền Bush đã phát động "Chiến dịch bão táp sa mạc". Thắng lợi nhanh chóng của liên quân do Mỹ lãnh đạo đã khiến Bush phải hân hoan thốt lên:” Ơn chúa, chúng ta đã quên đi hội chứng Việt Nam một lần và mãi mãi”. Tờ New York Time cũng khẳng định: “Sự thay đổi quan trọng nhất đƣợc tạo ra bởi chiến tranh là nhận thức mới về sức mạnh của Mỹ, với hình ảnh của nƣớc Mỹ thay đổi từ một cƣờng quốc đang xuống dốc thành một thế lực đang lên của thế giới”.[255; tr. 528]

1.2.2.3. Chiến lược "Can dự và Mở rộng" của chính quyền B.Clinton

Những cố gắng điều chỉnh chiến lƣợc ban đầu dƣới chính quyền Bush I không theo kịp với những thay đổi diễn ra vô cùng nhanh chóng vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Ngọn cờ “trật tự thế giới mới” của chính quyền Bush I chƣa tồn tại đƣợc bao lâu thì "ngƣời hùng của cuộc chiến tranh vùng Vịnh" đã bị thua trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992.

B.Clinton lên nắm quyền từ 1/1993, và là tổng thống Mỹ đầu tiên đƣợc bầu sau Chiến tranh Lạnh. Thắng cử với lời hứa tập trung vào kinh tế nhƣ một tia lade, trong những tháng đầu cầm quyền, chính quyền Clinton chủ yếu thụ động đối phó với những vấn đề đối ngoại. Phải mất gần 2 năm, sau những cuộc tranh

cãi gay gắt trong nội bộ Mỹ và sự đấu tranh giữa hai trƣờng phái theo chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa quốc tế, chính quyền Clinton mới hoàn thành việc xây dựng một chiến lƣợc toàn cầu mới để đối phó với thực tế chiến lƣợc mới thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Tháng 6-1994, Nhà Trắng công bố “Chiến lược Can dự và Mở rộng”, chiến lƣợc an ninh quốc gia chính thức đầu tiên của Mỹ kể từ khi Chiến tranh lạnhkết thúc vói mục tiêu bao trùm là thiết lập và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới cả về quân sự, kinh tế, chính trị tƣ tƣởng. Ba trụ cột chủ yếu trong chiến lƣợc an ninh quốc gia “Can dự và mở rộng” là : an ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.

An ninh kinh tế: Duy trì và thúc đẩy sự thịnh vƣợng kinh tế luôn là một trụ cột cơ bản trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ bởi vì sức mạnh kinh tế là nền tảng của sức mạnh quốc gia tổng hợp. Dƣới chính quyền Clinton, một trong những mục đích trung tâm của chiến lƣợc an ninh quốc gia là thúc đẩy sự thịnh vƣợng của nƣớc Mỹ thông qua những nỗ lực cả ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. Phục hồi và phát triển kinh tế Mỹ, giành vị trí chủ đạo của Mỹ trong nền kinh tế thế giới là ƣu tiên số một trong chiến lƣợc “can dự và mở rộng” của chính quyền Clinton.

Chính quyền Clinton khẳng định an ninh quốc gia và sức mạnh kinh tế không thể tách rời nhau. Sự thịnh vƣợng trong nƣớc của Mỹ phụ thuộc vào việc can dự tích cực ở nƣớc ngoài và sức mạnh ngoại giao của Mỹ, khả năng duy trì ƣu thế quân sự vƣợt trội, sức "hấp dẫn" của những giá trị Mỹ ở nƣớc ngoài. Điểm đáng chú ý trong chiến lƣợc này là kinh tế trong và ngoài nƣớc đƣợc cho là gắn bó hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, nhằm thúc đẩy hơn nữa các lợi ích kinh tế với các đối tác bên ngoài lãnh thổ Mỹ, chính quyền Clintơn xem “tự do hoá thƣơng mại toàn cầu và khu vực” nhƣ một mục tiêu quan trọng. Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép khiến các nƣớc kết thúc vòng đàm phán GATT, tạo điều kiện cho sự ra đời của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 1995. Trên quy mô khu vực, chính quyền Clinton chủ xƣớng thành lập Khu

vực thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tháng 12-1993. gồm Mỹ, Canada và Mexico. Mỹ cũng tham gia Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng (APEC) đƣợc thành lập năm 1989.

An ninh quân sự.Trong chiến lƣợc “Can dự và Mở rộng”, an ninh quân sự đƣợc hiểu là một nền an ninh quân sự mạnh trên quan điểm “an ninh tổng hợp”, theo đó sức mạnh quân sự kết hợp chặt chẽ với sức mạnh kinh tế và ngoại giao. Chiến lƣợc quân sự của Mỹ, do đó, phải gắn liền với việc xây dựng, phát triển lực lƣợng quân sự trên cơ sở phát triển kinh tế và khoa học công nghệ. Một nền an ninh quân sự vững mạnh để có thể đối phó với những thách thức trong một môi trƣờng an ninh mới là trụ cột thứ nhất trong chiến lƣợc của Mỹ.

Chính quyền Clinton tiếp tục quá trình giảm ngân sách quân sự, cơ cấu lại lực lƣợng quân sự theo hƣớng chú trọng nhiều hơn đến sức mạnh không quân và hải quân. Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc bao trùm của Mỹ là thiết lập vai trò lãnh đạo thế giới, Mỹ chủ trƣơng cải tổ các liên minh an ninh cho phù hợp với thực tế chiến lƣợc mới. Mặt khác, Mỹ thực hiện chính sách cân bằng giữa các đối thủ có khả năng đe doạ vị trí siêu cƣờng của Mỹ, dùng đối thủ này kiềm chế đối thủ kia, thông qua hợp tác để kiềm chế, tăng cƣờng vai trò của các thể chế quốc tế hoặc khu vực trong việc xử lý xung đột khu vực. Theo định hƣớng đó, Mỹ phải điều chỉnh cơ cấu lực lƣợng vũ trang theo xu hƣớng giảm số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, giảm chi phí quốc phòng...nhằm duy trì một nền quân sự mạnh có khả năng răn đe và sẵn sàng đối phó với hai cuộc chiến tranh khu vực xảy ra cùng một lúc, đảm bảo tiết kiệm, giúp giải quyết các vấn đề kinh tế, trƣớc hết là thâm hụt ngân sách.

Thúc đẩy dân chủ nhân quyền là một trọng tâm nổi bật trong chiến lƣợc

của chính quyền Clinton. Chịu ảnh hƣởng tƣ duy của chủ nghĩa tự do, Mỹ cho rằng các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lƣợc của nƣớc Mỹ nhƣ thúc đẩy thịnh vƣợng ở trong nƣớc đến kiểm soát những đe dọa ở nƣớc ngoài đều có thể đạt

đƣợc thông qua mở rộng cộng đồng các quốc gia dân chủ có kinh tế thị trƣờng tự do. Do đó, hỗ trợ các nƣớc dân chủ mới, cam kết hƣớng tới thị trƣờng tự do và tôn trọng nhân quyền là bộ phận căn bản trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ.

Trên thực tế, dân chủ nhân quyền luôn là một mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ dƣới bất cứ chính quyền nào. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc “Can dự và Mở rộng”, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền đã trở thành một trong ba nội dung chính bên cạnh an ninh kinh tế và an ninh quân sự. Thúc đẩy dân chủ và nhân

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 45)