Sự thử nghiệm chiến lược mới ở Iraq và hệ lụy đối với quan hệ

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 78)

và châu Âu

Iraq không hẳn là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến chống khủng bố nhƣ Mỹ công khai tuyên bố mà thực chất là sự thử nghiệm đầu tiên của Học thuyết tấn công phủ đầu, cốt lõi của Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ. Mục tiêu và ý đồ của Mỹ đối với Iraq nằm trong tính toán rộng lớn và bao trùm hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Mục tiêu thứ nhất và bao trùm của cuộc chiến ở Iraq là thiết lập bá quyền và luật chơi của Mỹ. Thay đổi chế độ ở Iraq bằng một chế độ thân Mỹ phục vụ mục tiêu chiến lƣợc chung của Mỹ là khống chế các khu vực chiến lƣợc có lợi ích thiết yếu đối với nƣớc Mỹ, ngăn không cho cƣờng quốc thù địch nào thách thức vai trò của Mỹ. Việc Mỹ “trừng trị” Iraq, theo tính toán của chính quyền Bush, cũng sẽ có tác dụng răn đe các nƣớc khác không thân thiện với Mỹ, đặt toàn bộ khu vực dƣới sự kiểm soát của Mỹ. Mục tiêu thứ hai của Mỹ là truyền bá dân chủ ở Trung Đông. Một chế độ thân Mỹ ở Iraq sẽ giúp Mỹ thay đổi cơ bản bàn cờ chính trị ở Trung Đông, giúp cho các giá trị dân chủ của Mỹ thâm nhập vào khu vực Mỹ coi là mảnh đất màu mỡ cho Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển. Đây là một mô thức mới của học thuyết domino ở Trung Đông. Cuộc chiến ở Iraq sẽ giúp Mỹ mở rộng mô hình chính trị đa nguyên và kinh tế thị trƣờng sang khu vực Trung Đông tƣơng tự nhƣ đối với Đông Âu và Liên Xô. Mục tiêu thứ ba là dầu lửa. Iraq có trữ lƣợng dầu lớn thứ 2 trên thế giới, ƣớc tính lên tới 112.5 tỷ thùng hay 11% toàn bộ trữ lƣợng dầu của thế giới [200]. Trong khi đó, nhu cầu dầu lửa của Mỹ chiếm một phần tƣ của toàn thế giới và Mỹ phải nhập khẩu hơn một nửa số này. Chính quyền Bush có liên hệ mật thiết với với giới công nghiệp dầu lửa: cả tổng thống Bush và phó Tổng thống Cheney đều đã từng

làm việc trong lĩnh vực này. Bốn mƣơi mốt quan chức cao cấp trong chính quyền Bush đã từng là giám đốc điều hành chính hoặc có cổ phần đáng kể và các mối liên hệ tài chính khác với giới công nghiệp dầu lửa.

Những tính toán và ý đồ của Mỹ cho thấy bản chất sâu xa của cuộc chiến tranh này là một nƣớc cờ quyết định theo hƣớng xác lập một “nền hoà bình kiểu Mỹ”. Sự kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố là một cơ hội vàng để lực lƣợng tân bảo thủ sử dụng ƣu thế sức mạnh để tạo dựng và duy trì một thế kỷ XXI đơn cực thông qua việc đảm bảo và mở rộng các khu vực dân chủ hoà bình, răn đe sự trỗi dậy của một cƣờng quốc cạnh tranh, bảo vệ các khu vực then chốt (Châu Âu, Đông Á, Trung Đông). Iraq chính là một điểm xung yếu, nơi hội tụ những thách thức chủ yếu nhất đối với lợi ích của Mỹ.

Sự thử nghiệm này để lại cho Mỹ những hậu quả nặng nề cả về mặt kinh tế và chính trị. Đặc biệt, đối với châu Âu, cuộc chiến ở Iraq đã đẩy mâu thuẫn và rạn nứt trong liên minh xuyên Đại Tây Dƣơngtới mức nghiêm trọng. Khác với những cuộc chiến trƣớc đó của Mỹ nhƣ ở Kosovo hay Afghanistan, đồng minh châu Âu chủ chốt của Mỹ là Pháp và Đức đều phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh ở Iraq. Quan hệ của Mỹ với các đồng minh châu Âu bị rạn nứt sâu sắc sau cuộc chiến ở Iraq. Phản ứng mạnh mẽ của Nga và những đồng minh chủ chốt ở châu Âu nhƣ Pháp, Đức cũng nhƣ tập hợp lực lƣợng của những nƣớc này để đấu tranh với Mỹ xung quanh vấn đề Iraq cho thấy giằng co giữa đơn cực và đa cực tiếp tục diễn ra. Cuộc chiến của Mỹ ở Iraq sẽ đẩy nhanh xu thế đa cực hoá.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 78)