Chiến lược “Đông tiến” của NATO

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 105)

Trên thực tế, chiến lƣợc "Đông tiến" của NATO đƣợc triển khai trên cơ sở phƣơng châm chỉ đạo của Mỹ đối với NATO sau Chiến tranh lạnhlà: i) Thông qua kế hoạch “quan hệ đối tác hòa bình” đƣa Nga và các nƣớc Đông Âu khác vào khung an ninh châu Âu - Bắc Đại Tây Dƣơng, tránh tạo ra khuynh hƣớng quân sự hoá ở khu vực đó, đồng thời làm cho các nƣớc Trung và Đông Âu tha thiết gia nhập NATO; ii) Thúc đẩy NATO mở rộng về phía Đông, chiếm lĩnh khu vực then chốt quyết định an ninh châu Âu trong tƣơng lai, mở rộng phạm vi ảnh hƣởng, đồng thời thu hẹp hơn nữa không gian chiến lƣợc của Nga, cuối cùng đẩy hẳn Nga ra khỏi vòng quyết sách các công việc châu Âu; iii) Lợi dụng NATO kiềm chế khuynh hƣớng li tâm của EU, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong

công việc chính trị và an ninh châu Âu, nhằm thực hiện chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Ở mức độ nhất định, NATO là công cụ trong chiến lƣợc tại châu Âu của Mỹ, mục tiêu và hành động của NATO trên thực tế là bộ phận cấu thành và sự thể hiện cụ thể chính sách của Mỹ.[5]

Việc mở rộng NATO về phía Đông luôn là một phần gắn bó trong chiến lƣợc mới của NATO. Về mặt địa lý, đó là việc đón nhận các nƣớc Trung và Đông Âu trở lại châu Âu và cho họ hƣởng một sự bảo đảm an ninh nhƣ các nƣớc láng giềng phía Tây. Về chính trị, liên minh là một khung an ninh tổng thể cho châu Âu, giúp châu Âu ổn định và dân chủ. Về kinh tế, lôi kéo các nƣớc Trung Đông Âu vào NATO sẽ thúc đẩy cải cách dân chủ ở những nƣớc này diễn ra nhanh chóng và chắc chắn hơn. Và cuối cùng, quan trọng nhất là về mặt chiến lược, mở rộng NATO nhằm lấp đầy khoảng trống quyền lực tạo ra bởi sự sụp đổ của trật tự Yalta, kiềm chế sự trỗi dậy của Nga và Đức. Với việc mở rộng NATO, Mỹ và EU hy vọng sẽ ngăn chặn đƣợc Nga ngay từ khi nƣớc này còn chƣa kịp phục hồi và gắn chặt nƣớc Đức vào trong liên minh, để chính những mối liên hệ trong liên minh ràng buộc Đức.

Mở rộng NATO là phục vụ cho lợi ích của Mỹ và Tây Âu, cả lợi ích chung và lợi ích riêng của hai phía. Những lợi ích chung bao gồm: (i) Mỹ và các nƣớc đồng minh NATO muốn khẳng định vai trò trụ cột của NATO không chỉ nhằm đảm bảo an ninh và phối hợp chính sách, hành động của các nƣớc thành viên mà còn nhằm giữ gìn an ninh và ổn định cho toàn châu Âu, đối phó với những thách thức mới sau Chiến tranh lạnh. Mỹ và EU coi mở rộng NATO là một bộ phận quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình cải cách NATO, chuyển trọng tâm từ “phòng thủ tập thể” sang “an ninh tập thể,” để có thể phát huy đƣợc ƣu thế của khối quân sự hàng đầu thế giới, tạo cơ cấu bảo đảm an ninh châu Âu, giữ vai trò chủ đạo trong trật tự thế giới mới đang hình thành; (ii) Mở rộng thành viên NATO tức là mở rộng khu vực ảnh hƣởng của Mỹ và Tây Âu ở châu Âu, chiếm lĩnh khu vực then chốt quyết định an ninh châu Âu trong tƣơng lai, mở rộng

phạm vi ảnh hƣởng, đồng thời thu hẹp hơn nữa không gian chiến lƣợc của Nga, cuối cùng đẩy hẳn Nga ra khỏi vòng quyết sách các công việc châu Âu; (iii) Hơn thế, mở rộng NATO buộc các nƣớc xin gia nhập phải tiến hành cải cách dân chủ, cải cách kinh tế, quốc phòng phù hợp với các tiêu chuẩn của NATO đề ra, loại trừ khả năng thiết lập một chế độ khác ngoài mong muốn của Mỹ và phƣơng Tây. Ý đồ của Mỹ và Tây Âu là tạo ra một hình thái châu Âu có lợi cho mình, ngăn chặn sự nổi lên của bất kỳ một đối thủ nào có khả năng cạnh tranh vị trí của họ tại khu vực. “Mở rộng NATO là một yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc của Mỹ và đồng minh nhằm xây dựng một châu Âu không bị chia cắt và hoà bình.”[6; tr.50]

Mặt khác, xuất phát từ lợi ích mỗi bên và yếu tố địa chính trị, giữa Mỹ và EU, nhất là Pháp, Đức, có những bất đồng về các vấn đề tốc độ, chi phí, đối tƣợng trong quá trình tiến hành mở rộng.

Đối với Mỹ, châu Âu là khu vực có lợi ích quan trọng hàng đầu, nắm đƣợc châu Âu tức là đã nắm đƣợc thế giới, và NATO là một bộ phận không tách rời trong chính sách châu Âu của Mỹ. Củng cố sự lãnh đạo đối với châu Âu phải thông qua việc mở rộng NATO, bởi lẽ “NATO là chiếc neo cam kết của Mỹ ở châu Âu và là yếu tố cốt tử của an ninh xuyên Đại Tây Dƣơng. Là tổ chức hàng đầu bảo đảm an ninh châu Âu và là lực lƣợng bảo đảm sự ổn định của châu Âu, NATO phải đóng vai trò lãnh đạo trong quá trình thúc đẩy một châu Âu hội nhập và an toàn hơn, sẵn sàng đối phó với những thách thức mới.”[6; tr.50] Nếu EU dần dần chia sẻ đƣợc trách nhiệm này với Mỹ sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tập trung triển khai chính sách an ninh ở các khu vực khác đang có bất ổn nhƣ Trung Đông. Do đó, Mỹ coi việc mở rộng NATO là “cách thức khẩn cấp và hết sức cần thiết để xây dựng một châu Âu thống nhất, ổn định và dân chủ, và điều đó là đảm bảo lợi ích thiết yếu và lâu dài của Mỹ.”[78]

Mở rộng NATO về phía Đông cũng có nghĩa là để mở rộng không gian chiến lƣợc nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ, đồng thời mở rộng thị trƣờng thƣơng mại và đầu tƣ đầy tiềm năng cho các công ty Mỹ, tƣơng tự nhƣ những lợi ích mà quan hệ an ninh 40 năm qua với các đồng minh NATO đã mang lại. Hơn nữa, sự lớn mạnh và ý chí ngày càng độc lập của EU trong việc nỗ lực tìm kiếm và xây dựng một bản sắc an ninh quốc phòng của riêng châu Âu (WEU, OSCE, Eurocorps,…) cũng khiến Mỹ phải e ngại. Và chỉ có thông qua NATO, nỗ lực duy trì và củng cố hiệu quả NATO cho phù hợp với thay đổi trong tình hình mới, Mỹ mới có thể tiếp tục kiềm chế xu hƣớng độc lập về an ninh và quốc phòng của châu Âu. Ngoài ra, mở rộng NATO theo tính toán của Mỹ, cũng góp phần làm tăng khả năng chia sẻ trách nhiệm của các nƣớc đồng minh trong một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh quốc tế nhƣ chi phí quốc phòng, viện trợ,… Hơn nữa, những nƣớc mới gia nhập có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho việc thiết lập các căn cứ quân sự mới phục vụ cho hoạt động huấn luyện, tác chiến hoặc một số hoạt động khác theo yêu cầu của Liên minh.

Đối với châu Âu, mở rộng NATO cũng có ý nghĩa duy trì an ninh và ổn định ở châu Âu. Các nƣớc Tây Âu đã hƣởng lợi từ cái ô bảo hộ của NATO và họ chƣa sẵn sàng cũng nhƣ chƣa đủ điều kiện để từ bỏ nó. NATO tiếp tục là cơ chế hữu hiệu để châu Âu duy trì cam kết của Mỹ tại khu vực này. Và Tây Âu cũng hiểu rõ những yếu kém về mặt quân sự của mình, do đó luôn khẳng định sự có mặt của Mỹ và NATO là cần thiết đối với nền an ninh và phòng thủ của châu Âu. Nƣớc Anh tuyên bố một nền phòng thủ châu Âu không thể tách rời và làm suy yếu NATO. Thủ tƣớng Pháp Alain Juppé khi nói về đƣờng lối đối ngoại Pháp cũng cho rằng “nƣớc Pháp không thể tách rời hành động vì một nền phòng thủ châu Âu ra khỏi một chính sách Đại Tây Dƣơngtích cực… Cần phải khẳng định nƣớc Pháp mong muốn một liên minh Đại Tây Dƣơngvững chắc và sẽ không ngần ngại tiến hành công cuộc đổi mới cần thiết của liên minh.”[16; tr.6] Nƣớc Đức – trong chỉ đạo chính sách quốc phòng do Bộ trƣởng Quốc phòng

Volke Ruhe (2/1992) cũng khẳng định sẽ tiếp tục chính sách an ninh dựa trên phòng thủ tập thể với liên minh trong khuôn khổ NATO và duy trì quan hệ với Mỹ song song với việc đẩy mạnh tiến trình hội nhập châu Âu.[183; tr.83]

Mở rộng NATO có nghĩa là Mỹ phải tiếp tục thực hiện những cam kết trong việc bảo đảm an ninh châu Âu thông qua ô hạt nhân và giảm bớt gánh nặng chi phí quân sự cho Tây Âu. Sự có mặt của Mỹ thông qua NATO còn đảm bảo sự cân bằng lực lƣợng ở khu vực này. Trong trƣờng hợp khủng hoảng nghiêm trọng nổ ra ở châu Âu và những vùng lân cận, Mỹ sẽ phải sử dụng lực lƣợng quân sự của mình để bảo vệ ổn định ở khu vực này. Tuy nhiên, mục tiêu của Tây Âu là từng bƣớc giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh, do đó, các nƣớc này cũng mong muốn thông qua việc mở rộng NATO để đẩy nhanh tiến trình thống nhất châu Âu, nâng cao vị thế của họ ở châu Âu và trên thế giới, tạo đƣợc thế cân bằng hơn trong quan hệ với Mỹ.

Đồng thời Trung và Đông Âu là thị trƣờng gần gũi, rộng lớn và giàu tiềm năng của các nƣớc Tây Âu. EU muốn tập hợp Trung và Đông Âu vào lực lƣợng của mình. Do đó, mở rộng là để tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc Đông Âu và qua đó vừa có thể thiết lập một tiếng nói chung của toàn châu Âu về vấn đề an ninh của châu Âu vừa mang lại lợi ích kinh tế cho các nƣớc. Điều này sẽ giúp nâng cao sức mạnh cả về kinh tế, chính trị của châu Âu, tăng cƣờng thêm vị trí quốc tế của họ. Ngoài những mục tiêu chung này, mỗi thành viên NATO đều có những tính toán riêng khi chấp nhận mở rộng NATO.

Nói tóm lại, về cơ bản, Mỹ và các nƣớc thành viên châu Âu trong NATO đều chia sẻ những lợi ích to lớn cả về cân bằng chiến lƣợc, kinh tế, an ninh, chính trị trong việc duy trì và mở rộng NATO. Đồng thời, đây cũng là cơ chế hợp tác đa phƣơng giúp các nƣớc thành viên đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng. Mặt khác, việc mở rộng NATO về phía Đông tạo ra thách thức đối với Mỹ và châu Âu đặc biệt là làm gia tăng nghi

kỵ và mâu thuẫn trong quan hệ với Nga, bất đồng trong nội bộ NATO về chia sẻ gánh nặng.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 105)