Mục tiêu chiến lược

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 74)

Mục tiêu chiến lƣợc đối ngoại bao trùm của Mỹ là tập trung củng cố thực lực và vị trí siêu cƣờng duy nhất của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo mà ở đó giá trị Mỹ đƣợc phổ biến, ngăn chặn không cho bất cứ nƣớc nào nổi lên đe doạ vị trí của Mỹ. Đây là mục tiêu chiến lƣợc dài hạn và là yếu tố bất biến chi phối chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới. Sức mạnh vƣợt trội của Mỹ là cơ sở cho tham vọng này của Mỹ bất kể dƣới chính quyền Cộng hoà hay Dân chủ.

Ngày 20 tháng 9 năm 2002, chính quyền Bush đã công bố bản Chiến lƣợc an ninh quốc gia đầu tiên của nƣớc Mỹ trong thế kỷ XXI 7. Học thuyết đánh đòn phủ đầu hay tấn công phòng ngừa (The Bush doctrine of preemptive strike) do Bush đƣa ra trong bài phát biểu ngày 1/6/2002 tại West Point đã đƣợc chính thức đƣa vào bản báo cáo chiến lƣợc an ninh quốc gia mới, thể hiện một cách hệ thống quan điểm, học thuyết đối ngoại của chính quyền Bush trong bối cảnh sau 11/9. Nhiều nhà phân tích so sánh học thuyết này có tầm quan trọng tƣơng tự nhƣ học thuyết ngăn chặn của chính quyền Truman, nguồn gốc gây ra Chiến tranh lạnhkéo dài suốt hơn 4 thập kỷ.

Cho dù sự kiện 11/9 có tác động to lớn đối với nƣớc Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ, điều cần khẳng định trƣớc tiên là sự kiện 11/9 không làm thay đổi những mục tiêu cơ bản, then chốt nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Những mục tiêu cốt lõi cho chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là duy trì vị trí cƣờng quốc số một trên thế giới, thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn không để cho bất kỳ một cƣờng quốc thù địch nào nổi lên đe doạ vị trí và vai trò của Mỹ. Theo cố vấn an ninh quốc gia Condolezza Rice, mục tiêu của Chiến lƣợc an ninh quốc gia mới là “ngăn cản không cho bất cứ đối thủ tiềm tàng nào theo đuổi tăng cƣờng sức mạnh quân sự với hy vọng vƣợt, hoặc cân bằng, sức mạnh của Mỹ và các đồng minh” [232]. Thực chất, việc chủ trƣơng duy trì và mở rộng vị thế độc tôn và nỗ lực không cho phép bất kỳ một cƣờng quốc thù địch nào thách thức lợi ích của mình là phƣơng cách ứng xử của hầu hết tất cả các cƣờng quốc trong lịch sử và Mỹ không là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, Chiến lƣợc An ninh Quốc gia của Mỹ cũng nêu bật mục tiêu thúc đẩy một nền kinh tế mở toàn cầu, tự do hoá thƣơng mại và dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.

7 Đạo luật GoldWater Nichols năm 1986 yêu cầu chính quyền Mỹ hàng năm đệ trình báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia lên Quốc hội. Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia phải nêu bật đƣợc lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới, những mục đích và mục tiêu sống còn đối với an ninh quốc gia của Mỹ cũng nhƣ chính sách đối ngoại và quốc phòng và phƣơng cách sử dụng sức mạnh, kinh tế, chính trị cũng nhƣ quân sự của nƣớc Mỹ để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Mỹ.

Cuộc chiến chống khủng bố, ƣu tiên chiến lƣợc trƣớc mắt và mục tiêu chiến lƣợc dài hạn bá chủ thế giới song song tồn tại, và không hẳn đã mâu thuẫn nhau. Chính quyền Mỹ sẽ theo đuổi và thực hiện hai mục tiêu này cùng một lúc, đặc biệt ở châu Á. Hơn thế nữa, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu trƣớc mắt cũng đƣợc tính đến nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn hơn là ngăn chặn không cho bất cứ nƣớc nào nổi lên đe doạ vị trí của Mỹ. Sự tăng cƣờng hợp tác quân sự với Philippines vì mục tiêu chống khủng bố sẽ phục vụ lợi ích lâu dài của Mỹ ở khu vực là tăng cƣờng sự hiện diện quân sự, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, việc Mỹ thúc đẩy xu hƣớng tăng cƣờng quân sự với Ấn Độ, một mặt nhằm phục vụ mục tiêu trƣớc mắt là chống khủng bố; mặt khác, tăng cƣờng quan hệ với Ấn Độ cũng là một phần quan trọng trong ván bài cân bằng quyền lực của Mỹ đối với Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 74)