Ưu tiên chiến lược của châu Âu

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 96)

Mục tiêu chiến lƣợc của Tây Âu sau Chiến tranh lạnhlà đẩy mạnh quá trình nhất thể hóa châu Âu, biến Tây Âu, mà nòng cốt là EU, thành một thực thể hùng mạnh, thống nhất và có vai trò lớn hơn trên trƣờng quốc tế, mở rộng cơ cấu an ninh ở châu Âu, bao gồm cả các nƣớc Đông Âu theo hƣớng phụ thuộc hoặc thân phƣơng Tây, tiếp tục củng cố quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Mỹ, đồng thời nâng cao vai trò vị thế của Tây Âu trong các vấn đề của châu Âu, tiến tới biến Tây Âu trở thành một trung tâm quyền lực trong bàn cờ chính trị thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Trong khuôn khổ mục tiêu chiến lƣợc lớn, Tây Âu triển khai 3 hƣớng ƣu tiên chiến lƣợc chính là: đẩy mạnh quá trình nhất thể hóa châu Âu; duy trì và củng cố quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Mỹ trong NATO; và từng bƣớc thúc đẩy hợp tác và lôi kéo Nga hội nhập vào châu Âu.

Hƣớng ƣu tiên chiến lƣợc thứ nhất của các nƣớc Tây Âu là chủ trƣơng đẩy mạnh quá trình nhất thể hóa về mọi mặt, trong đó tăng cƣờng liên kết kinh tế làm nền tảng cho sức mạnh của cộng đồng, đồng thời thúc đẩy liên kết chính trị nhằm tạo lập một vị thế và vai trò chính trị lớn hơn của EU trong các vấn đề quốc tế. Nhằm khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực an ninh-quân sự, EU đã có những nỗ lực lớn đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính sách An ninh và Phòng thủ chung, tăng cƣờng độc lập nhằm hạn chế ảnh hƣởng và lệ thuộc vào Mỹ. Mặc dù các nƣớc Tây Âu đạt đƣợc một số bƣớc tiến trong chính sách an ninh đối ngoại chung, nhƣng về tổng thể ESDP vẫn chƣa đủ mạnh để thay thế NATO, nên thời gian tới NATO sẽ vẫn tiếp tục chiếm vai trò trung tâm, đảm bảo an ninh châu Âu. ESDP chỉ nhƣ một cánh tay an ninh, quân sự của EU, chứ không thể thay thế vai trò trung tâm của NATO ở châu Âu đƣợc. Bản thân trong nội khối

EU cũng diễn ra nhiều bất đồng liên quan đến các vấn đề nhƣ cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU v.v… Hơn nữa, các nƣớc EU chƣa đủ khả năng về ngân sách và trình độ kỹ thuật để xây dựng một lực lƣợng phòng thủ đủ mạnh, có khả năng triển khai tác chiến cao trong mọi tình huống can thiệp quân sự (chi phí quốc phòng của toàn bộ các nƣớc EU thuộc NATO chỉ bằng 2/3 của Mỹ và chi phí cho nghiên cứu phát triển kỹ thuật quân sự chỉ bằng 1/9 của Mỹ).

Hƣớng ƣu tiên chiến lƣợc thứ hai là chủ trƣơng duy trì và mở rộng NATO, tiếp tục coi NATO là nền tảng chính sách an ninh châu Âu. Việc đảm bảo an ninh của Tây Âu vẫn dựa chủ yếu vào NATO, tổ chức hợp tác quân sự do Mỹ lãnh đạo. Do Mỹ là nƣớc duy nhất có khả năng đƣơng đầu với lực lƣợng hạt nhân còn rất mạnh của nƣớc Nga, phần lớn các nƣớc Tây Âu có quan điểm cần sự có mặt của Mỹ để đảm bảo cân bằng lực lƣợng ở Tây Âu, ngăn ngừa khả năng trỗi dậy của một nƣớc Đức hùng mạnh về kinh tế, hoặc khả năng một cƣờng quốc Tây Âu nào đó vƣơn lên lãnh đạo hoặc khống chế khu vực này. Nhƣ Kissinger đã nhận định: “Không có Mỹ, Anh và Pháp không thể duy trì đƣợc cân bằng chính trị ở châu Âu do Đức sẽ bị chủ nghĩa dân tộc thôi thúc, Nga sẽ thiếu một đối tác tầm cỡ toàn cầu”[56].

Bên cạnh đó, EU cũng nhấn mạnh cải cách NATO để đối phó hiệu quả với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống nhƣ các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ cũng nhƣ khủng bố, biến đổi khí hậu.... Theo "Khái niệm chiến lƣợc mới" của NATO, đƣợc đƣa ra tháng 11/1991, sự có mặt của quân đội và vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu là sự sống còn đối với an ninh châu Âu. Đồng thời, các nƣớc thành viên ở châu Âu sẽ đảm nhận vai trò và trách nhiệm lớn hơn trong phòng thủ châu Âu. Trong nội bộ EU vẫn tiếp tục chia rẽ về vấn đề này và tồn tại 2 xu hƣớng khác nhau, một bên đứng đầu là Pháp chủ trƣơng đẩy nhanh xây dựng một lực lƣợng riêng của EU mạnh và độc lập với Mỹ, bên kia do Anh chủ trƣơng, muốn trƣớc mắt vẫn gắn chặt và phụ thuộc vào

NATO và không muốn ảnh hƣởng đến vai trò của NATO cũng nhƣ sứt mẻ quan hệ với Mỹ. Việc thành lập lực lƣợng phản ứng nhanh là bƣớc đi lớn nhất theo hƣớng này. Mặc dù có nhiều bất đồng nhƣng các nƣớc EU nhìn chung đều mong muốn có một lực lƣợng quân sự riêng để tiến tới có thể tự mình giải quyết đƣợc các cuộc xung đột khu vực ở châu Âu và vì vậy xu hƣớng độc lập hơn với Mỹ của EU tiếp tục đƣợc thúc đẩy. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Mỹ và EU chuyển dần từ quan hệ tƣơng đối bất bình đẳng sang quan hệ bình đẳng và tƣơng xứng hơn. EU đang cảm thấy cần phải thoát dần khỏi cái bóng của Mỹ, tìm vị thế tƣơng xứng hơn trong quan hệ với Mỹ. Mối đe dọa từ Khối Warszawa không còn nữa khiến cho châu Âu tạo dựng sự “độc lập” về chính trị đối với Mỹ. Cả EU và Mỹ đều mong muốn duy trì quan hệ xuyên Đại Tây Dƣơngở mức gắn bó nhất có thể đƣợc, nhƣng đồng thời cũng luôn bảo vệ lợi ích của riêng mình và sẵn sàng chấp nhận xung đột khi cần thiết trong khuôn khổ kiểm soát đƣợc.

Hƣớng ƣu tiên chiến lƣợc thứ ba là tăng cƣờng quan hệ hợp tác với Nga, từng bƣớc lôi kéo Nga hội nhập vào châu Âu trong khi vẫn tiếp tục đề phòng Nga. Nga có vị trí địa chiến lƣợc vô cùng quan trọng đối với an ninh các nƣớc Tây Âu. EU mở rộng gồm 28 thành viên có biên giới sát với Nga. Mọi động thái về an ninh của Nga đều có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh của toàn khối nói riêng và khu vực nói chung. Nga là cƣờng quốc quân sự với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là thành viên thƣờng trực HĐBA LHQ, có ảnh hƣởng lớn ở khu vực Trung Á và các nƣớc cộng hòa nằm giữa Nga và EU. Về kinh tế, bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Nga tăng trƣởng khá cao, có thể đạt 4,3% trong 2010. Nga tiếp tục là đối tác chính cung cấp năng lƣợng cho EU (khoảng 40% năng lƣợng của EU nhập từ Nga) và là thị trƣờng lớn thứ năm cho hàng hóa và dịch vụ của EU. Về an ninh, việc EU mở rộng sang phía Đông khiến Nga càng trở thành láng giềng gần hơn của EU về mặt địa lý. Sự bất ổn ở nƣớc láng giềng khổng lồ này sẽ dẫn đến những dòng ngƣời nhập cƣ và những hậu quả nghiêm trọng về xã hội, kinh tế và chính trị đối với các thành viên EU gần Nga và toàn

bộ khối EU nói chung. Vì vậy, chiến lƣợc an ninh châu Âu coi Nga là “đối tác chủ chốt trong các vấn đề địa chính trị và an ninh trên thế giới và ở khu vực, trong nỗ lực của EU chống các mối đe dọa an ninh, nhƣ khủng bố, ô nhiễm, tội phạm, nhập cƣ trái phép và buôn ngƣời” và mục tiêu chính của EU là xây dựng “mối quan hệ đối tác chiến lƣợc thực sự” với Nga.

Để thực hiện mục tiêu này, EU có những động thái nhằm làm dịu những lo lắng của Nga về việc mở rộng NATO sang phía Đông nhƣ mời Nga tham gia đối tác của NATO vì hòa bình năm 1994 và đƣa quân đảm bảo thực thi Hiệp định Dayton ở Bosnia dƣới sự chỉ huy của NATO. Tháng 5/1997, Định ƣớc Nga- NATO đƣợc ký kết khẳng định quá trình mở rộng NATO sang phía Đông không nhằm mục đích phƣơng hại đến Nga và cơ sở hợp tác Nga-NATO là “không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không triển khai trên vùng lãnh thổ các nƣớc thành viên mới lực lƣợng vũ trang thông thƣờng, vũ khí hạt nhân và các phƣơng tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân”, đảm bảo về an ninh, tạo đà đẩy nhanh quá trình liên kết Nga - EU. Hai bên đã ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) tháng 12/1997, tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và các lĩnh vực quan trọng khác. Đối thoại chính trị giữa EU và Nga ở tất cả các cấp đã thƣờng xuyên đƣợc duy trì và triển khai có hiệu quả từ năm 1997 đến nay, góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết giữa hai bên. Ngoài ra, xu thế liên kết toàn diện Nga-EU đƣợc cụ thể hóa bằng hàng loạt các hiệp định hợp tác song phƣơng nhƣ Hiệp định về dệt may (có hiệu lực đến năm 1998), thép và hàng dệt (ký ngày 3/11/2005), hợp tác bảo vệ dân sự (tháng 5/2004), Hiệp định về hợp tác khoa học công nghệ, kể cả năng lƣợng hạt nhân... Đặc biệt, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh St. Petersburg tháng 5/2003, hai bên đã nhất trí tăng cƣờng hợp tác thông qua “bốn không gian chung” trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) bao gồm kinh tế chung; tự do, an ninh và công bằng chung; hợp tác đối phó những đe dọa an ninh bên ngoài và không gian nghiên cứu, giáo dục và các khía cạnh

văn hóa. Quan hệ thƣơng mại – đầu tƣ giữa hai bên tăng trƣởng đều đặn qua các năm. Năm 2009, kim ngạch hai chiều đạt gần 200 tỉ USD và đầu tƣ trực tiếp của EU vào Nga ở mức 25 tỉ USD.

Hơn nữa, vấn đề an ninh năng lƣợng của EU phụ thuộc rất nhiều vào Nga (Nga cung cấp đến 40 % lƣợng khí đốt cho EU). Vì vậy, EU coi Nga là “đối tác chủ chốt trong các vấn đề địa chính trị và an ninh trên thế giới và ở khu vực,” “trong nỗ lực của EU chống các mối đe dọa an ninh, bao gồm khủng bố, ô nhiễm, tội phạm, nhập cƣ trái phép và buôn ngƣời” và mục tiêu chính của EU là xây dựng “mối quan hệ đối tác chiến lƣợc thực sự” với Nga. Mặc dù quan hệ hai bên còn tồn tại một số bất đồng, liên kết Nga-EU đã đạt đƣợc một khuôn khổ và cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển. Ƣu tiên phát triển quan hệ với Nga luôn đƣợc tái khẳng định trong các văn bản quan trọng của EU

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 96)