Chiến lược "tái cân bằng" của Obama

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 83)

Tuyên bố chiến lƣợc quay trở lại châu Á của Mỹ hay còn gọi là chiến lƣợc "xoay trục" hoặc "tái cân bằng" đƣợc chính thức đƣa ra trong bài “Thế kỷ Thái Bình Dƣơng của Mỹ” của Ngoại trƣởng Mỹ Hillary Clinton đăng trên Tạp chí “Chính sách ngoại giao” ngày 11/11/2011. Đây là bài báo hết sức quan trọng, đi vào lịch sử nhƣ một tuyên bố chính sách chính thống của chính quyền Mỹ bởi chính sách này đƣợc xây dựng trên cơ sở sự ủng hộ lƣỡng đảng và quan trọng hơn hết, nó xuất phát từ thực tế địa chiến lƣợc quan trọng nhất cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI: cán cân sức mạnh toàn cầu đang dịch chuyển từ Tây sang Đông.

Tƣ tƣởng chính của bài báo cho rằng nền chính trị thế giới trong tƣơng lai sẽ đƣợc quyết định bởi châu Á. Vì thế, trong 10 năm tới, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của ngoại giao Mỹ là tăng cƣờng đầu tƣ ở mức độ lớn về các mặt ngoại giao, kinh tế, chiến lƣợc và các mặt khác vào khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng. Trọng tâm điều chỉnh chiến lƣợc châu Á-Thái Bình Dƣơng của Mỹ là dịch chuyển trọng tâm chiến lƣợc toàn cầu về phía Đông.

Câu chuyện về trọng tâm chiến lƣợc của Mỹ chuyển dịch về phía Đông đã xuất hiện từ giữa những năm 90 thế kỷ 20. Sự phát triển năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng và sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bắt đầu thu hút sự

quan tâm của thế giới và đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện ngày 11/9 đã đƣa nƣớc Mỹ vào một cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và đồng thời là hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq đã làm chậm lại quá trình "tái cân bằng" của Mỹ. Đúng 10 năm sau sự kiện ngày 11/9 khi cuộc chiến chống khủng bố đã thu đƣợc những kết quả nhất định và Mỹ đang rút dần sự hiện diện tại Afghanistan và Iraq, chính quyền Obama đã khẳng định chiến lƣợc tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dƣơng.

Từ góc độ chiến lƣợc toàn cầu, có 3 khu vực quan trọng đối với việc duy trì vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, đó là châu Âu, Đông Á và Trung Đông, trong đó tầm quan trọng của châu Âu và Đông Á lại vƣợt qua Trung Đông. Ngăn chặn sự xuất hiện một nƣớc lớn chủ đạo mang tính khu vực hoặc bất kỳ nƣớc lớn khác nào chủ đạo châu Âu hoặc khu vực Đông Á là một khâu quan trọng để Mỹ giữ vững vị thế bá chủ toàn cầu. Nhìn tổng thể, chiến lƣợc tái cân bằng của Mỹ thể hiện trên 4 khía cạnh chủ yếu. Một là tái cân bằng ƣu tiên chiến lƣợc theo hƣớng điều chỉnh từ tập trung vào các khu vực trọng yếu nhƣ châu Âu và Trung Đông sang khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng theo đó Mỹ sẽ điều chỉnh tăng cƣờng lực lƣợng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Hai là, tái cân bằng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng theo hƣớng chú trọng hơn đối với Đông Nam Á, ASEAN và tham gia tích cực hơn vào việc định hình và xây dựng cấu trúc an ninh khu vực thay vì tập trung chủ yếu vào khu vực Đông Bắc Á. Ba là, đồng thời với việc duy trì và củng cố sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, Mỹ cũng chủ trƣơng tăng cƣờng năng lực cho các lực lƣợng của các quốc gia đồng minh ở khu vực. Bốn là, tái cân bằng theo hƣớng toàn diện hơn, chú trọng hơn đến việc mở rộng hợp tác kinh tế và chính sách thƣơng mại trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) thay vì tập trung chủ yếu vào hợp tác an ninh quân sự. TPP đem lại một sân chơi kinh tế “hợp pháp” cho Mỹ bƣớc vào khu vực Đông Á, và liên kết một cách chặt chẽ giữa Mỹ với khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng về mặt chính trị; về mặt kinh tế,

khiến cho Đông Á và Mỹ cùng thâm nhập vào thị trƣờng châu Á-Thái Bình Dƣơng. Nhƣ vậy, với chiến lƣợc tái cân bằng toàn diện, Mỹ muốn khai thác sự năng động của khu vực để phục vụ lợi ích kinh tế, đồng thời ngăn chặn những đối thủ địa chính trị mới có khả năng thách thức vai trò của Mỹ ở khu vực.

Chính sách "tái cân bằng" hay xoay trục của Mỹ không phải là một điều chỉnh chiến lƣợc nhất thời. Đây là một sự điều chỉnh chiến lƣợc đƣợc hoạch định trên cơ sở những tính toán chiến lƣợc lâu dài. Một là, Châu Á là khu vực ngày càng trở nên quan trọng đối với các lợi ích quốc gia của Mỹ. Châu Á đang quay trở lại thành trung tâm kinh tế của thế giới sau thời gian gián đoạn 200 năm. Hai thông điệp chính trị. Đƣờng hƣớng Chiến lƣợc tháng 1/2012 của Lầu Năm Góc cho rằng quân đội Mỹ phải chú trọng hơn ở khu vực Đông Á sau một thập kỷ tác chiến ở Tây Nam Á. Đây là một ƣu tiên phù hợp với các nhiệm vụ tƣơng lai, nhƣng cũng là bình phong chính trị thích hợp để cắt giảm hơn nữa ngân sách quốc phòng. Ba là nhân tố Trung Quốc. Nhìn chung, chiến lƣợc châu Á-Thái Bình Dƣơng của Mỹ là sự kết hợp giữa việc tiếp tục can dự vào Trung Quốc của các đời tổng thống trƣớc đây kể từ khi Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 với tiếp tục chiến lƣợc cân bằng sức mạnh của các đời tổng thống ngay cả từ khi Clinton làm sống lại liên minh Mỹ - Nhật năm 1996. Bốn là sự can dự lớn hơn ở Đông Nam Á. Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền Obama, Ngoại trƣởng Clinton đã tích cực tham gia vào ngoại giao đa phƣơng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó đặc biệt chú trọng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Tổng thống Obama cũng ủng hộ cơ cấu tổ chức khu vực với vai trò trung tâm của ASEAN. Châu Á có nhiều tổ chức khu vực đa phƣơng, từ diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng (APEC), đến diễn đàn ba bên nhỏ hơn gồm Mỹ, Nhật Bản và Ôxtrâylia. Các nƣớc thành viên ASEAN đang thúc đẩy “vai trò trung tâm của ASEAN” trong tiến trình này và Tổng thống Obama ủng hộ bằng cách tham gia và sau đó tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)

liên tục 2 năm liền và đây có thể làcam kết mạnh mẽ và lâu dài nhất của Mỹ đối với chính sách Trở lại châu Á.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 83)