Chủ nghĩa hiện thực

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 31)

Tƣ tƣởng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực là quyền lực và lợi ích quốc gia là động lực chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa hiện thực coi các quốc gia có chủ quyền là những tác nhân chủ đạo và là chủ thể chính của hệ thống quốc tế. Các chủ thể phi quốc gia khác nhƣ các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, bị đặt xuống hàng thứ yếu. Các quốc gia luôn ở trong tình trạng cạnh tranh quyền lực và theo đổi các mục tiêu an ninh của mình.

Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, có ba vấn đề chủ đạo. Thứ nhất, các quốc gia theo đuổi lợi ích, chứ không phải hoà bình. Nếu chiến tranh, xâm lƣợc và các biện pháp cƣỡng ép bằng sức mạnh khác phục vụ lợi ích của họ thì tìm kiếm hoà bình chỉ còn là ảo tƣởng. Thứ hai, sức mạnh chính trị và quân sự là những yếu tố chủ đạo của quyền lực. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với một nền quốc phòng vững mạnh. Sức mạnh kinh tế cũng đƣợc coi trọng dù không phải do tự thân nó mà chính bởi vì nó có thể đƣợc chuyển đổi thành sức mạnh quân sự và chính trị. Thứ ba, trong khi các vấn đề khác nhƣ thƣơng mại và nhân quyền quan trọng thì chiến tranh và xâm lƣợc vẫn nằm ở trung tâm chƣơng trình nghị

sự quốc tế. Chiến tranh ở Nam Tƣ cũ, cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và xung đột quân sự Nga-Georgia 2008 đều là những minh chứng cho luận điểm này. [35]

Sức mạnh hay quyền lực quốc gia là nhân tố then chốt của chủ nghĩa hiện thực và là yếu tố cơ bản nhất chi phối sự ứng xử, chính sách đối ngoại của một quốc gia. Nó có ý nghĩa quan trọng thiết yếu đối với thực hiện những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của một quốc gia là đảm bảo an ninh, phát triển kinh tế và gây ảnh hƣởng với các quốc gia khác. Chừng nào một quốc gia muốn khẳng định mình, thúc đẩy những lợi ích quốc gia và bản thân họ muốn có vai trò chủ động hơn thì họ phải cần đến quyền lực. “Kẻ mạnh làm những gì mà họ có lực để làm và kẻ yếu chấp nhận những gì họ phải chấp nhận” [59; tr.402], lời của nhà sử học cổ đại Hy Lạp Thucydides đã viết ở mức độ nào đó vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Thực lực, sức mạnh luôn là cơ sở, nền tảng cho chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ và ngƣợc lại, chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ luôn phục vụ mục tiêu duy trì và phát huy ƣu thế sức mạnh, duy trì vị trí cƣờng quốc số 1 của Mỹ.

Lợi ích quốc gia đƣợc các nhà hiện thực chủ nghĩa xác định dựa trên sức mạnh quốc gia. Nói cách khác, các quốc gia khác nhau với sức mạnh quốc gia khác nhau sẽ xác định lợi ích quốc gia tƣơng ứng với sức mạnh và khả năng của mình. Đặc biệt, các nhà hiện thực coi trọng sức mạnh quân sự. Điều này xuất phát từ quan niệm trung tâm của chủ nghĩa hiện thực về tính vô chính phủ của hệ thống thế giới, theo nghĩa là không có một quyền lực vƣợt lên trên các quốc gia và chính vì vậy, các quốc gia phải dựa vào sức mạnh của mình để bảo vệ an ninh và tăng cƣờng vị thế của mình trong quan hệ quốc tế. Hoà bình, an ninh đƣợc đảm bảo trên cơ sở cân bằng lực lƣợng giữa các quốc gia. Các quốc gia luôn ở trong thế lƣỡng nan về an ninh. Một quốc gia tăng cƣờng vũ trang thì các quốc gia khác cảm thấy bị đe doạ và có xu hƣớng cũng tăng cƣờng vũ trang để đảm bảo an ninh. Vì vậy, các quốc gia luôn cố gắng duy trì trạng thái cân bằng quyền lực, ngăn chặn sự thắng thế của một quốc gia, hay một nhóm quốc

gia. Các quốc gia dân tộc thƣờng xuyên ở trong trạng thái ganh đua, cạnh tranh và sự thay đổi địa vị sức mạnh, quyền lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

Thuyết hiện thực có ảnh hƣởng lớn trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, nó đƣa ra giải thích đơn giản nhƣng có sức thuyết phục về chiến tranh, liên minh, chủ nghĩa đế quốc và các hiện tƣợng khác trong quan hệ quốc tế, và đặc biệt còn nhấn mạnh tính cạnh tranh, phản ánh chính xác đặc tính chủ đạo của xung đột Mỹ - Xô. Sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc, một số học giả đã tuyên bố rằng chủ nghĩa hiện thực trở nên lỗi thời. Mặc dù vậy, những phát triển mới của trƣờng phái hiện thực chứng tỏ trƣờng phái này vẫn còn sức sống bất chấp những thay đổi trong quan hệ quốc tế.

Trên thực tế, sự lựa chọn chính sách của các quốc gia ngày nay, đặc biệt là Mỹ, gần với quan điểm chủ nghĩa hiện thực, lấy sức mạnh làm trung tâm và lợi ích quốc gia là cơ sở để giải thích chính sách của một quốc gia [115; tr.14]. Điều này đƣợc giải thích bởi tính trƣờng tồn của chủ nghĩa hiện thực, xuất phát chủ yếu từ sự gần gũi của chủ nghĩa hiện thực với quan niệm về thế giới của giới lãnh đạo Mỹ đặc biệt là Đảng Cộng hòa [36; tr.90]. Tại Mỹ, những ngƣời theo chủ nghĩa hiện thực nổi tiếng nhƣ Henri Kissinger hay Brzezinski đều là những cố vấn an ninh quốc gia có ảnh hƣởng không chỉ trong thời kỳ Chiến tranh lạnhmà ngay cả trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 31)