Khái niệm "Chiến lược an ninh quốc gia" của Mỹ

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 25)

Các văn bản chiến lƣợc an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ là tài liệu và căn cứ cơ bản nhất để đánh giá và phân tích chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ. Năm 1986, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật GoldWater Nichols yêu cầu chính quyền Mỹ hàng năm đệ trình lên Quốc hội Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia (NSS). Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia phải nêu bật đƣợc lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới, những mục đích và mục tiêu sống còn đối với an ninh quốc gia của Mỹ cũng nhƣ chính sách đối ngoại và quốc phòng và phƣơng cách sử dụng sức mạnh, kinh tế, chính trị cũng nhƣ quân sự của nƣớc Mỹ để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Mỹ. Các tuyên bố chính sách của các quan chức cao cấp, các Thông điệp liên bang và các chiến lƣợc trong những lĩnh vực cụ thể nhƣ quốc phòng, an ninh nội địa, chống khủng bố v.v.. là nhằm cụ thể hóa chiến lƣợc an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực cụ thể.

Việc xây dựng chiến lƣợc an ninh quốc gia của mỗi chính quyền Mỹ đều xuất phát từ nhận thức và đánh giá môi trƣờng quốc tế, thế và lực của nƣớc Mỹ, những cơ hội và thách thức đối với những mục tiêu và lợi ích quốc gia cơ bản của nƣớc Mỹ. Trên cơ sở đó, các chính quyền của Mỹ nêu quan điểm, tầm nhìn cũng nhƣ cách tiếp cận và các biện pháp chủ yếu để đối phó với những thách thức và tận dụng cơ hội để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Các chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ đều nhằm đảm bảo những lợi ích chủ yếu và dài hạn, hay nói một cách khác, lợi ích quốc gia của Mỹ, cụ thể là: bảo vệ cuộc sống và an ninh của công dân Mỹ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ; thúc đẩy sự thịnh vƣợng, các giá trị và thể chế của Mỹ. Trên cơ sở đó, ba nhiệm vụ chủ yếu của chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ là củng cố an ninh; đảm bảo sự thịnh vƣợng kinh tế và tạo điều kiện cho dân chủ trên toàn thế giới.

Nhƣ vậy, mục tiêu cốt lõi của chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ là việc đảm bảo lợi ích quốc gia. Xét cho cùng, theo đuổi lợi ích quốc gia là cơ sở, là cốt lõi của những sự lựa chọn chính sách đối ngoại của một quốc gia. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia là một khái niệm lỏng lẻo, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào những mục tiêu khác nhau của chính sách đối ngoại Mỹ qua từng thời kỳ, từng đảng phái nắm quyền và ảnh hƣởng của các trƣờng phái chính sách đối ngoại lớn đối với việc hoạch định chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ. Việc xác định lợi ích quốc gia còn phụ thuộc vào tiềm lực và sức mạnh của nƣớc Mỹ qua từng giai đoạn lịch sử. Lợi ích quốc gia của Mỹ co lại khi thực lực của Mỹ suy giảm và ngƣợc lại, khi sức mạnh Mỹ tăng lên thì phạm trù Lợi ích quốc gia rộng lớn và bao quát hơn.

Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ cần đƣợc đánh giá trong bối cảnh những thay đổi quan niệm về an ninh quốc gia. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhận thức an ninh gần nhƣ chỉ xoay quanh vấn đề chiến tranh và hoà bình. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng thƣờng gắn liền với các cuộc chiến tranh. Các quốc gia dân tộc ở châu Âu đƣợc hình

thành hầu hết từ các cuộc chiến tranh liên miên trong khi ở các khu vực khác trên thế giới, chiến tranh cũng đƣợc dùng làm phƣơng tiện xác lập sự thống trị của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Sau chiến tranh thế giới II, Chiến tranh lạnh, đối đầu và chạy đua vũ trang giữa hai siêu cƣờng càng nhấn mạnh khía cạnh quân sự trong việc đảm bảo an ninh của một nƣớc. Sự ra đời của các tổ chức hợp tác quân sự nhƣ NATO, SEATO và việc ký kết các liên minh quân sự tay đôi giữa Mỹ với các nƣớc ở châu Á cũng thể hiện rõ xu hƣớng coi trọng an ninh quân sự của các nƣớc trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, từ những năm 1970, quan niệm về an ninh trở nên toàn diện hơn. Cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 lần đầu tiên đẩy Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây vào nguy cơ rối loạn trong nƣớc do tình trạng thiếu nguồn cung cấp năng lƣợng. Hơn nữa, sau thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã suy yếu tƣơng đối về quân sự, chính trị, kinh tế dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ BrettonWood tồn tại từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Chính trong giai đoạn này, nhân tố kinh tế đã trở thành một bộ phận cấu thành của khái niệm an ninh quốc gia [145; tr.3]. Thêm vào đó, nhiều vấn đề toàn cầu nổi lên đe doạ sự sống còn của loài ngƣời, đó là các vấn đề về môi trƣờng kéo theo các thiên tai với mức tàn phá lớn, bệnh dịch thế kỷ AIDS, nạn buôn lậu ma tuý và các tội phạm xuyên quốc gia khác. Những vấn đề mới nảy sinh này không thay thế mà tồn tại song song cùng với những vấn đề an ninh truyền thống làm cho môi trƣờng an ninh ngày càng thêm phức tạp. Chính vì vậy, nội hàm của khái niệm an ninh quốc gia ngày nay trở nên mang tính toàn diện, bao gồm cả an ninh kinh tế, an ninh môi trƣờng, xã hội, văn hoá, an ninh con ngƣời, an ninh giới v.v....

Bên cạnh những thay đổi trong quan niệm về nội hàm của an ninh quốc gia, nhận thức tính chất của an ninh quốc gia cũng có những thay đổi to lớn. An ninh quốc gia nhƣ bản thân hàm ý của cụm từ này không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia dân tộc đơn lẻ. An ninh trong một thời đại toàn cầu hoá và phụ thuộc lẫn nhau mang tính quốc tế cao. Xung đột, bất ổn định ở một nƣớc hay

một khu vực có tác động lan toả và ảnh hƣởng đáng kể đến an ninh của các nƣớc khác. Và nƣớc Mỹ cũng không là ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)