Chủ nghĩa tự do

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 33)

Tƣ tƣởng cốt lõi của chủ nghĩa tự do là sự truyền bá, mở rộng dân chủ và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cùng với các thể chế quốc tế sẽ củng cố hòa bình trên thế giới. Khác với trƣờng phái hiện thực, chủ thể phi quốc gia là đơn vị phân tích chủ yếu của các nhà lý luận tự do kinh điển. Các cá nhân, những nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đều là những chủ thể quan trọng trong một thế giới ngày

càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Quốc gia - dân tộc không phải là một chủ thể đơn nhất, mà thực chất bao gồm các bộ máy quan liêu cá nhân của nhà nƣớc, các nhóm lợi ích và các cá nhân gây ảnh hƣởng đối với quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại.

Chủ nghĩa tự do coi trọng vai trò của kinh tế và tự do cá nhân và chính vì vậy, sức mạnh quốc gia đƣợc nhìn nhận trƣớc hết và chủ yếu từ sự phồn thịnh kinh tế của một quốc gia và sự truyền bá của những giá trị dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ nhƣ tự do cá nhân. Sự truyền bá của các quyền tự do dân chủ cá nhân theo chủ nghĩa tự do là một bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh quốc gia. Khác với các nhà hiện thực, các thiết chế quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt và hệ quả tất yếu của sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học công nghệ và phân công lao động quốc tế là sự cần thiết phải hội nhập quốc tế. Sức mạnh quốc gia của một đất nƣớc gắn bó hữu cơ với việc hội nhập quốc tế. Sức mạnh quốc gia đƣợc tăng lên đáng kể nếu quốc gia đó có chiến lƣợc hội nhập để tối đa hoá lợi ích của mình trong lợi ích cộng đồng. Các nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do còn lý giải rằng sức mạnh kinh tế của các quốc gia càng tăng lên khi các quốc gia mở cửa thị trƣờng trong nƣớc. Hơn nữa, khi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tăng lên, các nƣớc sẽ chia sẻ một nhận thức ngày càng lớn về một nền an ninh chung, có nghĩa là các quốc gia tránh gây tổn thƣơng cho nhau để tránh ảnh hƣởng đến lợi ích của quốc gia khác, do bởi điều đó cũng chính là tránh ảnh hƣởng đến lợi ích của chính mình vì lợi ích của các quốc gia đã trở nên đan xen chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Chủ nghĩa tự do cho rằng sức mạnh quốc gia còn đƣợc thể hiện ở khả năng phổ biến các giá trị dân chủ và khả năng thúc đẩy các quốc gia khác phát triển thƣơng mại tự do. Quan niệm về sức mạnh quốc gia của chủ nghĩa tự do vì vậy cũng có ảnh hƣởng đến các biện pháp chính sách đối ngoại. Khác với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do không nhấn mạnh việc sử dụng các biện pháp cƣỡng chế, sử dụng sức mạnh quân sự làm công cụ trong quan hệ quốc tế. Những ngƣời

tự do thiên về những biện pháp “mềm”, dùng sức mạnh kinh tế và ảnh hƣởng chính trị để tác động nhằm đạt đƣợc kết quả mong muốn.

Đặc biệt, một số học giả cho rằng "toàn cầu hoá" thị trƣờng thế giới, sự nổi lên của các mạng lƣới xuyên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, và sự lan truyền nhanh chóng của kỹ thuật viễn thông toàn cầu đang làm yếu đi quyền lực của nhà nƣớc và chuyển trọng tâm từ an ninh quân sự sang an ninh kinh tế và xã hội. Quan điểm này hàm ý khả năng chiến tranh ít xảy ra trong quan hệ giữa các nƣớc dân chủ phát triển. Vì vậy, việc lôi kéo Trung Quốc và Nga vào hệ thống kinh tế thị trƣờng là cách tốt nhất để tăng cƣờng hoà bình và thịnh vƣợng, đặc biệt là nếu tiến trình này tạo ra một tầng lớp trung lƣu ở các nƣớc này và làm gia tăng sức ép dân chủ hoá.

Ngày nay, dƣới tác động của toàn cầu hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau ảnh hƣởng của chủ nghĩa tự do đối với khái niệm sức mạnh quốc gia ngày càng lớn. Mặc dù sức mạnh quân sự vẫn là một thành tố quan trọng của sức mạnh quốc gia tổng hợp, khái niệm sức mạnh quốc gia chủ yếu là dựa trên sức mạnh quân sự dƣờng nhƣ đã trở nên lỗi thời. Không nhƣ những thế kỷ trƣớc, khi chiến tranh là giải pháp tốt nhất, ngày nay những hình thái quyền lực trở nên đa dạng, phức tạp hơn.

Một trong những quan điểm của chủ nghĩa tự do về sức mạnh quốc gia đƣợc đề cập đến nhiều từ sau Chiến tranh lạnhlà sức mạnh quốc gia không chỉ bao gồm sức mạnh cứng (hard power) nhƣ sức mạnh quân sự, kinh tế. Sức mạnh mềm (soft power), theo cách gọi của một học giả nổi tiếng của Mỹ Joseph S.Nye, bao gồm những yếu tố nhƣ ảnh hƣởng, sức thu hút của thể chế chính trị, mô hình phát triển, ảnh hƣởng về văn hoá v.v...[198; tr.9] Khác với các biện pháp của sức mạnh cứng nhƣ cậy gậy và củ cà rốt, tức là các biện pháp dụ dỗ hay đe doạ để tạo ra đƣợc kết cục mong muốn, sức mạnh mềm là sức mạnh lôi kéo, thu hút. “Ngày nay, chúng ta sẽ thu lại đƣợc rất nhiều bằng cách làm cho

ngƣời khác cùng muốn cái mình muốn và điều đó phụ thuộc vào sức cuốn hút về văn hoá, hệ tƣ tƣởng cùng một chƣơng trình nghị sự đƣợc đặt ra với nhiều phần thƣởng lớn cho hợp tác” [198; tr.49]. Bởi vậy, các quốc gia không bắt buộc phải sử dụng sức mạnh cứng nhƣ quân sự và kinh tế, để cƣỡng ép các nƣớc khác thực hiện mục tiêu của mình. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia ngày nay, sức mạnh quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tập hợp lực lƣợng, hay nói cách khác, vào sức mạnh chính trị. Trong từng trƣờng hợp khác nhau sức mạnh chính trị có thể là sức mạnh của thể chế, hay cũng có thể là sức thuyết phục của một chính sách. Nhìn rộng hơn, sức mạnh chính trị bao gồm cả yếu tố văn hoá. Một nƣớc mạnh là nƣớc có thể mở rộng ảnh hƣởng về lối sống, các giá trị văn hoá. Những yếu tố của sức mạnh mềm đặc biệt trở nên quan trọng trong thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Theo Joseph Nye: “Sức mạnh cứng sẽ luôn còn quan trọng trong một thế giới của những quốc gia dân tộc đang kiểm soát nền độc lập của mình, nhƣng ý nghĩa của sức mạnh mềm sẽ ngày càng tăng khi ngƣời ta phải giải quyết những vấn đề liên quốc gia bởi việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi một sự hợp tác đa phƣơng”. [63; tr.22]

Tiêu biểu cho tƣ duy đối ngoại của chủ nghĩa tự do có thể kể đến Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson với Thông điệp 14 điểm đƣa ra Quốc hội Mỹ năm 1918 với đề xuất thành lập Hội Quốc Liên nhằm thiết lập một nền hòa bình bền vững sau Chiến tranh thế giới thứ I. Tƣ duy và quan điểm đối ngoại của Clinton, Tổng thống đầu tiên đƣợc bầu lên sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc cũng chịu ảnh hƣởng của trƣờng phái tự do. Tổng thống Clinton nhận định: “xu thế chấp nhận dân chủ, đa nguyên và kinh tế thị trƣờng đã tạo ra thời cơ có một không hai trong lịch sử cho phép Mỹ thừa thắng xông lên mở rộng ảnh hƣởng ra khắp thế giới” [64; tr.36].

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 33)