Vị trí của châu Âu trong tính toán chiến lược của Mỹ qua lăng kính

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 37)

trường phái lý luận quan hệ quốc tế

Các nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng cân bằng lực lƣợng theo đó các quốc gia luôn có xu hƣớng tập hợp lực lƣợng để cân bằng, đối trọng lại sự thống trị của một quốc gia mạnh hơn. Kenneth Waltz, nhà lý luận tân hiện thực nổi tiếng của Mỹ cho rằng với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh nhìn chung trở nên lỏng lẻo hơn và có xu hƣớng quay lại cân bằng quyền lực cổ điển. Với sự kết thúc của Trật tự hai cực, Mỹ với tƣ cách là siêu cƣờng mạnh nhất sẽ nhận thấy các quốc gia khác dần tách xa ra khỏi Mỹ; Đức ngày càng gắn bó với Liên minh châu Âu (EU) và xích lại gần Nga; Nga xích lại gần Đức và Nhật. Nhƣ vậy, cân bằng quyền lực giữa các nƣớc lớn tiếp tục là luật chơi chủ đạo của các quốc gia trong thế giới quan hiện thực.

Vào thời điểm dƣờng nhƣ nƣớc Mỹ đang trong thời kỳ chiếm ƣu thế sức mạnh vƣợt trội, giáo sƣ nổi tiếng về chính sách đối ngoại Mỹ Charles Kupchan của Đại học Georgetown và Hội đồng đối ngoại Mỹ đã đƣa ra lập luận gây tranh cãi về vị trí của Mỹ trong cuốn sách "Sự kết thúc của kỷ nguyên Mỹ: Chính sách đối ngoại Mỹ và Địa chính trị của thế kỷ XXI" [162] với quan điểm thiên về chủ nghĩa hiện thực chính trị. Vị giáo sƣ này cho rằng, thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ đang nổi lên không phải đến từ Trung Quốc, hay từ thế giới Hồi giáo mà là từ châu Âu. Một châu Âu đang nhất thể hóa mạnh mẽ đã trở thành thực thể kinh tế lớn hơn Mỹ. Đồng thời, cùng với sức mạnh kinh tế, Liên minh châu Âu cũng đang tìm kiếm ảnh hƣởng chính trị, tƣơng xứng với tầm vóc kinh tế. Mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu sẽ vƣợt ra khỏi lĩnh vực thƣơng mại, tạo thành cạnh tranh về chiến lƣợc.

Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực chính trị, chính sách của Mỹ đối với châu Âu và quan hệ Mỹ-châu Âu cần đƣợc xây dựng trên cơ sở "cân bằng bên ngoài". Cân bằng bên ngoài là tìm cách duy trì bá quyền ở Tây bán cầu và

duy trì cân bằng quyền lực giữa các nƣớc mạnh của đại lục Á-Âu và Trung Đông. Thay vì tìm cách thống trị những khu vực này một cách trực tiếp, trƣớc tiên Mỹ nên dựa vào những đồng minh ở khu vực để duy trì sự cân bằng quyền lực, vì chính lợi ích của họ. Thay vì để họ ỷ lại Mỹ, Mỹ nên dựa vào đồng minh nhiều nhất có thể, chỉ can thiệp trong tình huống khẩn cấp khi có mối đe dọa trực tiếp đối với một khu vực then chốt. "Cân bằng bên ngoài" sẽ đòi hỏi rút hầu nhƣ toàn bộ quân Mỹ khỏi châu Âu, trong khi vẫn cam kết một cách chính thức với NATO. Châu Âu giàu có, an toàn, dân chủ và hòa bình, không phải đối mặt với vấn các vấn đề an ninh mà họ không thể tự giải quyết. Trên thực tế, tổng chi tiêu quốc phòng của các thành viên châu Âu của NATO lớn hơn khoảng 5 lần so với của Nga, mối đe dọa quân sự thông thƣờng duy nhất mà lục địa này có thể phải đối mặt. Buộc các thành viên châu Âu của NATO lãnh đạo cuộc chiến Libya gần đây là một bƣớc đi thành công đầu tiên theo hƣớng cân bằng bên ngoài và chia sẻ trách nhiệm.

Nhìn chung, từ góc độ chính sách châu Âu là một thành tố trong chiến lƣợc đối ngoại toàn cầu của Mỹ, có thể nói chính sách của Mỹ đối với châu Âu là sự kết hợp giữa quan điểm của chủ nghĩa hiện thực và tự do. Trên thực tế, cho dù Mỹ tái cân bằng chiến lƣợc tại châu Á vì những lý do địa chính trị, kinh tế và yếu tố "cân bằng chiến lƣợc" và châu Âu không còn giữ vị trí trọng tâm trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ nhƣ thời kỳ chiến tranh lạnh, nƣớc Mỹ và châu Âu vẫn ràng buộc bởi những liên hệ khăng khít về lịch sử và văn hóa lâu đời 3

[25; tr.185] và đặc biệt là Mỹ có những lợi ích sống còn ở châu Âu. Từ góc độ của chủ nghĩa hiện thực, Mỹ có lợi ích chiến lƣợc trong việc duy trì cân bằng quyền lực mới, một trật tự khu vực ở châu Âu do Washington chi phối, kiềm chế các nƣớc đối thủ tiềm tàng, ngăn không cho bất cứ cƣờng quốc nào nổi lên, thách thức vai trò và lợi ích của Mỹ. Nhƣ nhà hiện thực nổi tiếng Henry Kissinger đã

3

từng nhận xét “Mỹ và châu Âu có một lợi ích chung trong việc ngăn cản các chính sách dân tộc không kiềm chế của Đức và Nga tranh giành nhau trung tâm lục địa châu Âu." [56; tr.52].

Từ góc độ của chủ nghĩa tự do, Mỹ có lợi ích kinh tế thiết yếu trong việc duy trì không gian kinh tế mở toàn cầu, thúc đẩy quan hệ kinh tế với châu Âu, trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới nhằm thực hiện ƣu tiên chấn hƣng nền kinh tế, thúc đẩy sự thịnh vƣợng của nƣớc Mỹ. Sự phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tất yếu cũng là cơ sở hoạch định chính sách của Mỹ đối với châu Âu. Tầm quan trọng chiến lƣợc hàng đầu của EU đối với sự thịnh vƣợng của Mỹ trên cả hai phƣơng diện: bảo đảm lợi ích kinh tế cụ thể và hợp tác để định ra các luật chơi chung. Để thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại toàn cầu, Mỹ cần sự hợp tác và ủng hộ mạnh mẽ của châu Âu. Khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu 2008 càng thúc đẩy xu hƣớng hợp tác giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt giữa Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế mới nổi BRIC để đối phó với hậu quả của khủng hoảng và ngăn chặn suy thoái toàn cầu.

Tƣ duy của chủ nghĩa tự do cũng có biểu hiện rõ nét trong việc xác định tầm quan trọng của châu Âu trong chiến lƣợc của Mỹ. Duy trì và phổ biến những giá trị của phƣơng Tây về dân chủ, nhân quyền, kinh tế thị trƣờng, xã hội dân sự ở châu Âu là thành tố quan trọng trong chiến lƣợc châu Âu của Mỹ, đặc biệt thông qua việc mở rộng EU và NATO. Mỹ cho rằng những nƣớc cổ súy hệ giá trị về kinh tế, chính trị kiểu Mỹ là những đồng minh tự nhiên của Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế mà quan hệ Mỹ - Anh là một ví dụ điển hình. Mỹ đặc biệt quan tâm và theo đuổi mục tiêu này ở các nƣớc Trung Đông Âu, các nƣớc cộng hòa thuộc Liên Xô nhƣ Ukraine, Belarus v.v.. Chiến lƣợc An ninh Quốc gia của Mỹ khẳng định “cải cách dân chủ và kinh tế của các nƣớc cộng hòa mới độc lập (NIS) có tầm quan trọng đối với lợi ích của Mỹ.” [6; tr.58] Đây là lợi ích chính trị hết sức quan trọng đối với Mỹ bởi quá trình cải cách dân chủ và kinh tế ở những nƣớc này cũng chính là quá trình mở rộng ảnh hƣởng của Mỹ trong không

gian hậu Xô Viết, thiết lập vai trò lãnh đạo ở đây và từ đó ngăn ngừa nguy cơ quay trở lại của chế độ cộng sản, cũng nhƣ nguy cơ xuất hiện nạn diệt chủng, quốc gia phi dân chủ ở châu Âu, đe dọa sự ổn định khu vực.

Henri Kissinger cho rằng có 3 cách tiếp cận khác biệt của 3 thế hệ khác nhau ảnh hƣởng đến tƣ duy chính sách đối ngoại của Mỹ. Thế hệ của những cựu chiến binh thời kỳ Chiến tranh lạnhnhìn thế giới với lăng kính của chủ nghĩa hiện thực mà cân bằng quyền lực là khái niệm chủ đạo và đối phó với những mối đe doạ tiềm tàng là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ. Thế hệ của những ngƣời phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt nam mà Clinton là đại diện, tiếp cận thế giới với lăng kính của chủ nghĩa tự do. Thế giới quan của thế hệ sau Chiến tranh lạnhthiên về chủ nghĩa toàn cầu kinh tế mà việc theo đuổi những lợi ích kinh tế của Mỹ tất yếu sẽ dẫn đến hoà bình và dân chủ trên thế giới [152].

Sự giao thoa giữa tƣ tƣởng hiện thực và tự do thể hiện rõ nét trong cuốn sách nổi tiếng Bàn cờ lớn (Grand chesboard). Nhà hiện thực Zrigniew Brzezinski

nêu bật vai trò then chốt của các đồng minh của Mỹ ở châu Âu đối với việc bảo vệ hay thúc đẩy các giá trị dân chủ và quyền con ngƣời ở Trung Đông Âu cần phải có sự tham gia trực tiếp của EU và khẳng định “khi các nƣớc đồng minh châu Âu còn phụ thuộc nhiều vào sự bảo hộ của Mỹ về an ninh, thì bất kỳ sự mở rộng nào phạm vi của châu Âu cũng tức khắc trở thành một sự mở rộng phạm vi ảnh hƣởng trực tiếp của Mỹ.” [73; tr.68] Đồng thời, ông cũng nêu: “châu Âu cũng có thể sử dụng nhƣ tấm ván bật làm đà để mở rộng dân chủ, từng bƣớc vào sâu trong lục địa Âu - Á” [73; tr.67] Sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh EU là một minh chứng rõ nét.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 37)