Thập kỷ đầu thế kỷ XXI chứng kiến những chuyển biến chính trị xã hội mạnh mẽ ở châu Âu. Bức tranh khu vực châu Âu đầu thế kỷ XXI nổi lên năm đặc điểm lớn:
Thứ nhất, các cuộc cách mạng màu đƣợc sự hậu thuẫn của Mỹ và phƣơng Tây tạo ra sự bất ổn về an ninh, chính trị ở một số quốc gia Đông Âu và Trung Á, trong đó điển hình là "Cách mạng hoa hồng" ở Georgia (năm 2003), "Cách mạng cam" ở Ukraine (năm 2004), "Cách mạng hoa Tulip" ở Kyrgyzstan (năm 2005). Các cuộc "cách mạng màu", ở phần lớn các trƣờng hợp, là giai đoạn chót của quá trình "diễn biến hòa bình", trong đó Mỹ và phƣơng Tây thông qua các "công cụ mềm" nhƣ kinh tế, ngoại giao, văn hóa, tôn giáo và sau đó là chính trị, tác động đến nƣớc "đối tƣợng", tạo ra một môi trƣờng thuận lợi để tiếp tục gây ảnh hƣởng sâu rộng, tuyên truyền các giá trị của mình; nỗ lực liên tục thông qua các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nhằm tác động đến nhận thức và hành vi của dân chúng, đồng thời tạo tâm lý hoài nghi và chống đối đối với chính quyền hiện hành. Xác định và bồi dƣỡng thủ lĩnh, tạo dựng "ngọn cờ" để tập hợp lực lƣợng, chọn thời cơ đột phá, phát động "cách mạng đƣờng phố" là những phƣơng thức tinh vi đƣợc sử dụng. Bên ngoài, các thế lực ủng hộ phe đối lập, gây ảnh hƣởng tối đa lên nƣớc "đối tƣợng" bằng những tuyên bố, phát biểu, hứa hẹn. Bên trong, các cuộc biểu tình đƣợc phát động triền miên, gây nên một tình trạng mất ổn định xã hội. Nếu tất cả những hoạt động này không mang lại thắng lợi trong bầu cử, thì phe đối lập phủ nhận kết quả bầu cử và bầu cử lại. Trong các cuộc bầu cử lại ở Kyrgyzstan hoặc Ukraine, phe đối lập đã lật ngƣợc đƣợc
thế cờ và giành chính quyền qua bầu cử. Trƣờng hợp thất bại trong lần bầu cử lại, phe đối lập dùng bạo lực đƣờng phố để cƣớp chính quyền [52].
Thứ hai, tranh chấp lãnh thổ, tranh giành ảnh hƣởng tại khu vực diễn ra quyết liệt, thậm chí dẫn đến chiến tranh giữa các quốc gia nhƣ cuộc chiến giữa Nga và Georgia vào tháng 8/2008. Cuộc chiến chỉ kéo dài trong 5 ngày nhƣng đã tác động to lớn đối với cục diện an ninh mới của châu Âu. Cuộc chiến đã làm Georgia mất 20% lãnh thổ, nợ phƣơng Tây 4,5 tỷ USD…và mang lại cho Nga thắng lợi đáng kể: Nga đạt mục tiêu cơ bản là chặn đƣợc làn sóng mở rộng sang phía Đông của NATO; chấm dứt ý định của Georgia gia nhập NATO trong tƣơng lai gần; đƣa Abkhazia và Nam Ossetia nhập vào khu vực ảnh hƣởng của Nga. Ngoài ra, các nƣớc láng giềng thân cận khác của Nga thuộc Liên Xô, trƣớc hết là Trung Á, đã nhận đƣợc thông điệp mạnh mẽ hơn của Nga [43].
Thứ ba, lực lƣợng cực hữu có tƣ tƣởng dân tộc cực đoan, bài ngoại, chống hội nhập EU, chống nhập cƣ... phục hồi mạnh mẽ, giành đƣợc ủng hộ khá cao của bộ phận cử tri vốn bất bình với chính sách của chính phủ liên quan đến các vấn đề phúc lợi xã hội, nhập cƣ.... Đáng chú ý là Đảng Mặt trận quốc gia của Jean Marie Le Pen tại Pháp, Đảng True Fins tại Phần Lan, Đảng Tự do tại Hà Lan, Đảng Nhân dân tại Đan Mạch, Đảng Dân chủ tại Thụy Điển, Đảng Phong trào công dân Geneva tại Thụy Sĩ... Tại khu vực Trung Đông Âu, các lực lƣợng chính trị mới bao gồm các đảng dân túy, đảng cực hữu, đảng xanh chiếm đƣợc sự ủng hộ ngày càng tăng của ngƣời dân khu vực Trung Đông Âu (khoảng 10% phiếu bầu); các đảng cực hữu của Rumani, Bungari, Látvia cũng có mặt tại Nghị viện Châu Âu. Xu thế này cho thấy các mâu thuẫn về chủng tộc, tôn giáo, phân biệt giàu nghèo ngày càng gia tăng tại khu vực.
Thứ tư, bƣớc vào thế kỷ XXI, tính chất các vấn đề an ninh tại châu Âu cũng có nhiều thay đổi. Khác với thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnhkhi đối phó với tình hình bất ổn tại Balkans, Trung Đông Âu, với các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo,
lãnh thổ gay gắt, là thách thức an ninh lớn nhất của châu Âu và nhiệm vụ ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng là trọng tâm, Hội nghị Thƣợng đỉnh năm 1999 của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã đánh giá "khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, tội phạm có tổ chức và buôn bán ma tuý là những thách thức an ninh ngày càng nghiêm trọng". Năm 2003, OSCE công bố Chiến lƣợc đấu tranh chống lại các mối đe dọa đối với an ninh và ổn định trong thế kỷ XXI nhấn mạnh các thách thức an ninh lớn nhất gồm “chủ nghĩa khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tích luỹ quá mức và phát tán không kiểm soát các loại súng nhỏ, vũ khí nhẹ, vi phạm nhân quyền, tình trạng suy thoái kinh tế, xã hội và di cƣ bất hợp pháp”. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, nguy cơ khủng bố tại châu Âu gia tăng rõ rệt, điển hình là các vụ khủng bố bắt cóc con tin ở Beslan, Nga năm 2004; khủng bố đánh vào hệ thống giao thông ở Madrid năm 2004; London năm 2005, Moscow năm 2010... Ngoài ra, các thách thức khác nhƣ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh năng lƣợng… cũng đang nổi lên, đe dọa an ninh khu vực và toàn cầu. Cuộc chiến khí đốt giữa Nga với Ukraine tháng 1/2009 và giữa Nga với Belarus vào tháng 6/2010 cho thấy, an ninh năng lƣợng là thách thức không nhỏ đối với hòa bình và ổn định ở khu vực châu Âu.
Thứ năm là vai trò và hạn chế của các cơ chế hợp tác an ninh tại châu Âu.
Các thể chế và cơ chế có vai trò quan trọng trong ngăn chặn xung đột ở châu Âu bao gồm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng(NATO). Trên nguyên tắc, các tổ chức này có tính chất bổ trợ cho nhau. OSCE là tổ chức lớn nhất, bao gồm hơn 55 nƣớc với trọng tâm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lòng tin. EU thiên về hợp tác kinh tế và NATO thiên về quân sự. Tuy nhiên, giữa các tổ chức này còn nhiều sự chồng lấn và thực tế diễn biến tình hình an ninh tại châu Âu bộc lộ rõ những hạn chế của các cơ chế này. CSCE/OSCE là một thiết chế lỏng lẻo, các cam kết hợp tác là những tuyên bố chính trị, không có tính pháp lý và OSCE
không có chế tài đối với các trƣờng hợp vi phạm các nguyên tắc chung. Cuộc chiến Kosovo 1999 là sự kiện mang tính bƣớc ngoặt, cho thấy OSCE không những không đủ khả năng ngăn ngừa và giải quyết cuộc xung đột, mà còn bị NATO sử dụng nhƣ một công cụ để phát động chiến tranh. Đồng thời, Nga ngày càng coi OSCE là phƣơng tiện để phƣơng Tây can thiệp vào khu vực ảnh hƣởng của Nga, nhất là thông qua các hoạt động giám sát bầu cử và bảo vệ nhân quyền. Phát biểu năm 2000, Ngoại trƣởng Nga tuyên bố: “xu hƣớng OSCE tập trung vào các vấn đề nhân đạo và nhân quyền tại Đông Âu là một mối lo ngại đối với chúng tôi và OSCE tự xây bức tƣờng chia rẽ các thành viên thành các nƣớc NATO, EU và các nƣớc còn lại – NATO giải quyết các vấn đề an ninh, EU các vấn đề kinh tế, và OSCE thực hiện việc phổ biến giá trị của 2 tổ chức này tại các nƣớc còn lại” [187]. Đối với EU, OSCE có vai trò hạn chế vì các nƣớc này coi trọng hợp tác an ninh trong khuôn khổ G8, NATO hơn là với OSCE. Chính vì vậy, vai trò an ninh của OSCE ngày càng trở nên mờ nhạt và có phần bị NATO và EU lấn át.
Thứ sáu là tiến trình mở rộng và nhất thể hóa của EU. Kể từ sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc cho đến những năm cuối của thập kỷ đầu thế kỷ XXI, EU đã không ngừng mở rộng cả về chiều rộng và phát triển về chiều sâu với tiến trình nhất thể hóa châu Âu phát triển mạnh mẽ đƣợc đánh dấu bằng một loạt các Hiệp ƣớc quan trọng và các đợt mở rộng EU năm 1994, 2004 và 2007. Đợt mở rộng năm 2004 và 2007 có ý nghĩa hết sức quan trọng vì sau 47 năm tồn tại, đây lần đầu tiên EU kết nạp cùng một lúc 10 thành viên mới. Với quy mô mở rộng lớn đợt này, dân số EU tăng vọt lên 455 triệu (tăng thêm 75 triệu), diện tích đất cũng tăng thêm 1/4 so với trƣớc đây. Đặc biệt, với Hiệp ƣớc Lisbon năm 2009, EU đã trở thành một chủ thể có tƣ cách pháp nhân. Kể từ ngày Hiệp ƣớc Lisbon có hiệu lực (1/12/2009), EU thay thế và thừa kế tƣ cách pháp nhân (với đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ pháp lý) từ Cộng đồng châu Âu 9. EU đã trở thành một chủ thể có đầy đủ năng lực pháp lý, đƣợc đàm phán, ký kết, tham gia các điều ƣớc quốc tế, cho phép EU hoạt động hiệu quả và nhất quán hơn.