Có thể thấy một số nét điều chỉnh đáng chú ý trong Chiến lƣợc an ninh Quốc gia mới của Mỹ.
Thứ nhất, Chiến lƣợc an ninh quốc gia mới của Mỹ phản ánh rất rõ sự tái nhận thức, hay xác định lại thứ tự ƣu tiên các mối đe doạ đối với nƣớc Mỹ. Nếu trƣớc 11/9, mối đe doạ từ những đối thủ tiềm tàng nhƣ Trung Quốc và Nga ở vị trí hàng đầu, thì chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe doạ hàng đầu. Hơn nữa, dƣờng nhƣ lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc, chính quyền Bush lại tìm đƣợc một mối đe doạ hiện hữu, rõ ràng để trở thành tiêu điểm của chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ sau một thời gian chuyển tiếp sau Chiến tranh lạnhkhi mối đe doạ “cộng sản không còn”. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số 1 của nƣớc Mỹ, và nƣớc Mỹ sẽ chiến đấu trong một thời gian không hạn định, trên phạm vi toàn cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố8. Cùng với sự nhận thức lại về mối đe doạ là sự thay đổi ƣu tiên trong chƣơng trình nghị sự đối
ngoại. Chiến lƣợc An ninh quốc gia mới của chính quyền Bush cho thấy rõ cuộc chiến chống khủng bố trở thành ƣu tiên hàng đầu, thành chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách cũng nhƣ quan hệ đối ngoại của Mỹ.
Thứ hai, các nƣớc “bất trị” cũng đƣợc “nâng cấp” về thứ bậc trong đánh giá về những mối đe doạ đối với lợi ích của Mỹ. Mối đe doạ về khả năng những nƣớc này phát triển vũ khí giết ngƣời hàng loạt (WMD) đƣợc đặt trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ không chỉ lo ngại khả năng chính các nƣớc bất trị sử dụng những loại vũ khí WMD chống lại Mỹ mà lo ngại các tổ chức khủng bố đƣợc sự hỗ trợ của những nƣớc thù địch với Mỹ, có các loại vũ khí sinh học, hoá học và thậm chí hạt nhân. Bởi vậy, chủ nghĩa khủng bố và các nƣớc “bất trị” trở thành hai mối đe doạ lớn nhất trƣớc mắt đối với nƣớc Mỹ. Lần đầu tiên, một định nghĩa đầy đủ nhất về các nƣớc “bất trị” đƣợc đƣa ra trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ.
Thứ ba, Học thuyết đánh đòn phủ đầu lần đầu tiên đƣợc chính thức đƣa vào Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ. Thực chất đây không phải là một khái niệm hoàn toàn mới. Mỹ đã từng tấn công nhằm mục đích phòng ngừa trƣớc đây nhƣ việc chính quyền Reagan can thiệp quân sự vào Grenada năm 1983 nhằm “bảo vệ công dân Mỹ” nhƣng thực chất là để thay đổi chế độ sau một cuộc đảo chính đƣa cánh tả lên cầm quyền ở Grenada. Chính quyền Clinton phần nào cũng coi việc dùng tên lửa tấn công Sudan và Afghanistan năm 1998 là nhằm trừng trị và ngăn chặn khủng bố. Điểm khác biệt là lần đầu tiên, khái niệm tấn công phòng ngừa chính thức trở thành một khái niệm trung tâm, một học thuyết đối ngoại cơ bản của nƣớc Mỹ.
Do chủ nghĩa hiện thực chính trị chi phối tƣ duy đối ngoại của chính quyền Bush, chủ nghĩa quốc tế mới với đặc thù Mỹ của chính quyền Bush là can dự vào các công việc quốc tế từ ƣu thế sức mạnh để đảm bảo lợi ích của nƣớc Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của chính quyền Bush cho rằng “Kẻ mạnh làm những
gì mà họ có lực để làm và kẻ yếu chấp nhận những gì họ phải chấp nhận”[59; tr.402], nhƣ lời nhà sử học cổ đại Hy Lạp Thucydides.