Đối với quan hệ Nga Mỹ

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 130)

Kể từ khi Chiến tranh lạnhkết thúc, quan hệ giữa Mỹ, siêu cƣờng duy nhất còn lại, với nƣớc Nga, chủ thể kế thừa Liên Xô, đã trải qua không ít thăng trầm. Mặc dù không còn là kẻ thù, hai nƣớc vẫn chƣa trở thành bạn bè. Quan hệ Mỹ- Nga dƣới chính quyền Clinton căng thẳng xung quanh các vấn đề nhƣ mở rộng NATO, Kosovo và phòng thủ tên lửa. Dƣới chính quyền Bush, sau một thời kỳ nồng ấm ngắn ngủi sau sự kiện 11/9/2001, quan hệ Mỹ-Nga lại bƣớc vào thời kỳ khó khăn với đỉnh điểm là xung đột quân sự Nga-Georgia (8/2008), va chạm chiến lƣợc gián tiếp đầu tiên giữa Nga và Mỹ kể từ sau chiến tranh lạnh. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ với chiến thắng của Tổng thống Barack Obama đã trở thành tác nhân quan trọng nhất dẫn đến những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Nga. Với mục tiêu hàn gắn quan hệ Mỹ-Nga, chính quyền Obama khởi xƣớng chính sách “khởi động lại" (reset) quan hệ hai nƣớc. Tuy nhiên, những dấu hiệu nồng ấm đã sớm chấm dứt với khủng hoảng Ukraine. Có thể nói, triển khai chiến lƣợc châu Âu của Mỹ tác động đáng kể đến quan hệ giữa Nga và Mỹ, đặc biệt làm bộc lộ rõ những yếu tố khác biệt lợi ích chiến lƣợc giữa hai bên.

Một là, sự khác biệt về lợi ích chiến lƣợc giữa Nga và Mỹ. Trong lĩnh vực an ninh chiến lƣợc, Mỹ chủ trƣơng duy trì vai trò lãnh đạo thế giới, ngăn không cho một nƣớc hoặc một nhóm nƣớc nào nổi lên thách thức vị trí của Mỹ. Kiềm chế Nga vẫn luôn là một mục tiêu chiến lƣợc sâu xa và dài hạn của Mỹ. Chính vì vậy, giữa Nga và Mỹ vẫn tồn tại sự nghi kỵ, không tin cậy lẫn nhau. Đây chính là giới hạn đối với sự hợp tác chiến lƣợc giữa hai nƣớc. Sự va chạm lợi ích sẽ gia tăng cùng với quá trình nƣớc Nga khôi phục địa vị cƣờng quốc, chủ động và quyết đoán hơn trong bảo vệ lợi ích của mình. Sự nghi kỵ đối với nƣớc Nga thể

hiện ngay chính trong phát biểu của Obama, tác giả của chính sách "khởi động lại" quan hệ với Nga: " Điều quan trọng chúng ta cần hiểu là họ (nƣớc Nga) không phải là Liên Xô, tuy nhiên họ vẫn có những cơn bốc đồng dân tộc chủ nghĩa mà tôi nghĩ rất nguy hiểm""[196].

Hai là, cạnh tranh ảnh hƣởng ở khu vực "hậu Xô- viết". Mỹ và phƣơng Tây sẽ không từ bỏ mục tiêu mở rộng ảnh hƣởng của mình tại không gian hậu Xô - Viết thông qua chiến dịch Đông tiến của NATO và EU nhằm thu hẹp phạm vi ảnh hƣởng của Nga. Mỹ cho rằng để đối phó với những thách thức an ninh trong một thế giới bất ổn, NATO cần duy trì ƣu thế sức mạnh quân sự áp đảo đối với bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào trên thế giới, sẵn sàng tiến công phủ đầu để thực hiện “quyền tự vệ”, biến NATO do Mỹ đứng đầu thành một tổ chức quân sự chiếm ƣu thế ở châu Âu, đồng thời “toàn cầu hoá” NATO bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới và phổ biến ảnh hƣởng ra bên ngoài khu vực. Khái niệm Chiến lƣợc mới của NATO đƣợc thông qua tại Hội nghị Lisbon, Bồ Đào Nha vào tháng 11/2010 đã khẳng định chính sách "mở cửa" (Open door) đối với các nƣớc châu Âu, để mở khả năng những nƣớc còn lại ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dƣơnggia nhập NATO trong tƣơng lai. Việc Mỹ gác lại vấn đề kết nạp Gruzia, Ukraine vào NATO chỉ là bƣớc đi có tính chiến thuật. Về lâu dài, Mỹ tiếp tục củng cố liên minh đối tác chiến lƣợc với Gruzia, thúc đẩy quan hệ với Ukraine ngay cả dƣới chính quyền thân Nga của Tổng thống Ianukovich. Trong khi đó, Nga coi đây là khu vực ảnh hƣởng truyền thống, gắn bó chặt chẽ đối với an ninh của Nga, coi đây là vùng "lợi ích đặc quyền" và là "ƣu tiên chính sách đối ngoại của Nga" nhƣ thể hiện trong Học thuyết đối ngoại của Nga năm 2008. Tóm lại, ý tƣởng về một cuộc mặc cả lớn - theo đó Washington chấp nhận để Moscow chi phối các nƣớc cộng hòa Xô - Viết cũ để đổi lấy sự ủng hộ đối với chính sách của Mỹ và phƣơng Tây ở Trung Đông và những khu vực khác là ảo tƣởng"[256].

Ba là, vấn đề lá chắn tên lửa, vốn là nguồn gốc mâu thuẫn chủ yếu trong quan hệ Mỹ-Nga trong những năm gần đây, tuy phần nào đã đƣợc hóa giải nhƣng chƣa triệt để và có khả năng quay trở lại gây phức tạp cho quan hệ Nga- Mỹ. Kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu bao gồm 4 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1 (hoàn thành vào năm 2011): bố trí tại châu Âu các hệ thống phòng thủ tên lửa đã đƣợc chế tạo và thử nghiệm bao gồm hệ thống tên lửa bố trí trên biển Aegis, tên lửa đánh chặn Standard Missile - 3 (SM-3, Block-IA), hệ thống ra đa cơ động trên biển AN/TPY-2 để đánh trả lại các vụ phóng tên lửa đạn đạo trong khu vực đe dọa châu Âu. (ii) Giai đoạn 2 (hoàn thành năm 2015): bố trí tên lửa đánh chặn SM-3 mạnh hơn (Block IB) trên biển và trên đất liền, hệ thống cảm biến đƣợc hoàn thiện hơn để mở rộng khu vực đƣợc bảo vệ khỏi mối đe dọa từ tên lửa tầm trung và ngắn; (iii) Giai đoạn 3 (hoàn thành vào năm 2018): chế tạo, thử nghiệm và bố trí hệ thống SM-3 đã đƣợc hoàn thiện (Block IIA) có thể đối phó với các vụ phóng tên lửa tầm trung và ngắn; (iv) Giai đoạn 4

(hoàn thành vào năm 2020): bố trí hệ thống SM-3 (Block- IIB) có khả năng đáp trả các vụ phóng tên lửa tầm trung và tầm xa và các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chống Mỹ có khả năng xảy ra trong tƣơng lai.

Mỹ khẳng định hệ thống tên lửa đánh chặn mới với các đầu đạn hạt nhân riêng rẽ và mạng lƣới ra đa sẽ không cần đến trạm ra đa lớn tại Czech, cũng nhƣ 10 lá chắn tên lửa tại Ba Lan nhƣ dự kiến bố trí trƣớc đây. Cho đến khi bố trí đƣợc hệ thống tên lửa đánh chặn trên đất liền (năm 2015) tàu chiến mang tên lửa đánh chặn của Mỹ sẽ tuần tiễu dọc bờ biển châu Âu. Việc Mỹ triển khai những thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa tại Rumani (3/5/2011), triển khai máy bay chiến đấu F-16 tại Ba Lan (27-28/5/2011) đã đặt quan hệ Mỹ-Nga trƣớc một thử thách mới.

Bốn là, quan điểm của hai bên còn nhiều khác biệt về tƣơng lai của Nam Ossetia và Abkhazia cũng nhƣ vấn đề công nhận độc lập của Kosovo. Thực chất, việc các nƣớc phƣơng Tây công nhận Kosovo đã tạo tiền lệ để Nga biện minh

cho quyết định công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhadia. Việc Nga nhanh chóng công nhận độc lập cho hai vùng đất không lâu sau cuộc xung đột quân sự Nga - Georgia thể hiện rõ nét sự chuyển biến trong chính sách của Nga, từ trạng thái bị động đối phó với "sự lấn lƣớt" của Mỹ và NATO sang thế chủ động thách thức sức mạnh Mỹ và phƣơng Tây ở khu vực. Đây cũng là sự răn đe trực tiếp đối với chính sách thân Mỹ và phƣơng Tây của một số nƣớc cộng hoà thuộc Liên Xô, khẳng định vai trò cƣờng quốc của Nga ở khu vực nƣớc Nga có "lợi ích đặc quyền". Cho dù tạm lắng trong thời gian gần đây, vấn đề tranh giành ảnh hƣởng ở khu vực tiếp tục là nguồn gốc sâu xa gây mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ-Nga.

Năm là, sự khác biệt về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là các vấn đề Iran, Triều Tiên, Libya và Trung Đông. Mặc dù thỏa hiệp trong chủ trƣơng “trừng phạt” CHDCND Triều Tiên và Iran về chƣơng trình hạt nhân của hai nƣớc này, nhƣng Mỹ và Nga vẫn mâu thuẫn trong việc việc tìm ra phƣơng thức trừng phạt. Trong khi Nga chủ trƣơng cấm vận đối với CHDCND Triều Tiên và Iran chỉ là để đƣa các nƣớc đó quay trở lại với các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho chƣơng trình hạt nhân của họ, thì Mỹ lại có những hành động “dồn họ vào chân tƣờng”. Đối với Libya, mặc dù bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 cho phép Pháp, Anh và Mỹ không kích Libya, Nga đã dần thể hiện không ủng hộ đối với chiến dịch quân sự của Phƣơng Tây nhằm loại bỏ Tổng thống Ghadafi. Trong khi Mỹ và phƣơng Tây tìm cách gây sức ép hoặc can thiệp bằng cách này cách khác vào tình hình xáo trộn hiện nay ở một số nƣớc Trung Đông-Bắc Phi, thì Nga tỏ ra không đồng tình, thậm chí tuyên bố không cho phép có thêm một Nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an về Syria tƣơng tự nhƣ Nghị quyết về Libya.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)